3/8/15

Liệu Mỹ đã biết trước nhưng lừa Nhật tấn công Trân Châu Cảng?

Liệu Mỹ đã biết trước nhưng lừa Nhật tấn công Trân Châu Cảng?

Liệu Mỹ đã biết trước nhưng lừa Nhật tấn công Trân Châu Cảng?
1. Cuộc tấn công không báo trước
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng,
Trong vòng vài giờ, quân Nhật cũng đánh Philippines, Wake Island, Guam cùng các mục tiêu khác ở Thái Bình Dương. Các căn cứ của Mỹ ở nơi nào cũng bị bất ngờ.
Điều kì lạ là các căn cứ quân sự Mỹ không hề được cảnh báo về một cuộc tấn công quy mô lớn của Nhật.
Vì thế khi quân Nhật tấn công, quân đội Mỹ đã hoàn toàn bị bất ngờ, toàn bộ các chiến hạm của Mỹ đều bị đánh chìm hoặc bị hư hỏng nặng, 2400 lính Mỹ thiệt mạng.
chiến hạm USS West Virginia bị đánh chìm
Chiến hạm USS West Virginia bị đánh chìm.
Một ủy ban của quốc hội Mỹ đã tiến hành điều trần sâu rộng về thảm họa Trân Châu Cảng sau khi chiến tranh kết thúc.
Trong số những kết luận được đưa ra có kết luận rằng lực lượng Mỹ đã tập trung quá nhiều vào huấn luyện đến nỗi họ bị “mù” trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.
Các chỉ huy quân đội Mỹ đã quá lo lắng về sự phá hoại đến nỗi họ “khóa” hết các kho đạn dược chống máy bay, thay vì phân phát nó cho các điểm bắn. Hải quân không duy trì các cuộc tuần tra bằng máy bay trên biển do thiếu thiết bị.
Ngoài ra, hai nhà sử học Jonathan Parshall và J. Michael Wenger cho biết trên tạp chí Lịch sử Hải quân lý do Mỹ bị bất ngờ là các chỉ huy không hiểu được một cuộc chiến với sự tham gia của tàu sân bay phát triển nhanh tới mức nào.
2. Liệu đây có phải khổ nhục kế của Roosevelt
Tuy nhiên, càng điều tra người ta càng phát hiện ra những điều bí ẩn và khó giải thích. Nhiều người cho rằng đây chính là một khổ nhục kế của Chính phủ Mỹ.
Dù chính phủ Mỹ gọi đây là '' cuộc tấn công bất ngờ '' của Nhật Bản, nhưng giới chức lại cho rằng Tổng thống Roosevelt biết trước về cuộc tấn công này.
Tuy nhiên ông đã chọn cách “im lặng” vì ông tin rằng cú sốc của cuộc tấn công sẽ thuyết phục người Mỹ về sự cần thiết can dự vào cuộc chiến.
Quả nhiên, chỉ một ngày sau vụ tấn công ở Trân Châu Cảng, được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, Tổng thống Roosevelt tuyên chiến với Nhật Bản, chính thức đưa nước Mỹ tham gia vào Thế chiến thứ 2.
Điều đó càng có sức thuyết phục hơn khi người ta đặt câu hỏi tại sao radar của quân Mỹ không thể phát hiện nổi 6 tàu chiến của Nhật chở theo 400 chiếc máy bay đậu cách mục tiêu 350km?
Tối 6/12/1941, ngay trước ngày Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, tại Nhà Trắng, Tổng thống Roosevelt triệu tập một cuộc họp hiếm có mà thành phần tham dự là những cố vấn chiến tranh cao cấp.
Bao gồm trong đó có Đô đốc hải quân Mỹ Knox, Tư lệnh Tác chiến hải quân Stark, Bộ trưởng Chiến tranh Stimson và Cố vấn Tình báo Harry Hopkins.
Không khí trong phòng Bầu dục hết sức nặng nề. Dường như họ đang chờ đợi những gì sắp xảy ra với hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng?
USS Pennsylvania, phía sau xác tàu đắm của những tàu khu trục USS Downes và USS Cassin
USS Pennsylvania, phía sau xác tàu đắm của những tàu khu trục USS Downes và USS Cassin
Theo cơ quan giải mã MAGIC của Mỹ, năm 1941, trung bình mỗi tuần, MAGIC thu và giải 200 bản mật mã, trong đó có nhiều thông tin liên quan đến Trân Châu Cảng. Ví dụ, ngày 24/9/1941, hải quân Nhật gửi điện mật đến Lãnh sự quán Nhật tại Mỹ yêu cầu tìm hiểu vị trí neo đậu của các quân hạm Mỹ tại Trân Châu Cảng. 
Hay ngày 18/11/1941, Lãnh sự quán Nhật đánh điện mật thông báo cho quân đội Nhật biết về thời gian cũng như góc độ thay đổi phương hướng của những quân hạm Mỹ sau khi tiến vào Trân Châu Cảng…
Có thể thấy thông qua những hoạt động giải mã của MAGIC, chính phủ Mỹ Chính phủ Mỹ đã gần như nắm được toàn bộ ý định của Nhật nhằm vào Trân Châu Cảng. Thế nhưng chính quyền Mỹ lại không hề thông báo cho Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương E.Kimmel và Tư lệnh Căn cứ Hawaii - Trung tướng lục quân Walter Short, về việc quân hạm Thái Bình Dương sắp bị Nhật Bản tấn công.
3. Những hoạt động đáng ngờ.
Trước ngày Trân Châu Cảng bị tấn công, các hoạt động tăng cường và rút lui các tàu chiến tại hạm đội Thái Bình Dương đặt ra nhiều nghi vấn.
Đầu năm 1941, ¼ lực lượng tác chiến của hạm đội Thái Bình Dương gồm một tàu hàng không mẫu hạm, ba chiến hạm chủ lực, 4 tàu tuần dương, 17 tàu bảo vệ được điều động sang hạm đội khác. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng điều những sĩ quan giỏi nhất trong hạm đội ở Trân Châu Cảng và đội thủy binh đến hạm đội khác.
Thêm nữa, dù Đô đốc Kimmel từng nhiều lần trình bày với Tư lệnh tác chiến hải quân Stark về tầm quan trọng của việc tăng cường sức mạnh cho hạm đội Thái Bình Dương, song Chính phủ Mỹ không hề lưu tâm.
Trong thư gửi Tư lệnh Stark ngày 22/9/1941, Đô đốc Kimmel viết: “Một hạm đội Thái Bình Dương mạnh sẽ là một sự đe doạ với người Nhật, còn một hạm đội yếu, mỏng sẽ thu hút sự chú ý của Nhật. Trước khi chúng ta có đủ thực lực để chống lại Nhật, chúng ta sẽ thất thủ ở Trân Châu Cảng”.
4. Tại sao phải dùng khổ nhục kế?
Theo nhà sử học Charles Beard, chính thái độ không quan tâm đến cuộc chiến của người dân Mỹ đã thúc đẩy ông Roosevelt dùng khổ nhục kế cho quân Mỹ.
Tổng thống Roosevelt quyết định phải đưa nước Mỹ vào cuộc chiến trước khi các nước phát xít chinh phục toàn châu Âu và Á. Do vậy, Tổng thống dùng đến “khổ nhục kế” này. 
Đó là lí do vì sao ông Roosevelt điều ba mẫu hạm chủ lực ra khỏi Trân Châu Cảng để làm giảm tổn thất cho quân Mỹ
Tuy nhiên, nếu dùng khổ nhục kế này tại sao Roosevelt không rút quân số xuống mức 1500 người, điều mà nhiều người Mỹ thắc mắc, và cộng với việc thiếu chứng cứ xác thực nên đến nay, có hay không '' khổ nhục kế '' của người Mỹ vẫn là một bí ẩn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét