10/4/12

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10


NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II – Năm học: 2011 - 2012
MÔN LỊCH SỬ 10
Bài 15: THỜI BẮC THUỘC
1. Chế độ cai trị.
a. Tổ chức bộ máy cai trị:
Các triều đại TQ chia nước ta thành nhiều quận, huyện. Cử quan lại đến tận cấp huyện để cai trị nhằm sáp nhập Au – Lạc vào lãnht hổ Trung Quốc.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế, và đồng hoá văn hoá:
* Về kinh tế:
- Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Quan lại ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
Nắm độc quyền sắt và muối
* Về văn hoá:
- Truyền bá Nho giáo.
- Bắt dân ta theo phong tục người Hán, đưa người Hán vào sống chung với người Việt.
=> Nhằm thực hiện âm mưu đồng hoá nước ta.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội.
a. Về kinh tế:
- Sử dụng phổ biến công cụ sắt.
- Đẩy mạnh khai hoang, xây dựng các công trình thuỷ lợi…-> năng suất lúa tăng.
- Thủ công nghiệp, thương mại có nhiều chuyển biến đáng kể.
b. Về văn hoá, xã hội:
* Về văn hoá:
- Tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Quốc như văn tự, ngôn ngữ…
- Giữ  vững phong tục tập quán dân tộc như Nhuộm răng, ăn trầu, tôn trọng phụ nữ…
=> Nhân dân ta không bị đồng hoá với người Hán ở Trung Quốc.
*Về xã hội:
- Mâu thuẫn chủ yếu giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- Làng xóm giử vai trò quan trọng, là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.

Bài 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN
1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII
- Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống nhân dân vô cùng cơ cực.
- Năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định)
- Từ 1771 – 1777 Tây Sơn nhanh chóng đánh bại chúa Nguyễn, làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.
- Từ năm 1886 – 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh
=> Bước đầu thống nhất đất nước.
2. Các cuộc kháng chiến cuối TK XVIII
a.  Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
- Theo sự cầu viện của Nguyễn Anh,  5 vạn quân Xiêm tràn vào nước ta và chiếm gần một nửa đất Gia Định, ra sức cướp bóc nhân dân ta.
- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm,  Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
b. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
- Theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân kéo sang nước ta và chiếm đóng Thăng Long.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Từ đêm 30 đến Mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân Tây Sơn đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Bảo vệ vẹn toàn độc lập dân tộc.
3. Vương triều Tây Sơn
- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, lập vương triều Tây Sơn.
- Chính sách:
+ Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
+ Lập lại sổ hộ.
+ Tổ chức lại giáo dục, thi cử, dịch sách chữ Hán tra chữ Nôm để làm tài liệu dạy học.
- Quân đội được tổ chức quy cũ, trang bị vũ khí đầy đủ.
- Đối ngoại hoà hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân lạp rấ tốt đẹp.
- Năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

II. Cách mạng tư sản Anh
- Nguyên nhân:
+ Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất Châu Âu (c/m) nhưng bị phong kiến cản trở.
+ Chính trị: chế độ chuyên chế do vua Charles I đứng đầu, đặt nhiều thuế, nắm độc quyền ngoại thương…kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Xã hội: Tư sản, quý tộc mới có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền
Nông dân bị mất đất, phải làm thuê kiếm sống
=> Mâu thuẫn giữa Tư sản, quý tộc mới với PK gay gắt.
 Diễn biến
- 4/1640, Vua Charles I triệu tập Quốc hội để tăng thuế nhưng bị phản đối
- 8 -1642, bùng nổ nội chiến giữa vua và Quốc hội
- 1648, Quân nhà vua thất bại, Charles I bị bắt. Nội chiến kết thúc
- 1 – 1649, Charles I bị xử tử; Anh trở thành nước cộng hòa. Cách mạng đạt đỉnh cao.
- 1653 - 1658, Oliver Cromwell thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- 9 – 1658, Oliver Cromwell chết, Anh khủng hoảng.
- 1688 William Orange lên làm vua, nền quân chủ lập hiến được xác lập.
- Ý nghĩa: lật đổ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
=> Đây là CMTS, mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.




Bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
a. Nguyên nhân sâu xa
- Đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh ra đời ở Bắc Mĩ.
- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển rất mạnh (c/m: miền Bắc…………………………………, miền Nam…………………………)
- Chính quyền Anh tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của thuộc địa: (c/m: cấm….)
=> mâu thuẫn giữa thuộc địa với chính quốc trở nên gay gắt  =>Chiến tranh bùng nổ.
b. Nguyên nhân trực tiếp
- Tháng 12.1773, sự kiện chè Boston bùng nổ, Anh đóng cửa cảng Boston.
- Tháng 9.1774, Đại hội Lục địa lần thứ nhất tại Philadelphia thất bại.
=> Nguy cơ chiến tranh đến gần.
c. Kết quả
- Năm 1783, hòa ước Versaillès được ký kết, Anh công nhận độc lập của Bắc Mĩ.
- Năm 1787, thông qua Hiến pháp, xác lập thể chế Cộng hòa Liên bang do Tỏng thống đứng đầu
d. Ý nghĩa
- Lật đổ nền thống trị của Anh, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ -> đây là CMTS đầu tiên nổ ra ngoài châu Âu, thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh.
Bài 31
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH  MẠNG:
1. Tình hình kinh tế xã hội:
- Kinh tế
+ Nông nghiệp lạc hậu (c/m)
+ Công – thương nghiệp phát triển (c/m) nhưng bị PK kìm hãm  (thuế kháo năng nề…
- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế do vua Louis XVI đứng đầu, kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
- Xã hội: gồm 3 Đẳng cấp:
+ Tăng lữ, Quý tộc: hưởng mọi đặc quyền, không nộp thuế..
+ Đẳng cấp thứ ba gồm: tư sản, nông dân, bình dân…không có quyền, bị PK áp bức, bóc lột, chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ phong kiến…
=> Mâu thuẫn giữa Tăng lữ, Quý tộc với ĐC 3 sâu sắc.
2. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Trào lưu Triết học Ánh sáng với các đại biểu như: Voltaire, Rousseau,  Montesquieu đã tố cáo, phê phán gay gắt sự thối nátcủa chế độ PK, thức tỉnh nhân dân đấu tranh.
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
- Hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản là: lật đổ phong kiến, giải quyết vấn để ruộng đất cho nhân dân, thị trường dân tộc được thống nhất.
- Hạn chế: NHÂN DÂN là lực lượng làm cách mạng thắng lợi như không được hưởng quyền lợi
=> Đây là CMTS không triệt để
- Làm lung lay chế độ phong kiến châu Âu, mở ra thời đại thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.

1 nhận xét:

  1. thầy chu đáo quá, nhưng nếu thầy post những nội dung cơ bản của chương trình 10,11,12 lên thì thầy sẽ tuyệt với hơn thầy à!!hihihi
    Thầy ơi!!! Tụi em đang cần lắm, trên mạng nhiều bài xác định nội dung cơ bản mà dài dòng k àh. Tụi em thì xá định cứ sai lên sai xuống.huhu. thầy cứu tụi em đi thầy!

    Trả lờiXóa