21/7/12

Chứng cứ xác thực về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa


Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc

Duy Minh

Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam. Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.
Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm. Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”. Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này.
Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung đại ý rằng từ đời xưa người Hán đã có các tấm bản đồ nhưng không được rõ ràng, chính xác và không rõ ngọn nguồn. Đến đời Khang Hy thứ 47 Thánh tổ nhân hoàng đế đã sai phái 2 giáo sỹ người nước ngoài làm ra tấm “Vạn lý thành đồ” trong vòng hơn 1 năm. Sau khi các tỉnh đã duyệt quy mô như đã định trên bản đồ, đến năm Tân Mão đời Khang Hy thứ 50 các giáo sỹ đã tập trung ở Kinh đô cùng nhau vẽ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” gồm 13 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có nói rõ “Chỗ nào bị tàn khuyết thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì sửa lại cho đúng, khiến cho nó được rõ ràng như trong lòng bàn tay…”.
Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.
Ngược về quá khứ, có thể thấy Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay). Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… lànhững địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu.
Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà thuộc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội, “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được ấn hành vào năm 1905 và tái bản năm 1910. Trước đó trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”…chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh. Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Vì vậy ông sẵn sàng hiến tặng tài liệu quý này cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm để phục vụ vào mục đích chung.
D. M.

18/7/12

HỘI THẢO KHOA HỌC CHÍNH TRỊ


THÔNG BÁO Về Kế hoạch tổ chức Hội thảo Khoa học

 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
   -----&-----
Số:   156          /TB-TCTHà Nội, ngày 10   tháng   7   năm 2012
 
THÔNG BÁO
Về Kế hoạch tổ chức Hội thảo Khoa học
Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: Bối cảnh thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
 
Mục đích Hội thảo: Góp phần nghiên cứu những biến đổi, những đặc điểm và xu hướng phát triển mới của thế giới hiện nay để từ đó nêu bật những vấn đề đặt ra đối với tiến trình phát triển của Việt Nam.
 
Đối tượng tham gia Hội thảo (về phía Trung tâm): Các nhà khoa học, các giảng viên, các học viên cao học và nghiên cứu sinh đang công tác và học tập tại Trung tâm.
 
Thể thức viết bài: Bài viết khoảng 8-10 trang giấy khổ A4, lề trên: 2.5cm, lề dưới: 2.5cm, lề trái: 3.5cm, lề phải: 2.0cm; Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 13, dãn dòng: 1,5lines.
 
Thời gian nộp bài: trước ngày 25 tháng 8 năm 2012
 
Nơi nhận bài: Tác giả gửi file bài viết tham gia Hội thảo theo địa chỉ email: nhatpc2010@gmail.com hoặc bản đánh máy (kèm theo thẻ nhớ USB) về: Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Tầng 1, nhà G7, số 144 Đường Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Hà Nội; Điện thoại: 04.7548553.
 
Thời gian tổ chức Hội thảo dự kiến: 08h00-11h30, Ngày 11 (Thứ Ba) Tháng 9 năm 2012.
 
Địa điểm tổ chức Hội thảo: Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị, Tầng 1-Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
 
Ban Tổ chức hội thảo:
                                        - GS. TS. Vũ Văn Hiền          -   Trưởng ban
                                                   - PGS.TS. Phí Mạnh Hồng    -   Phó trưởng ban
                                                   - PGS.TS. Phạm Công Nhất   -  Thư ký
                                                   - PGS.TS. Trần Kim Đỉnh       -   Uỷ viên
                                                   - TS. Đoàn Thị Minh Oanh     -   Uỷ viên                                             
                                                   - TS. Nguyễn Thị Mai Hoa      -   Uỷ viên
                                                   - TS. Nguyễn Mạnh Hùng        - Ủy viên
 
 Trung tâm xin trân trọng thông báo./.
                                                                             GIÁM ĐỐC

9/7/12

BI KỊCH LỚN NHẤT LÀ KHÔNG ĐỂ CON TRỞ THÀNH CHÍNH NÓ


Bi kịch lớn nhất là không để con trở thành chính nó!
Người ta cứ nói thời hiện đại, cha mẹ quá bận rộn không quan tâm đến con cái, nên con mới hư hỏng, thật ra không phải. Cha và con là hai thế hệ luôn luôn mâu thuẫn nhau, đó là mâu thuẫn ngàn đời, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.

Trên một ngôi chùa cổ ở Nha Trang có khắc dòng chữ của Phật tổ Như Lai: “Con ta không phải của ta, cũng không phải của nó, mà là của nhân duyên”. Đôi khi sự khác nhau cũng là giống nhau, cha là âm bản, con lại là dương bản. Bi kịch lớn nhất của những bậc làm cha, làm mẹ là luôn muốn giáo dục con trở thành mình, chứ không phải giúp con trở thành chính nó. Những gì đời mình không thực hiện được thì lại bắt con thực hiện cho bằng được. Mình thích đá bóng phải rèn luyện con thành cầu thủ, thích làm thơ bắt con thành nhà thơ… đó là tham sân si, biến con trở thành vật sở hữu của mình.

Khác với loài vật, tình thương con là vĩnh viễn trong mỗi bậc làm cha, làm mẹ, nhưng phải từ bỏ tham sân si, và giáo dục cho con trở thành nó, nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là mâu thuẫn lớn nhất xã hội. Tục ngữ mới bây giờ có câu: “Chữ hiếu cho tròn, đạo làm con phải méo”, “Sống không bầy đàn, chết không cần nối dõi”… Con có sự nghiệp của nó, mình chỉ trợ duyên thôi. Các tỉ phú phương Tây thường chỉ để một phần tiền bạc cho con, còn lại đóng góp cho xã hội, còn người Việt mình thường để hết cho con, rồi sau đó lại trách con hư, thực ra là trách nhầm. Con cái rất kỵ khi phải sống bằng đồng tiền của cha mẹ. Tôi nghĩ dạy con chủ yếu bằng tấm gương, không nói bằng lời. Con cái rất ghét nói bằng lời, càng dị ứng với câu “tiền bạc để hết cho con”, đừng tưởng đó là động viên lớn nhất. Nhiều cha con xa nhau chính vì câu nói đó. Người cha phải chịu trách nhiệm vì sao con hư, đừng trách lớp sau. Khi tôi nghe tin con trai sinh cháu, chợt nghĩ, thế là ta có “kẻ báo thù rồi!” Mấy đứa cháu nó cũng hành con tôi ghê lắm. Luật nhân quả luân hồi, luật trời đất mà. Hiểu đạo rồi thì lòng dạ thảnh thơi, cố gắng tự giải quyết những vấn đề của riêng mình, đâu còn gì để buồn nữa.

Con có nghiệp riêng của nó, và mình chỉ là một phần của nhân duyên ấy thôi. Con hơn cha là nhà có phúc. “Con ta không phải của ta/ Tai hoạ của nó mới là của ta”. Cuộc đời nước mắt chảy xuôi, cha mẹ sinh con, trời sinh tính, chỉ nương theo trời, không thể chống trời, chống lại luật nhân quả, theo tôi, đó là tư duy một người cha hiện đại.
-----o0o-----

HÃY HỌC TỪ QUÁ KHỨ SỐNG CHO HIỆN TẠI VÀ HY VỌNG CHO TƯƠNG LAI !



LEARN FROM YESTERDAY
LIVE FOR TODAY
AND HOPE FOR TOMORROW !


FRIEND là gì ?
Đó là :
                                                                                                     F- few: vài
R- relations: mối quan hệ
                                                                                                     I- in: trong
                                                                                                     E- earth: trái đất
N- never: không bao giờ
                                                                                                     D- die: chết

Không ai sinh ra là hạnh phúc ngay, nhưng chúng ta đều được sinh ra với khả năng tạo hạnh phúc.

Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống :
Nhìn lại đàng sau & có kinh nghiệm !
Nhìn đàng trước & thấy hy vọng !
Nhìn xung quanh & tìm ra thực tại !
Nhìn bên trong & tìm thấy chính mình !

Tại sao lại cằn nhằn ai đó trong đời mình:
Người tốt mang Hạnh Phúc cho ta...
Người xấu cho ta Kinh Nghiệm...
Người tệ nhất thì cho ta một Bài Học...

Cách hay nhất trong cuộc sống là
hãy lắng nghe mọi người và học nơi mọi người,
vì không ai là biết tất cả và mỗi người chỉ biết một điều gì đó.

Người bạn là người biết ta rất tường tận, am hiểu gốc gác ta, chấp nhận chỗ đứng của ta và vẫn dịu dàng để cho ta tiến tới.


Khi ta tìm một người bạn,
đừng đặt tiêu chuẩn hoàn hảo mà chỉ nên tìm một tình bạn
.

Những lời nhân từ, tử tế có thể ngắn và dễ nói,
song âm vang của chúng thật còn mãi
.

Chạy trốn một vấn đề khó chỉ làm cho việc giải quyết
lùi xa thêm mà thôi ! Cách dễ nhất để thoát khỏi vấn đề khó là giải quyết nó.



« Mệt »
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt.
Ðơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt.
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt.
Chung tình không mệt, đa tình mới mệt.
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Ðược mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt không phải mệt, tâm can mệt mới là mệt.
Người viết bài này không mệt,
Người chuyển tiếp bài này không mệt,
Người đọc bài này mới mệt...
Cho nên... mới xem tựa bài đã thấy... «Mệt » !...

CUỘC SỐNG TUYỆT VỜI !


CUỘC SỐNG TUYỆT VỜI !


   

Người hạnh phúc nhất
không hẳn là người có được những thứ tốt nhất;
mà chỉ là người biết tận dụng tất cả những gì đến với họ.
Hạnh phúc sẽ đến với những ai từng rơi lệ,
từng tổn thương, từng tìm kiếm, và từng cố gắng;
bởi chỉ có họ mới có thể hiểu được tầm quan trọng
của những người đã từng chạm vào cuộc đời họ.
  



Không có thứ ta muốn,
Cũng không muốn thứ ta có,
Không có thứ ta thích,
Cũng không thích thứ ta có.
Thế nhưng ta vẫn sống và yêu.
Đó là cuộc sống...!
  
  

Bạn tốt nhất là người mà bạn có thể cùng ngồi đung đưa trước hiên nhà,
không nói lời nào cả, vậy mà khi rời khỏi,
bạn vẫn cảm giác như đó là cuộc trò chuyện thú vị nhất mà bạn từng có.
   


Ta thường chẳng biết mình có gì cho đến khi đánh mất chúng,
và cũng chẳng biết mình thiếu gì cho đến khi chúng đến.
  
  

Trao ai hết tình yêu thương của bạn không có nghĩa rằng
chắc chắn họ cũng sẽ thương yêu bạn!
Đừng trông đợi tình yêu như một sự đáp trả!
Hãy chỉ đợi cho nó lớn lên trong tim họ!
Nhưng nếu không được như vậy, thì hãy vui vì nó đã lớn lên trong tim bạn.

  
Có khi chỉ mất một phút để phải lòng ai đó,
một giờ để bắt đầu cảm thấy thích,
và một ngày để bắt đầu yêu,
Nhưng lại phải mất một đời để có thể quên được họ.
   

   
Đừng tìm kiếm nơi vẻ đẹp bề ngoài,
chúng có thể đánh lừa bạn!
Cũng đừng tìm kiếm nơi của cải vật chất,
vì ngay cả những thứ đó rồi cũng sẽ ra đi!
Hãy tìm kiếm người có thể khiến bạn mỉm cười!
Vì chỉ cần có nụ cười thì ngày ảm đạm cũng trở nên tươi sáng.
   
  
Cầu cho bạn
Đủ hạnh phúc để trở nên dịu dàng nhân hậu,
Đủ nếm trải để trở nên kiên cường mạnh mẽ,
Đủ nỗi buồn đế biết cảm thông,
Và đủ hy vọng để trở nên hạnh phúc.
   
  

Hãy luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác!
Điều gì làm bạn tổn thương,
thì cũng có thể sẽ làm tổn thương họ.
  
  
  
Khi bạn chào đời, bạn khóc và mọi người xung quanh nhìn bạn mỉm cười.
Hãy sống cuộc đời mình thế nào để khi chết,
mọi người xung quanh than khóc, và bạn mỉm cười.! 
  

Hãy gửi thông điệp này cho người có ý nghĩa đối với bạn,
cho người đã chạm vào cuộc đời bạn bằng cách này hay cách khác,
cho người có thể khiến bạn nở nụ cười khi bạn thật sự cần nó,
cho người có thể giúp bạn nhìn thấy mặt tích cực của vấn đề
khi bạn thật sự thất vọng,
và cho người mà bạn muốn họ biết rằng bạn trân quý tình bạn của họ.
   


Nếu không làm vậy, cũng đừng lo lắng!
Sẽ chẳng có điều tồi tệ nào xảy đến với bạn đâu,
chỉ là bạn vừa lỡ mất cơ hội
làm cuộc sống ai đó tươi sáng hơn với thông điệp này mà thôi...