2/6/12

250 CÂU ÔN THI LSTG 1945-2000

Câu 1.       Trình bày những tiền đề dẫn tới cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917.
Câu 2.       Cách mạng tháng Mười Nga 1917 bùng nổ có phải là một tất yếu lịch sử không ? Vì sao ?
Câu 3.       Tại sao lại nói cách mạng vô sản sẽ nổ ra và thành công ở khâu yếu nhất trong chuỗi các nước đế quốc và khâu yếu nhất đó là nước Nga ?
Câu 4.       Trình bày tóm tắt diễn biến và những đặc điểm chủ yếu của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. So sánh sự khác nhau giữa cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga và các cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở phương Tây trong thời kì cận đại.
(Đề HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1999)
Câu 5.       Tường thuật diễn biến của Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga. Vì sao giai cấp công nhân Nga chưa nắm được chính quyền trong Cách mạng tháng Hai ?
Câu 6.       Vì sao Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là “cách mạng dân chủ tư sản”? Mối quan hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với cách mạng xã hội chủ nghĩa như thế nào ? Mối quan hệ đó thể hiện ở Nga vào năm 1917 ra sao ?
Câu 7.       So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cách mạng tư sản kiểu cũ với cách mạng tư sản kiểu mới. Giải thích vì sao lại có những điểm khác nhau đó ?
Câu 8.       Vì sao :
a.  Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng : cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ?
b. Từ tháng 2 đến tháng 7, Lênin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 9.     Bằng những sự kiện đã học về cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, anh (chị) hãy giải thích và chứng minh :
a.  Tại sao Cách mạng tháng Hai (1917), Đảng Bônsêvích chủ trương phát triển cách mạng bằng phương pháp hoà bình ? Tại sao nói đó là một khả năng rất quý nhưng rất hiếm trong lịch sử ?
b. Tại sao sau sự kiện tháng 7 năm 1917, khả năng phát triển cách mạng bằng phương pháp hoà bình không còn nữa ? Đảng Bônsêvích đã chuyển hướng sách lược đấu tranh một cách sáng suốt như thế nào ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2002)
Câu 10.    Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917 ? Trình bày diễn tiến khởi nghĩa của Cách mạng tháng Mười; phân tích vai trò của Lênin trong và sau cuộc cách mạng này.
Câu 11.    Qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrát, hãy làm sáng tỏ vai trò của  Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga đối với Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2000)
Câu 12.    Phân tích chủ trương của Lê-nin trong việc chỉ đạo Cách mạng tháng Mười Nga từ tháng 4 – 1917 đến  7 – 1917. Qua bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã học, hãy nêu một sự kiện có liên quan đến người Việt Nam và nói lên ý nghĩa của sự kiện đó.
Câu 13.    Lênin nói : “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ đảo ngược cả nước Nga” (“Làm gì” trong V.I.Lênin toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội 1969, tập 2, trang 162). Bằng những sự kiện lịch sử đã học của bài Cách mạng Nga trong những năm  1917 – 1920, hãy chứng minh câu nói trên.
Câu 14.    Nêu nhiệm vụ và tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2007)
Câu 15.    Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Mười Nga với cách mạng tư sản thời cận đại về các mặt: mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, tính chất, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
Câu 16.    Dựa vào sự hiểu biết của anh (chị) về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy làm rõ những ý sau đây :
-      Một chế độ mới trong sự tiến hóa của loài người.
-      Quá trình đấu tranh phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại như thế nào ? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy ?
Câu 17.    Trình bày vai trò của Lênin và Đảng Bônsêvích trong việc chỉ đạo nhà nước Xô viết xây dựng và bảo vệ chính quyền sau Cách mạng tháng Mười Nga (1918 – 1920).
Câu 18.     
-      Tại nước Nga Xô viết, cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917) đã được thực hiện với chủ trương của Đảng Bônsêvích như thế nào ?
-      Tại Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố và giữ vững chính quyền  trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) đã được thực hiện với chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào ?
-      Anh (chị) hãy xác định nguyên nhân chung đã dẫn đến sự thắng lợi trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và giữ vững chính quyền của nhân dân hai nước trên.
Câu 19.    Việc xây dựng và củng cố chính quyền Xô viết ở Nga trong những năm 1917 – 1918 đã diễn ra như thế nào ? Cho biết chính quyền Xô viết đầu tiên ở nước ta đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào và hoạt động ra sao ?
Câu 20.    Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và Cách mạng Nga (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918) ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 21.    Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Hãy nêu dẫn chứng mà anh (chị) biết về ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam ?
Câu 22.    Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đối với Cách mạng Việt Nam như thế nào ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2009)
Câu 23.    Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong trào giải phóng dân tộc.
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2009)
Câu 24.    Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào ? Hoàn cảnh đó ảnh hưởng đến đường lối, biện pháp và nhịp độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ra sao ?
Câu 25.    a. Nước Nga Xô viết gặp phải những khó khăn gì về kinh tế, chính trị.
b. Xem bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế của Nga (1921 – 1924):
Hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Nga năm 1921 so với năm 1913 – năm phát triển cao nhất của nước Nga thời Nga hoàng.
Câu 26.    Vì sao Đảng Bônsêvích (Nga) phải chuyển từ chính sách "cộng sản thời chiến" sang chính sách kinh tế mới ? Tác dụng của NEP đối với nền kinh tế của nước Nga Xô viết ?  Đánh giá vai trò của Lênin trong thời kỳ đó ?
Câu 27.    Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu và ý nghĩa của Chính sách Kinh tế mới (NEP) đối với nước Nga Xô viết. Theo anh (chị), đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra có điểm gì giống với NEP ?
Câu 28.    Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa chính sách “Cộng sản thời chiến” và chính sách “Kinh tế mới”. Từ đó, rút ra thực chất của chính sách “Kinh tế mới” ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 29.    Tại sao có sự ra đời của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) ? Sự ra đời của liên bang (thời gian, tên gọi, thành phần). Trình bày khái quát công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1928 đến năm 1937. Nêu những thành tựu và thiếu sót của nó.


Câu 30.    Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hãy xác định những ô còn trống :
Năm
Tình trạng nông nghiệp
Tình trạng công nghiệp
Sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng
1920
Bằng ½ so với trước chiến tranh.


1921
Bỏ qua


1922
Được mùa, thành thị có đủ thực phẩm


1928 – 1932



Câu 31.    Xem hai bảng sau :
a. Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô (đơn vị : triệu tấn) (1929 – 1940)
b. Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô, Anh và Pháp năm 1940
 Qua hai bảng thống kê, anh (chị) có nhận xét gì về thành tựu mà Liên Xô đạt được trong lĩnh vực công nghiệp.
Câu 32.    Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai đem lại, Nguyên soái Phéc-đi-năng Phốc                (Foch) – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ở châu Âu đã nói : “Đây không phải là hoà bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong 20 năm”. Tại sao nói như vậy ?
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4, khối 11, năm 2006)
Câu 33.    Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918)                     như thế nào ? 
(Đề thi HSG Quốc gia , bảng B, năm 1999)
Câu 34.    Nêu nhận xét về sự phát triển sản xuất công nghiệp của một số nước tư bản châu Âu qua số liệu các năm 1920 và 1929.
(Bảng thống kê sản lượng than và thép của một số nước tư bản châu Âu (1920 – 1939).
Đơn vị : triệu tấn)
Câu 35.    Bằng những dẫn chứng tiêu biểu, hãy phân tích sự ổn định của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 – 1929 (có so sánh giữa các nước điển hình).
Câu 36.    Lập bảng so sánh hai phong trào cách mạng : phong trào cách mạng 1918 – 1923 và phong trào cách mạng 1929 – 1939 về các mặt : hoàn cảnh, nội dung, tính chất và kết quả.
Câu 37.    Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 – 1923). Các nghị quyết của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào ? 
Câu 38.    Phân tích chủ trương điều chỉnh chiến lược Cách mạng của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ VII (7 – 1935) và giải thích nguyên nhân dẫn tới những chủ trương đó ?
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2008)
Câu 39.    Trên cơ sở tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), anh (chị) hãy :
-      Chứng minh sự giải thế của tổ chức này vào năm 1943 là một tất yếu khách quan.
-      Phân tích vai trò lịch sử của tổ chức Quốc tế III đối với phong trào cách mạng thế giới.
Câu 40.    Qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, anh (chị) hãy cho biết :
-      Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng đó đối với các nước tư bản chủ nghĩa ?
-      Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

Câu 41.    Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Giải thích vì sao trong bối cảnh khủng hoảng đó, các nước Anh – Pháp – Mĩ vẫn giữ nguyên nền dân chủ tư sản, còn Đức – Italia – Nhật Bản lại thiết lập chế độ độc tài phát xít ?
Câu 42.    Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Nước Mỹ đã giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế này như thế nào ?
(Đề thi Oympic 30/4, khối 11, năm 2009)
Câu 43.    Nét chính về diễn biến, ý nghĩa phong trào đấu tranh của Mặt trận Nhân dân chống phát và nguy cơ chiến chiến tranh. Hãy liên hệ với lịch sử Việt Nam để trình bày về phong trào Mặt trận nhân dân Pháp và phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939).
Câu 44.    Chủ nghĩa tư bản từ 1918 đến 1939 chia ra làm mấy giai đoạn ? Nêu nhận xét chung về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).
Câu 45.    Nêu những điểm nổi bật trong tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1929. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức ?
Câu 46.    Thế nào là “chủ nghĩa phát xít” ? Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 – 1939 ?
Câu 47.    Những biểu hiện nào chứng tỏ đến năm 1938, nước Đức đã trở thành lò lửa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) ?
Câu 48.    Hãy lập bảng so sánh để thấy giống nhau (về đặc điểm kinh tế, bản chất, mưu đồ, thái độ trong quan hệ quốc tế) và sự khác nhau (quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít, tiềm lực kinh tế) giữa ba nước phát xít Đức, Italia, Nhật trong những năm 20 và 30 của thế kỉ XX.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2005)
Câu 49.    Bằng những sự kiện tiêu biểu, hãy chứng minh : trong những năm 1918 – 1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính.
Câu 50.    Trình bày những điểm cơ bản trong “Chính sách mới” (The New Deal) của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và rút ra nhận xét.
Câu 51.    Đánh giá “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1934 – 1939. So sánh con đường tìm lối thoát trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của nước Đức và nước Mĩ.
Câu 52.    Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau ? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, hai nước này đã có cách giải quyết khác nhau như thế nào ?
Câu 53.    Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 có những điểm gì nổi bật ?
Câu 54.    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, giới cầm quyền ở Nhật Bản đã có cách giải quyết như thế nào? Tại sao giới cầm quyền Nhật Bản lại chọn Trung Quốc làm điểm đến đầu tiên trong chính sách xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX ?
Câu 55.    Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào ? Tác động của cuộc đấu tranh đó đối với quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản.
Câu 56.    Bằng những kiến thức đã học, anh (chị) hãy phân tích những nét khác biệt của quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản so với Đức.
Câu 57.    Lập bảng kê những điểm nổi bật trong tình hình kinh tế, chính trị của các nước Đức, Mỹ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Câu 58.    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc diễn ra sôi nổi, liên tục với hai xu hướng khác nhau (tư sản và vô sản).
 Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của phong trào trong những năm 1918 – 1939, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 59.    Nhận xét và nêu điểm mới của phong trào đấu tranh của các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh (1919 – 1939) so với thời kì giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 60.    Lập bảng kê về phong trào giải phóng dân tộc châu Á giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới theo mẫu :

Giai cấp lãnh đạo
Hình thức đấu tranh
Cuộc đấu tranh tiêu biểu
Kết quả, ý nghĩa
Trung Quốc




Ấn Độ




Inđônêxia




Lào




Campuchia




Miền Điện




Xiêm




Nhìn vào bảng kê trên, nêu nhận xét chung về những điểm giống và khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc châu Á giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Câu 61.    Chứng minh phong trào Ngũ tứ (4 – 5 – 1919) mở đầu cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.
Câu 62.    Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập và ý nghĩa của sự kiện đó ?
Câu 63.    Nội chiến Quốc – Cộng (1924 – 1937) diễn ra như thế nào ?
Câu 64.    Trình bày phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ giữa hai cuộc chiến tranh (1919 – 1939).
Câu 65.    So sánh phong trào cách mạng ở Ấn Độ, Trung Quốc giai đoạn 1919 – 1939 với giai đoạn giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX về : mục tiêu đấu tranh, giai cấp lãnh đạo, con đường đấu tranh, lực lượng tham gia.
Câu 66.    Nêu những điểm khác biệt về giai cấp lãnh đạo, phương pháp đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ so với  Trung Quốc trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 67.    Qua những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy phân tích những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trình bày những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 68.    Tóm tắt diễn biến phong trào giải phóng dân tộc ở Inđônêxia, Lào, Campuchia, Mã Lai, Miến Điện và cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm.
Câu 69.    Nhận xét về đặc điểm và tính chất của phong trào đấu tranh ở Đông Dương. Sự kiện liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện qua những sự kiện nào tiêu biểu ?
Câu 70.    So sánh cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam với cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan) theo các nội dung sau : mục tiêu cách mạng, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, tính chất, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
Câu 71.    Nhìn vào bảng so sánh dưới đây để nhận xét tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất  :
Thời gian
Trước cuộc khai thác
Trong cuộc khai thác
Kinh tế
Nông nghiệp là chủ yếu.
Công thương nghiệp kém phát triển.
Nông nghiệp là chủ yếu.
Công thương nghiệp, giao thông vận tải phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính quốc.
Xã hội
Hai giai cấp chính : địa chủ phong kiến và nông dân.
Bên cạnh hai giai cấp địa chủ phong kiến, nông dân xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới : công nhân, tư sản, tiều tư sản.
Liên hệ với tình hình của các nước Đông Nam Á và nêu điểm giống nhau giữa tình hình Việt Nam với các nước trong khu vực trong giai đoạn này.

Câu 72.    Ba lò lửa chiến tranh thế giới đã hình thành như thế nào ? Vì sao các hoạt động xâm lược của Đức, Italia và Nhật không bị ngăn chặn ?
Câu 73.    Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy phân tích con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Câu 74.    Dưới đây là bảng kê một số sự kiện chính trong tiến trình của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai               (1939 – 1945) :
Stt
Sự kiện
Thời gian
1
Phát xít Đức tấn công Liên Xô.

2
Phát xít Đức tấn công Ba Lan và chiếm Vácsava

3
Nhật Bản tấn công cảng Trân Châu.

4
Phát xít Đức tấn công các nước Tây Âu.

5
Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

6
Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên toà nhà Quốc hội Đức.

7
Chiến thắng của Hồng Quân ở Xtalingrát

8
Chính phủ Đức đầu hàng không điều kiện

Anh (chị) hãy :           
a.    Hãy xác định và sắp xếp lại các sự kiện sau theo thứ tự thời gian trong chiến tranh thế giới thứ hai.
b.    Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt căn bản của tiến trình chiến tranh ? Vì sao ?
Câu 75.    Trình bày ngắn gọn quá trình phát xít Đức đánh chiếm châu Âu. Nêu nhận xét về “cuộc chiến tranh kỳ quặc” ?
Câu 76.    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận Xô – Đức đã diễn ra như thế nào từ tháng 6 – 1941 đến 1943 ?
Câu 77.    Đánh giá vị trí của trận phản công Xtalingrát của Hồng quân Liên Xô trong tiến trình cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Câu 78.    Mặt trận Thái Bình Dương trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Nguyên nhân bùng nổ
- Khái quát diễn biến
- Liên Xô đã giữ vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản ?
Câu 79.    Trình bày về “Trật tự mới” của phe Trục ở châu Âu và châu Á. Nêu vào suy nghĩ của anh (chị) về “Trật tự mới” đó ?  Phong trào kháng chiến ở những nước bị phát xít chiếm đóng diễn biến ra sao ?

Câu 80.    Hãy nêu sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941 và tác động của nó đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian đó?
(Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2003)
Câu 81.    Quá trình hình thành đồng minh chống phát xít và ý nghĩa của sự kiện này ?
Câu 82.    Trình bày những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân Đồng minh ở mặt trận Bắc Phi, Châu Á - Thái Bình Dương (11 – 1942 đến 6 – 1944).
Câu 83.    Tường thuật diễn biến cuộc đổ bộ vào Noócmăngđi và ý nghĩa của việc mở Mặt trận thứ hai vào châu Âu.
Câu 84.    Những thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác động của những thắng lợi đó đối với Việt Nam năm 1945 ?
(Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005)
Câu 85.    Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ                  1939 – 1945:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 – 1939)
- Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8 – 1945)
(Đề thi Tuyển sinh Đại học, năm 2008)
Câu 86.    Trình bày ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai              (1939 – 1945). Ý nghĩa của từng chiến thắng đối với toàn cục cuộc chiến tranh ?
(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2008)
Câu 87.    Trình bày những chiến thắng của Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, nêu những chuyển biến to lớn của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 88.    a. Hoàn thành bảng niên biểu về diễn biến từ đầu năm 1943 đến tháng 8/1945 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai theo yêu cầu sau:
b. Hãy trình bày:
-  Vai trò của quốc gia đã góp phần to lớn trong việc tiêu diệt phát xít Đức.
-  Những nước ở Đông Nam Á đã tận dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng minh để tuyên bố độc lập như thế nào ?
Câu 89.    Dưới đây là bảng thống kê các sư đoàn lục quân Đức và sự bố trí các sư đoàn đó qua từng thời điểm trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai :
- Giải thích lí do tăng (hoặc giảm) số sư đoàn bố trị ở các nơi qua từng thời điểm.
- Nêu tên các “mặt trận khác” qua từng thời điểm.
- So sánh các cột số liệu trên với nhau để rút ra nhận dịnh : Nơi nào là mặt trận chính trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức ? Nước nào đóng vai trò chủ yếu trong việc tiêu diệt phát xít Đức.
Câu 90.    Lập bảng so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới theo mẫu sau:
Hãy so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới qua số liệu mà anh (chị) hoàn thiện ở bảng thống kê các số liệu trên để rút ra kết luận.
Câu 91.    Dưới đây là bảng kê số người trên trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở các nước tham chiến chủ yếu:
- Hãy sắp xếp lại thứ tự các nước theo ba mức độ tổn thất sinh mạng : tổn thất nặng (từ 9% dân số trở lên), tổn thất trung bình (từ 1% đến 3%), tổn thất nhẹ (dưới 1%).
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về mức độ tổn thất sinh mạng.
Câu 92.    Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về nguyên nhân, tính chất, kết cục trong hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Thái độ của anh (chị) đối với chiến tranh như thế nào ?
Câu 93.    Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) trải qua mấy giai đoạn ? (mốc thời gian và nội dung chính của mỗi giai đoạn). Phân tích tính chất, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm được rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 94.    Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy đánh giá vai trò của Liên Xô và các nước Mĩ – Anh – Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 95.    Bằng kiến thức đã học về cuộc “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)”, anh (chị) hãy rút ra những nhân tố góp phần đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật và nhận xét về việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ?
Câu 96.    Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) như thế nào ? 
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1999)
Câu 97.    Trật tự thế giới trong thế kỉ XX :
- So sánh trật tự thế giới Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)
Câu 98.     Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung chủ yếu của hội nghị Ianta. Những quyết định tại hội nghị cấp cao Ianta đã tác động đến tình hình thế giới như thế nào ?
Câu 99.    Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và những tổ chức chính của Liên hợp quốc. Nêu ngắn gọn vai trò của Liên hợp quốc và cho biết vai trò quan trọng đó đã được thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ quốc tế trong thời gian gần đây ?
Câu 100.  Mục đích và những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là gì ? Cho biết và dẫn chứng về vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế hoặc thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
Câu 101.  Điền vào bảng sau cho hoàn chỉnh về Liên hợp quốc :
Hoàn cảnh ra đời

Mục đích

Nguyên tắc

Vai trò

Hiện nay, hoạt động của Liên hợp quốc còn gặp những khó khăn gì ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2009)
Câu 102.  Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới ? Tại sao ?
Câu 103.  Bằng các sự kiện lịch sử trong bài “Sự thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949), hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 104.  Tại sao nhân dân Liên Xô chịu những tổn thất nặng nề trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít ? Trình bày những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70.                           
Trong hoàn cảnh Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã tan vỡ như hiện nay, anh (chị) có suy nghĩ gì về những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong giai đoạn từ 1945 đến nữa đầu những năm 70 ?
Câu 105.  Cho biết những thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1954 đến nửa đầu những năm 70. Vì sao có những thiếu sót, sai lầm ấy mà Liên Xô vẫn đạt được những thành tựu to lớn như vậy ?
Câu 106.  Trình bày chính sách đối ngoại và vị trí quốc tế của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ năm 1954 – 1991 và cho biết sự giúp đỡ đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dânViệt Nam ?
Câu 107.  Có ý kiến cho rằng từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là thành trì của hoà bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. 
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không ? Hãy lý giải và chứng minh.
(Đề thi HSG, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004)
Câu 108.   Anh (chị) hiểu như thế nào về thuật ngữ Đông Âu, Tây Âu ? Vẽ lượt đồ châu Âu, hãy ghi tên và vị trí của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Câu 109.  Có ý kiến cho rằng sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do sự sắp đặt Liên Xô. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến này không ? Vì sao ?
Câu 110.  Tại sao sau khi tuyên bố độc lập, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu phải hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi cuộc Cách mạng dân chủ nhân dân như thế nào ? Ý nghĩa của thắng lợi đó.
Câu 111.   Tại sao chủ nghĩa xã hội có thể được xây dựng  ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?  Trình bày những thành tựu chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng  chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70.
Câu 112.  Hãy cho biết sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Câu 113.  Trình bày những thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 và nêu những nhận xét.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2002)
Câu 114.  Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70, qua việc thiết lập bảng so sánh sau đây :
Thời gian
Thành tựu của Liên Xô
Thành tựu của Đông Âu
Từ năm 1945 đến năm 1950


Từ năm 1950 đến nửa
đầu những năm 70


Câu 115.   
-      Tiến trình của công cuộc cải tổ của Liên Xô diễn ra như thế nào ?
-      So sánh mục đích và hậu quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô trong những năm 1985 – 1991.
Câu 116.  Công cuộc đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng có gì khác với biện pháp và chủ trương của Liên Xô ? Trong khi Liên Xô thực hiện công cuộc cải tổ từ năm 1985 – 1991 không thành, thì công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 – 1991, đạt được những thành tựu như thế nào ?

Câu 117.  Nêu các sự kiện chính đánh dấu quá trình tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Hậu quả của những sự kiện này ?
Câu 118.   
-      Phân tích những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng rồi sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Nguyên nhân nào là chủ yếu nhất ? Vì sao ?
-      Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu có phải là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội không ? Giải thích vì sao ?
-      Từ công cuộc cải tổ thất bại của Liên Xô, anh (chị) có thể rút ra bài học kinh nghiệm như thế nào cho công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam từ năm 1986 – 1991 ? Thế hệ thanh niên Việt Nam có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước những biến động của tình hình thế giới và Việt Nam hiện nay ?
Câu 119.   Vai trò của Liên bang Nga từ sau năm 1991 trong việc xác lập quan hệ quốc tế mới ?
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)
Câu 120.   Hãy đánh dấu những mốc thời gian phân chia các giai đoạn chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1945 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX (Theo mẫu sau)


 


Câu 121.  Trình bày nét khác biệt cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh ? Tại sao lại có sự khác biệt đó ?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)
Câu 122.  Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã phát triển như thế nào? (thí sinh cần nêu ít nhất ba sự kiện cho mỗi giai đoạn).
Câu 123.  Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ như thế nào ?
Câu 124.  Trình bày vắt tắt về phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XIX. Cho biết các hình thức đấu tranh và kết quả của phong trào này.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
Câu 125.  Tại sao có ý kiến cho rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á” ?
Câu 126.  Nét chính về khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến năm 2000 ?
Câu 127.  Bốn “con Rồng kinh tế” xuất hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Từ đó, hãy trình bày những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế, xã hội cuả một “con Rồng kinh tế” mà anh (chị) đã nêu trên.
Câu 128.  Trình bày những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc       (1946 – 1949). Tóm tắt diễn biến cuộc nội chiến Trung Quốc và sự thành lập nước CHND Trung Hoa.
Câu 129.  Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ? Cuộc Cách mạng Trung Quốc thành công có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ?
Câu 130.   Trình bày những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc xây dựng chế độ mới qua mười năm đầu sau khi cách mạng thắng lợi (1949 – 1959).
Câu 131.  Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của đất nước Trung Quốc từ cuối những năm 1978 đến 2000 ? Cách mạng Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm như thế nào từ công cuộc cải cách đổi mới thành công của Trung Quốc (1978) ?
Câu 132.  Cho biết công cuộc cải cách ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Từ đó, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của bản thân về công cuộc đổi mới hiện nay tại Việt Nam ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)
Câu 133.  Những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Theo anh (chị), công cuộc cải cách kinh tế, xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
Câu 134.  Từ khi thành lập đến nay, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã trải qua biết bao thăng trầm trong quá trình phát triển đất nước. Thông qua các kiến thức trong bài, anh (chị) hãy chứng minh điều đó.
Câu 135.  Hãy so sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kỳ 1949 – 1959, 1959 – 1978, 1978 – 2000. Rút ra nhận xét về chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Câu 136.  Hoàn thiện bảng sau về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước Trung Quốc:

1959 – 1978
1978 đến nay
Nội dung


Nhận xét


Kết quả


(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)
Câu 137.  Từ cuộc cải cách ở Trung Quốc (1978) và cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985), anh (chị) có nhận xét như thế nào ?
Câu 138.  Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

Câu 139.  Trình bày những nét chính của lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến nay. Nêu nhận xét của anh (chị) về quan hệ Trung – Xô, quan hệ Trung – Nga và quan hệ Trung – Việt  trong giai đoạn trên.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2001)
Câu 140.   
-       Hội nghị ngoại trưởng năm cường quốc (Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô) họp tại Mátxcơva (12 – 1945) đã có những quyết định vì về việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945)?
-      Lập bảng so sánh tình hình Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên  và tình hình Đại Hàn Dân  Quốc (Hàn Quốc) sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo các nội dung sau : chế độ chính trị, lãnh đạo, sự phát triển kinh tế sau chiến tranh.
-      Quan hệ hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên có những chuyển biến gì từ những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 2000 ?
Câu 141.  Trình bày tình hình bán đảo Triều Tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2002)
Câu 142.  Hãy cho biết những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ năm 1962 đến năm 2000.
Câu 143.  Hãy trình bày nhận xét của anh (chị) về các con đường đấu tranh giành độc lập và xu hướng phát triển của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)
Câu 144.  Trình bày đặc điểm quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)
Câu 145.  Vì sao chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập vào tháng 8 – 1945, trong khi đó ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ? Hãy lập bảng so sánh cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Inđônêxia
Câu 146.  Trình bày một cách khái quát về quá trình giành độc lập của các nước ASEAN từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Lập bảng kê các nước tham gia khối ASEAN theo nội dung sau :
Tên nước
Tên thủ đô
Ngày giành độc lập
Ngày gia nhập ASEAN





(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2000)
Câu 147.  Qua những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy nêu những biến đổi to lớn về mặt chính trị xã hội của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
 (Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2002)
Câu 148.  Trình bày và phân tích những biến đổi về các mặt chính trị, xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2002)
Câu 149.  Theo anh (chị), biến đổi to lớn nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì ? Tại sao ?
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2003)
Câu 150.  Hãy tóm tắt sự hình thành của các nước Đông Nam Á.
Câu 151.  Những sự kiện lịch sử tiêu biểu nào thể hiện tính đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975).
(Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005)
Câu 152.  Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975 và nêu nội dung chính của từng giai đoạn. Phân tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó ? Tại sao có sự giống nhau đó ?
Câu 153.  Nêu tóm tắt các giai đoạn của lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)
Câu 154.  Lập bảng so sánh quá trình phát triển của cách mạng Đông Dương từ năm 1945 đến 1991.

Quá trình phát triển của cách mạng Lào
Quá trình phát triển của cách mạng Campuchia
Quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam
1945 – 1954



1954 – 1975



1975 – 1991



Câu 155.  “Các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập đã bước vào con đường phát triển kinh tế dân tộc. Trong quá trình xây dựng đất nước, các quốc gia trong khu vực đã thực hiện nhiều chiến lược phát triển kinh tế khác nhau…” (Sách giáo khoa 12, nâng cao, NXBGD 2009).
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước ?
Câu 156.  Đông Nam Á 1945 – 2000 có những biến đổi to lớn nào ? Trình bày chiến lược phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN theo mẫu sau :


Chiến lược
Vấn đề
Hướng nội
Hướng ngoại
Mục tiêu


Nội dung


Thành tựu


Hạn chế


Câu 157.  Lập bảng kê các nước tham gia khối ASEAN theo nội dung sau :
Stt
Tên nước
Thủ  đô
Ngày giành độc lập
Ngày gia nhập ASEAN
Nét nổi bật trong tình hình hiện nay









(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1999)
Câu 158.  Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục tiêu và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1999)
Câu 159.  Sự thành lập, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của tổ chức “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” (ASEAN) và quan hệ của khối này với 3 nước Đông Dương ? Triển vọng của ASEAN ?
Câu 160.  Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á từ năm 1954 đến nay và lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)
Câu 161.  Việc Việt Nam gia nhập ASEAN : Quá trình, thời cơ và thách thức.
(Đề thi HSG Quốc gia – Bảng B, năm 2001)
Câu 162.  Để thực hiện chính sách “Ngoại giao phòng ngừa”, các nước ASEAN đã có sáng kiến thành lập Diễn đàn khu vực (ARF). Anh (chị)  hãy cho biết quá trình thành lập và mục đích chính của Diễn đàn này ?
Câu 163.  Nêu những sự kiện chứng tỏ : từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”  ?

Câu 164.  Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ (1945 – 1950) ?
(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002)
Câu 165.  Quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 diễn ra như thế nào ? Vai trò của Ấn Độ trong phong trào không liên kết ?
Câu 166.  Nêu kết quả của cuộc “cách mạng xanh” ở Ấn Độ.

Câu 167.  Hãy xác định vị trí và đặc điểm của khu vực Tây Á. Trình bày sự tranh chấp của các thế lực đế quốc giai đoạn trước và sau 1945 ở khu vực này .Nguồn gốc bùng nổ và quá trình phát triển  phong trào kháng chiến của nhân dân Palextin từ 1948 đến nay như thế nào ?     
Câu 168.  Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)
Câu 169.  Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy nêu rõ đặc điểm của lịch sử các nước Trung Đông từ năm 1945 đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2002)
Câu 170.  Trình bày những nét chính các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đặc điểm riêng biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003)
Câu 171.  Những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển ? Cho biết những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt trên chặng đường phát triển.
Câu 172.  Những điều kiện quốc tế có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Vì sao thắng lợi của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi ?
Câu 173.  Mĩ Latinh có những biến đổi như thế nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945)? Theo anh (chị), biến đổi nào to lớn nhất ? Vì sao ?
Câu 174.  Anh (chị) có những hiểu biết gì về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Ngoài mục tiêu giải phóng dân tộc, nhân dân châu Phi còn tiến hành cuộc đấu tranh nhằm mục tiêu nào khác ? Anh (chị) hãy trình bày một phong trào đấu tranh tiêu biểu cho mục tiêu đó ở châu Phi.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)
Câu 175.  Tìm hiểu về lãnh tụ Nenxơn Manđêla và Đại hội dân tộc Phi ANC.
Câu 176.   Lập bảng so sánh đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á (về các mặt tổ chức lãnh đạo phong trào, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập và sự phát triển kinh tế sau chiến tranh).
Câu 177.  Trình bày nét chính về các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến 2000. Anh (chị) biết gì về tổ chức Thị trường chung Nam Mĩ (Mercosur) ?
Câu 178.  Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Kể từ đó phong trào đã diễn ra như thế nào ?
Câu 179.  Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chế độc tài Cuba trong những năm 1953 – 1959.
(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2008)
Câu 180.  Cho biết những thành tựu về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba từ năm1959 đến nay và ý nghĩa của nó.Tìm hiểu đôi nét về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phiđen Catxtơrô với Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ?
Câu 181.  Chứng minh “Cuba là lá cờ đầu của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh”.
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)
Câu 182.  Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với ba nội dung:
- Trong quá trình đấu tranh giành độc lập.
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển.
- Thực trạng châu Á và châu Phi hiện nay.
Câu 183.  So sánh những điểm giống và khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh về các mặt: giai cấp lãnh đạo, nhiệm vụ cách mạng, hình thức đấu tranh, sự phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Câu 184.  Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào này.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)
Câu 185.  Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh có gì khác so với  cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi ?
Cho biết những thành tựu và khó khăn về kinh tế – xã hội của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2008)

Câu 186.  Trình bày sự phát triển kinh tế và khoa học – kỹ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới hai (1945). Nguyên nhân của sự phát triển và hạn chế của nó ? 
Theo anh (chị), trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và có thể giúp ích cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ?
Câu 187.  Phân tích chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Mĩ sau năm 1945 đến năm 1991.
Câu 188.  Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ  đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như thế nào ? Anh (chị) hãy nêu nhận xét của mình về kết quả thực hiện chiến lược đó.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)
Câu 189.  Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” tại châu Á từ 1945 – 1947 như thế nào ?
Câu 190.  Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ 1945 – 1975. Cho biết những sự kiện chứng tỏ mối quan hệ Mĩ và Việt Nam hiện nay được cải thiện.
Câu 191.  Nét chính về tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000. Những mục tiêu cơ bản trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống Bill Clintơn là gì ?
Câu 192.   
-      Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Liên Xô và Mĩ đã xây dựng kinh tế trong những hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
-      Cho biết những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nữa đầu những năm 70. Nêu nhận xét.
Câu 193.  Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng đó ? Theo anh (chị), có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản” ?
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)
Câu 194.  Trình bày sự phát triển về kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Những nguyên nhân tạo nên sự phát triển kinh tế Nhật và hạn chế của nó là gì ?
Câu 195.  Trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?  Nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ? Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ?
Câu 196.  Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến năm 2000.
Câu 197.  Trình bày khái quát sự phát triển qua các giai đoạn lịch sử của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu từ 1945 đến 2000. Vì sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới ?

Câu 198.  Trình bày nét chính về sự phát triển của nền kinh tế và tình hình chính trị của Anh, Pháp, Đức từ sau năm 1945 đến năm 2000.
Câu 199.  Có ý kiến cho rằng : tình hình kinh tế - chính trị và chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức sau chiến tranh thế giới hai (1945) có những điểm tương đồng, anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Câu 200.  Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại của nước Pháp và Nhật Bản có gì giống nhau và khác nhau ?
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)
Câu 201.  Trình bày những nét chính về khối thị trường chung châu Âu (EEC). Vì sao lại nói Hiệp ước Maxtrích (1991) đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu ? Mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) như thế nào?
Câu 202.  Trình bày và phân tích nguyên nhân của sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đấy, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1997)
Câu 203.   
1.    Những nét chính về sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2.    Phân tích những nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế Mỹ và Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2000)
Câu 204.  Trình bày chính sách đối ngoại của các nước Mĩ, Anh, Tây Đức, Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến 1991 và tác động của các chính sách đó đối với tình hình thế giới ?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm học 2005 – 2006)

Câu 205.  Dựa vào số liệu về thu nhập GNP tính theo đầu người của Mỹ và Nhật Bản những năm 1965, 1970, 1980 và 1988 dưới đây để vẽ đồ thị để biểu diễn việc tăng thu nhập / đầu người của mỗi nước. Qua đó, so sánh tốc độ tăng thu nhập / đầu người của Mỹ và Nhật.
Nước
Thời gian
1965
1970
1980
1988
Mỹ
694 USD
1930 USD
9870 USD
20908 USD
Nhật
2850 USD
4949 USD
11998 USD
19744 USD

Câu 206.  Dựa vào số liệu về thu nhập GNP của Mỹ và Nhật Bản những năm 190, 1970 và 1988 dưới đây để vẽ biểu đồ thể hiện khoảng cách GNP của hai nước này trong những năm trên. Qua đó, nhận xét về tốc độ GNP  giữa hai nước ?
Thời gian
1950
1970
1988
Mỹ
349,5 tỷ USD
1015,0 tỷ USD
4863,0 tỷ USD
Nhật
20,0 tỷ USD
201,4 tỷ USD
2559,1 tỷ USD
Câu 207.  Trình bày những nét chính về sự phát triển của Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1996)
Câu 208.  Trình bày các nước tư bản chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến năm 2000 : đặc điểm, diễn biến tình hình và triển vọng ?
Câu 209.  Cho biết những nét chính về các giai đoạn phát triển và sau đó nêu rõ mặt tích cực, hạn chế của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (giai đoạn 1945 – 1991).
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
Câu 210.  a. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhận định sau đây :
“…Trước mắt, chủ nghĩa tư bản đạt được những thành tựu to lớn và chiếm ưu thế nhiều mặt so với chủ nghĩa xã hội, song trong lòng nó vẫn tồn tại những mâu thuẫn, những mặt xấu xa (không công bằng và không nhân đạo…) mà chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được.”
b. Anh (chị) có nhận xét gì về xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại trong thời kì mới ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm1996)
Câu 211.  Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay trải qua những thời kỳ nào? Nêu đặc điểm của từng thời kỳ.
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2065)
Câu 212.  Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã diễn ra như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 ? Phân tích tác động của quan hệ đó đối với quan hệ quốc tế nói chung.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)
Câu 213.  Một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các cường quốc lớn nhằm tranh giành, phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình.
Bằng những kiến thức lịch sử đã học hoặc đọc thêm, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và trình bày nhận xét của mình về vấn đề này.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1997)
Câu 214.  Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt.
Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào ?
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)
Câu 215.  Sự ra đời của “Kế hoạch phục hưng châu Âu Mácsan” và sự thành lập khối quân sự NATO đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa ?
Câu 216.  Bối cảnh, mục tiêu và những âm mưu của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? Tác động của “Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới ?
Câu 217.  Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự xung đột Đông – Tây diễn ra ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ II đến giữa những năm 70 (thế kỉ XX).
(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2009)
Câu 218.  Thế nào là “Chiến tranh lạnh” ? Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á.
Câu 219.  So sánh Liên minh phòng thủ Vácsava và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về : sự thành lập, mục tiêu, tính chất, vai trò – tác dụng và nêu nhận xét.
Câu 220.   Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt  “Chiến tranh lạnh” ? Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh” đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào ?
Câu 221.  Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại ?
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)
Câu 222.  “...Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm lược và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại...”
Bốn mục tiêu lớn của thời đại là gì ? Qua những sự kiện đã diễn ra trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và cho biết vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu của thời đại.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm1998)
Câu 223.  Cuộc đấu tranh giành hoà bình độc lập, dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào và đã có những tác động gì đến mối quan hệ quốc tế hiện nay ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)
Câu 224.  Sự hình thành trật tự thế giới mới hiện nay phụ thuộc vào những nhân tố nào ? Xu thế và đặc điểm trong quan hệ quốc tế hiện nay là gì ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)
Câu 225.  Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế hiện nay (thời kì sau chiến tranh lạnh) là gì ?
Bằng những sự kiện đã diễn ra trên thế giới trong vòng 10 năm gần đây, anh (chị) hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)
Câu 226.   Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”.
(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)
Câu 227.  Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là gì ? Cho biết những nét chính về thành tựu và tác động của cuộc cách mạng đó đối với đời sống xã hội loài người.
Theo anh (chị), thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học – kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế ?
Câu 228.  Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ? So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản gì ? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã có những tác động gì đối với sự phát triển của xã hội loài người ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)
Câu 229.  Cho biết nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Từ đó, anh (chị) có suy nghĩ gì về nhiệm vụ công nghiệp hóa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)
Câu 230.  Chứng minh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn. Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ?
Câu 231.  Bằng những kiến thức đã học hay đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và chứng minh ý kiến sau: “Cứ mỗi lần ta đạt được thắng lợi, thì mỗi lần giới tự nhiên lại trả thù chúng ta”. Liên hệ với tình hình nước ta hiện nay.
Câu 232.  Cho biết luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển khoa học – kỹ thuật để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để góp phần phát triển khoa học – kỹ thuật nước nhà ?
Câu 233.  Vào những năm 80 của thế kỉ XX xu thế toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Hãy cho biết những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá ?  Liên hệ đến Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, là một công dân tương lai anh (chị) sẽ làm gì để giúp ích cho đất nước trong xu thế hiện nay? 
Câu 234.  Trình bày những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hoá. Vì sao nói : toàn cầu hóa vừa là “thời cơ” vừa là “thách thức” đối với các nước đang phát triển ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2009)
Câu 235.  Lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay được phân kì như thế nào ?  Hãy nêu rõ nội dung của từng giai đoạn cụ thể.
(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)
Câu 236.  Nêu tóm tắt bước chuyển biến mới của Cách mạng thế giới từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 237.  Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nét chính của ba sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội loài người từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2000)
Câu 238.  Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến 1945, theo mẫu sau :
Niên đại
Sự kiện
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa





Câu 239.  Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử thế giới hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, theo mẫu sau :
Niên đại
Sự kiện
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa





Câu 240.  Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã có những tổ chức liên minh kinh tế – chính trị nào được thành lập ? (đã được nêu trong SGK Lịch Sử lớp 12) Trình bày mục tiêu và sự phát triển của các tổ chức đó.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)
Câu 241.  So sánh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh châu Âu (EU), rút ra điểm giống và khác nhau giữa hai tổ chức này ?
Câu 242.  Lập bảng kê các liên minh kinh tế, chính trị: SEV, ASEAN và EEC theo các nội dung sau :
Nội dung
SEV
ASEAN
EEC
Bối cảnh lịch sử



Quá trình thành lập



Mục tiêu



Vai trò, tác dụng



(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)
Câu 243.  Lập bảng thống kê về mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai :
Thời gian
Phương thức giải quyết
Nội dung chính
của mối quan hệ
Kết cục
của mối quan hệ






Câu 244.  Nêu xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ cuối năm 1991 đến nay. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập ?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006)

1 nhận xét:

  1. Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai đem lại, Nguyên
    soái Phéc-đi-năng Phốc (Foch) – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ở
    châu Âu đã nói : “Đây không phải là hoà bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong
    20 năm”. Tại sao nói như vậy ?
    (Đề thi Olympic Truyền thống 30/4, khối 11, năm 2006)

    Trả lờiXóa