24/3/12

HỘI NGHỊ HOÀ BÌNH VERSAILLÈS


Hội nghị hoà bình Versaillès (1919-1920)
Hòa ước Versaillès năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (19141918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc phe Hiệp Ước. Nội dung Hòa ước được soạn thảo bởi Georges Clemenceau, Thủ tướng nước Pháp, cùng với Hoa KỳVương quốc Anh – là ba nước thắng trận.
Tham dự hội nghị có đại biểu của 27 nước thắng trận. Năm cường quốc tham gia điều khiển hội nghị là Mỹ, Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản, nhưng thực sự nắm quyền quyết định hội nghị là Tổng thống Mĩ Uynxơn (Wilson), Thủ tướng Anh Lôi Giooc (Lloyd George) và Thủ tướng Pháp Clêmăngxô (Clemenceau). Đại biểu của các nước bại trận cũng có mặt để k í vào các hoà ước do các nước thắng trận quyết định.
 Hội nghị Versaillès kéo dài gần 2 năm và diễn ra hết sức gay go, quyết liệt vì các nước cường quốc thắng trận đều có những mưu đồ tham vọng riêng trong việc phân chia quyền lợi và thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh.
 Là nước đăng cai hội nghị, Pháp mong muốn làm suy kiệt hoàn toàn nước Đức cả về quân sự và kinh tế, nhằm đảm bảo an ninh và địa vị bá chủ của Pháp ở lục địa châu Âu.
Nhưng Anh và nhất là lại chủ trương phải duy trì một nước Đức tương đối mạnh để đối phó với phong trào cách mạng đang lên cao ở các nước châu Âu và âm mưu bá chủ châu Âu của Pháp. Đó là chính sách “cân bằng lực lượng” ở châu Âu mà Mĩ rất ủng hộ. Ngay từ đầu năm 1918, một năm trước khi chiến tranh kết thúc, Tổng thống Mĩ Uynxơn đã đưa ra Chương trình 14 điểm nhằm lập lại hoà bình và tổ chức lại thế giới sau chiến tranh theo quan điểm của Mĩ(1). Với những lời lẽ bóng bảy, bề ngoài đề cao hoà bình, dân chủ, Chương trình 14 điểm thể hiện mưu đồ xác lập địa vị bá chủ thế giới của Mĩ, làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh Anh, Pháp và Nhật Bản, tạo cơ hội để Mĩ vượt khỏi sự biệt lập của châu Mĩ, vươn ra bên ngoài bằng sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị chứ không phải bằng con đường bành trướng lãnh thổ như các cường quốc khác. Chương trình 14 điểm của Uynxơn được các nước coi là nguyên tắc để thảo luận tại Hội nghị Véc xai.
Các nước Italia, Nhật Bản cũng đưa ra những tham vọng của họ. Nhật Bản đòi được thay thế Đức nắm chủ quyền bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc, dự định chiếm vùng viễn Đông của nước Nga Xô Viết, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu á - Thái Bình Dương. Italia muốn mở rộng lãnh thổ xuống vùng Địa Trung Hải và vùng Bancăng. Các nước nhỏ như Ba Lan và Rumani cũng có những yêu cầu mở rộng lãnh thổ của mình.
Sau gần nửa năm tranh cãi với 3 lần có nguy cơ tan vỡ vì bất đồng gay gắt về quyền lợi, cuối cùng các văn kiện của Hội nghị Versaillès được kí kết.Đây là một Hòa ước có áp đặt những điều khoản khe khắt lên nước Đức bại trận. Nó có thể được so sánh với Hiệp định TilsitHoàng đế PhápNapoléon Bonaparte áp đặt lên Vương quốc Phổ vào năm 1807, hoặc là Hiệp định Brest-Litovsk do Đế chế Đức áp đặt lên nước Nga Xô Viết vào năm 1918. Cuối cùng, sau khi lên nắm quyền thì Lãnh tụ nước Đức Quốc Xã Adolf Hitler đã xóa bỏ Hòa ước này vào thập niên 1930.
Nội dung
Hòa ước quy định Đức phải trả lại cho Pháp miền Alsace-Lorraine, một mảnh đất cho Bỉ, một mảnh tương tự ở Schleswig cho Đan Mạch – tùy kết quả một cuộc trưng cầu ý dân – mà Thủ tướng Otto von Bismarck đã chiếm trong thế kỷ trước sau khi đánh bại Đan Mạch. Hòa ước trả lại một số mảnh đất cho Ba Lan, vài nơi tùy kết quả cuộc trưng cầu ý dân, mà Đức đã chiếm trong sự phân chia của Ba Lan. Đây là một trong những điều khoản khiến dân Đức tức giận nhất, không chỉ vì họ bất mãn thấy tách rời miền Đông Phổ khỏi nước Đức bằng một hành lang cho Ba Lan đường thông ra biển, mà còn vì họ ghét bỏ người Ba Lan mà họ xem như giống người hạ cấp. Người Đức cũng giận dữ không kém khi thấy hòa ước đòi hỏi họ phải chấp nhận trách nhiệm đã khởi động cuộc chiến và đòi họ phải giao cựu hoàng Wilhelm II chi phe Hiệp ước, người bị kết án đã khởi động chiến tranh và khoảng 800 tội phạm chiến tranh.
Số tiền bồi thường chiến tranh sẽ được định sau, nhưng khoản đầu gồm 5 tỉ đô-la phải được trả trong thời gian 1919–1921, và có thể giao vài loại hiện vật – than, tàu, gỗ, bò... – thay cho tiền bồi thường.
Điều khoản nặng nhất là Hòa ước Versailles vô hình trung giải giới nước Đức với mục đích, ít nhất trong một thời gian, ngăn chặn bước đường bá quyền của Đức ở châu Âu. Hòa ước giới hạn Đức có tối đa quân số 100.000 người tình nguyện tức không được bắt thi hành nghĩa vụ quân sự, cấm sở hữu máy bay và xe tăng. Bộ Tổng Tham mưu phải bị dẹp bỏ. Hải quân bị giảm thành lực lượng tượng trưng, bị cấm chế tạo tàu ngầm hoặc tàu trọng tải trên 10.000 tấn.
Phản ứng
Nội dung của Hòa ước được công bố ở thủ đô Berlin ngày 7 tháng 5 năm 1919. Chính phủ lâm thời chống đối mạnh mẽ việc chấp nhận bản Hòa ước Versailles "Vô lý", theo tên gọi chế giễu bây giờ. Đại đa số nhân dân Đức, dù cho thiên về cánh Hữu hoặc cánh Tả, đều hậu thuẫn chính phủ. Ngày 9 tháng 5, đại biểu Đức tại Versailles viết thư cho Georges Clemenceau rằng một hòa ước như thế là “không thể chấp nhận được đối với bất cứ quốc gia nào.”
Chính phủ lâm thời hỏi ý kiến của Quân đội: Nếu từ chối ký vào hòa ước, liệu Quân đội có thể chống cự cuộc tấn công của Đồng minh hay không? Tổng thống lâm thời Friedrich Ebert đặt câu hỏi này cho Bộ Tư lệnh Tối cao. Ngày 17 tháng 6, Thống chế Paul von Hindenburg cho ý kiến:
Nếu chiến tranh lại xảy ra, chúng ta có thể chinh phục tỉnh PosenBa Lan và bảo vệ đường biên giới của chúng ta về phía đông. Tuy nhiên, về phía tây chúng ta khó mà chống đỡ cuộc tấn công mạnh mẽ xét qua quân số và khả năng của họ đánh gọng kềm chúng ta. Nói chung, chiến dịch khó mà thành công, nhưng với tư cách là một chiến binh tôi không tránh khỏi ý nghĩ là thà thua trong danh dự còn hơn chấp nhận một nền hòa bình nhục nhã.
Lời kết luận của một vị Tổng Tham mưu trưởng được sùng kính là đúng theo truyền thống của quân đội Đức, nhưng có vẻ không được trung thực. Nhân dân Đức không biết Hindenburg đã nghĩ rằng nếu cố chống cự Đồng minh thì không những vô vọng, mà còn có thể khiến cho cấp chỉ huy quân đội quý giá bị tiêu diệt và từ đó nước Đức cũng bị hủy diệt theo.
Qua việc này, Quân đội Đức bị chê trách là đã quá khôn lanh và hèn nhát đã thúc đẩy chính phủ lâm thời ký hiệp ước đình chiến, và sau đó kết án chính phủ là quá yếu đuối, làm tổn hại đến quyền lợi của Đức.
Bây giờ, Đồng minh đang đòi hỏi Đức trả lời dứt khoát. Ngày 16 tháng 6, một ngày trước khi Hindenburg gửi văn bản trả lời cho Ebert, Đồng minh ra tối hậu thư: phải chấp nhận hòa ước chậm nhất là ngày 24 tháng 6, nếu không thỏa ước đình chiến sẽ bị chấm dứt và lực lượng Đồng minh sẽ "có biện pháp cần thiết để áp chế các điều khoản".
Một lần nữa, Ebert kêu gọi đến Quân đội: Nếu Bộ Tư lệnh Tối cao nghĩ có cơ may nhỏ nhoi nào đó để chống cự được Đồng minh, Ebert hứa đảm bảo Quốc hội sẽ bác bỏ hòa ước. Nhưng ông phải có ngay câu trả lời. Thời hạn chót của tối hậu thư, 24 tháng 6, đã đến. Nội các họp vào lúc 16:30 giờ để lấy quyết định cuối cùng.
Hindenburg và Tướng Wilhelm Groener, nhân vật số 2 trong Quân đội, hội ý với nhau. Vị Thống chế già nua, mệt mỏi nói: “Ông cũng như tôi biết rõ rằng không thể kháng cự bằng quân sự.” Nhưng một lần nữa, ông không có can đảm nói sự thật với Tổng thống Lâm thời của nền Cộng hòa. Ông bảo Groener: “Ông có thể trả lời cho Tổng thống cũng tốt như tôi thôi.”
Và một lần nữa, vị tướng can đảm Groener nhận trách nhiệm cuối cùng đáng lẽ phải thuộc về vị Thống chế, dù ông biết rằng ông bị đưa ra làm vật tế thần cho quân đội. Ông gọi cho Tổng thống nói rõ về quan điểm của Bộ Tư lệnh Tối cao.
Phê chuẩn và ký kết
Cảm thấy nhẹ nhõm vì các cấp chỉ huy Quân đội đã nhận trách nhiệm – sự kiện mà nhiều người chẳng bao lâu quên bẵng – Quốc hội với đa số lớn chấp nhận việc ký kết hòa ước. Quyết định được thông báo cho Clemenceau chỉ mười chín phút sau thời hạn chót của tối hậu thư. Bốn ngày sau, 28 tháng 6 năm 1919, Hòa ước được ký kết trong Lâu đài VersaillesParis. Đây chính là nơi năm xưa Đế chế Đức được tuyên bố thiết lập vào năm 1871 sau khi đại thắng Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp - Đức (1870 - 1871). Điều này thể hiện tinh thần báo thù của người Pháp đối với Đức kể từ sau chiến bại năm 1871.
Hòa ước Versailess được phê chuẩn bởi Hội Quốc liên (tiếng Pháp: Société des Nations) ngày 10 tháng 1 năm 1920. Riêng Hoa Kỳ không phê chuẩn Hòa ước Versailles, mà chủ trương đàm phán riêng rẽ với Đức.
Hậu quả
Thống chế Pháp là Ferdinand Foch phản đối Clemenceau và không bằng lòng với những điều khoản của Hòa ước này với nước Đức. Ông suýt nữa thì không cam chịu Hòa ước này. Foch cho rằng Hòa ước này quá mềm dẻo, không bắc những cây cầu lớn qua sông Rhine. Đồng thời, ông ta cũng nhận thấy những điềm báo về sự thất bại của Hòa ước đó. Vào ngày 21 tháng 6, Foch cho rằng người Đức vẫn tiếp tục "xảo trá" khi ông ta chứng kiến cảnh họ tự hủy hoại hạm đội của mình không rơi vào tay giặc. Chưa kể, Foch còn trở nên nổi cáu khi quần chúng nhân dân Đức đốt cháy mọi lá cờ Pháp mà Quân đội Đức giành lấy được trong cuộc Chiến tranh Pháp - Đức (1870 - 1871), nhằm ngăn cản việc trao trả những lá cờ này cho Pháp. Ông ta gửi thư cho vợ mình: "Bọn họ nhạo báng chúng ta. Toàn thể châu Âu là một đám nhốn nháo. Ấy là công trình của Clemenceau". Do đó, Foch từ chối làm lễ kỳ kết Hiệp ước này vào ngày 28 tháng 6 năm 1919 tại Versailles. Foch có lời tuyên bố, mà sau này càng trở nên đúng:
Đây không phải là một Hòa ước. Đây là một Thỏa ước ngừng bắn trong vòng 20 năm.[Ferdinad Foch]
Bất chấp những nỗ lực lớn nhất của Clemenceau, Hòa ước này đã thất bại trong việc thay đổi sự bất cân bằng chiến lược giữa nước Đức và Pháp : Đức vẫn còn đông dân hơn hẳn và có nền công nghiệp phát triển vượt trội Pháp. Quân đội Pháp thì quá yếu để có thể hủy diệt sức mạnh quân sự của Đức, và nhìn chung là ảnh hưởng của Pháp trong phe Hiệp Ước rất nhỏ bé để có thể nhờ vả Đồng Minh phân tán nước Đức. Thượng viện Hoa Kỳ từ chối phê chuẩn bản Hòa ước này vào tháng 1 năm 1920, và liên minh giữa Anh Quốc và Pháp bắt đầu suy sụp. Thống chế Foch trở nên chán ghét lời đề nghị một liên minh quân sự giữa Pháp và Anh Quốc, Hoa Kỳ - cái mà Clemenceau đặt niềm tin to lớn. Thành thử không những chiến thắng của Pháp vào năm 1918 hoàn toàn là một chiến thắng mà Pháp đã thất bại trong việc thiết lập một nền hòa bình lâu dài.
Quá trình hủy hoại Hòa ước Versailles của nước Đức
Hậu quả của Hòa ước Versailles trong nhất thời là gây bất mãn và phẫn nộ cho toàn thể nước Đức. Nó cũng cho thấy Đồng minh kém hiểu biết về tâm lý và ngoại giao để thuyết phục hoặc chuẩn bị tinh thần cho người Đức chấp nhận là họ phải gánh trách nhiệm đã gây ra chiến tranh và tự nguyện bồi thường thiệt hại. Thay vào đó, người Đức nghĩ rằng họ đã bị o ép một cách tủi nhục. Ngay trong ngày ký kết Hòa ước, tờ báo Deutsche Zeitung đã ghi nhận :
Hôm nay tại Nhà Kính ở Versailles một Hòa ước đáng hổ thẹn đã được ký kết. Không bao giờ tha thứ cho nó ! Chính tại nơi này, vào năm 1871 huy hoàng, Đế chế Đức ra đời trong mọi niềm huy hoàng của mình, hôm nay danh dự của nước Đức đã bị chôn xuống mả. Không bao giờ tha thứ cho nó ! Sẽ có sự báo thù cho nỗi nhục năm 1919 - Tờ báo Deutsche Zeitung
Vào năm 1919, Tướng Hans von Seeckt thống lĩnh Quân đội Liên bang Đức (Reichswehr) thời Cộng hòa Weimar trở nên đánh phá mạnh mẽ vào Hòa ước Versailles. Theo Điều khoản 160 thì Bộ Tổng Tham mưu Đức bị cấm chỉ, nhưng ông tái hiện lại Bộ Tham mưu Đức thông qua việc thành lập Bộ chỉ huy Quân đội Đức (Truppenamt). Dù các Điều khoản 176 và 177 cấm đoán các Hàn lâm viện Chiến tranh và Học viện đào luyện Sĩ quan, nhưng ông gầy dựng lại những tổ chức này.[10] Vào năm 1922, nước Đức ký kết Hiệp định Rapallo với Liên bang Xô Viết. Dưới danh nghĩa là tái lập quan hệ ngoại giao, thỏa thuận thương mại và xóa bỏ đòi hỏi chiến phí của hai bên, Hiệp định Rapallo cho phép chiến sĩ Quân đội Liên bang Đức đến đào luyện cho chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, là một sự phá vỡ hạn chế của Hòa ước Versailles về sự mở mang khả năng quân sự của Đức. Hiệp định này đã phá tan tành hy vọng về một liên minh Pháp - Xô, đồng thời Đức được công nhận ngầm là một cường quốc.
Chính phủ Đức cũng dùng những biện pháp kinh tế để tránh né Hòa ước Versailles, thí dụ như chủ ý gây lạm phát tiền tệ đất nước. Cụ thể hơn, họ chủ trương không nộp khoản chiến phí mà Hòa ước này yêu cầu. Đồng thời, Hoa Kỳ khẩn cấp yêu cầu Pháp trả nợ cho mình. Điều này đã dẫn tới khủng hoảng vào năm 1923 : trong tháng 1 năm ấy, liên quân Pháp - Bỉ xâm lược thung lũng Ruhr giàu sắt và than đá và chiếm đóng trong suốt 2 năm rưỡi. Cuối cùng, một giải pháp chính thức được đề xuất để chấm dứt cuộc khủng hoảng : đó là kế hoạch Dawes, quân xâm lăng rút khỏi Ruhr. Nhưng cuộc khủng hoảng còn có ý nghĩa to lớn hơn, đó là cuộc kháng cự bất bạo động của những người thợ mỏ Đức chống quân xâm lược Pháp - Bỉ đã khiến cho nhân dân đồng loạt ủng hộ họ, trong khi đó, việc quân Pháp kêu gọi họ làm việc trở lại chỉ khiến cho toàn dân Đức càng thêm căm ghét kẻ thù xâm lăng. Sau khi khủng hoảng kết thúc, khoảng chiến phí mà Đồng Minh áp đặt cho nước Đức trong Hòa ước Versailles bị giảm đi rất nhiều, và quan hệ Anh - Pháp càng thêm suy sụp do nước Anh có thiện cảm với cuộc kháng cự bất bạo động vì chính nghĩa của những người thợ mỏ Đức. [12]
Quan hệ quốc tế từ năm 1933 cho đến năm 1939 có một điểm bật là Hòa ước Versailles bị Lãnh tụ Đức Quốc XãAdolf Hitler nghiền nát thành hàng trăm mảnh. Vốn trước thời Hitler, nhân dân Đức đã căm ghét Hòa ước đó, các nhà chính trị của Cộng hòa Weimar đã chú trọng việc phá vỡ Hòa ước này, và khi Hitler lên nắm quyền thì nó đã suy sụp. Anh Quốc và Pháp đã rút quân khỏi miền Rheinland, và các khoản bồi thường chiến phí đã bị xóa sổ. Nước Mỹ càng trở nên cô lập, trong khi Đế quốc Nhật Bản trỗi dậy mạnh mẽ ở vùng Cận Đông làm cho Anh Quốc lo sợ.
Khi mới lên lãnh đạo nước Đức, Hitler trở nên thận trọng trong đường lối đối ngoại. Ông chưa nghĩ đến chuyện phá vỡ trật tự Âu châu theo Hiệp định Versailles, dù đó là mục tiêu chính của ông và ông cũng muốn đánh gục Pháp. Thay vào đó, ông chỉ chớp lấy thời cơ một khi nó hiện ra, thay vì chấp nhận mạo hiểm. Ông đọc bài diễn văn kể lại sự kinh hoàng của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vẫn còn làm cho ông khiếp vía, và thể hiện lòng quyết tâm né tránh một cuộc chiến tranh mới. Ông cũng luôn luôn nhấn mạnh rằng nước Đức chỉ muốn Hòa ước Versailles "trong sạch" hơn, chứ không phải là phá bỏ nó. Dù cái Hòa ước chết tiệt này chỉ bắt buộc nước Đức phải từ giã vũ khí, Hitler tuyên bố rằng nó bắt mọi quốc gia phải làm điều ấy và ông rút Đức khỏi các thảo luận về giải trừ quân bị và "Hội Quốc Liên" vào Mùa Thu năm 1933. Với lý lẽ tương tự để chống lại Hòa ước Versailles, vào năm 1935 Lãnh tụ Hitler cho thiết lập lực lượng Không quân (Luftwaffe) và mở mang lực lượng Quân đội Đức gấp 5 lần quân số hiện tại, làm cho Anh Quốc và Pháp phải tập trung vào "Mặt trận Stresa". Anh Quốc và Pháp không thể chống nổi những thay đổi lớn lao này, làm cổ võ cho chí khí của Hitler. Trong thỏa thuân Hải quân Anh-Đức vào năm 1935, Anh Quốc coi đó là thời cơ để hạn chế lực lượng Hải quân Đức Quốc xã, tuy nhiên thỏa thuận laị là một bước tiến cho việc xóa sổ Hòa ước Versailles.
Bấy giờ Hội Quốc Liên suy yếu trong khi nước Ý liên minh với Đức. Trong một cuộc bỏ phiếu toàn dân, nước Đức lấy lại được vùng Saarland, và nhận thấy các quốc gia châu Âu khác rối loạn Hitler cho quân tiến vào vùng phi quân sự hóa Rheinland vào tháng 3 năm 1936. Đây là một cuộc liều lĩnh táo bạo của ông, là sự chọc thủng tàn dư của Hòa ước Versailles, là chiến thắng to lớn của Hitler, dời đi cái vùng đệm giữ nước Đức và Pháp. Với việc phòng thủ biên giới phía Tây Đức, Hòa ước Versailles thì đổ nát còn Pháp thì khó thể tiến quân vào nước Đức. Anh Quốc thì chẳng lo ngại gì khi người Đức hành binh vào lãnh thổ của chính họ, còn Pháp thì bất lực, không thể làm gì được. Không những thế, Đức can thiệp mạnh mẽ vào cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, trong khi Anh Quốc và Pháp chẳng làm nên cái trò trống gì và điều này dẫn đến việc hình thành khối Trục Roma - Berlin vào tháng 11 năm 1936. Thất bại của Hòa ước Versailles tuy là nguyện vọng của Hitler nhưng đồng thời còn là mong ước của biết bao người dân Đức. Cho đến cuối năm 1937, dù chưa được chôn cất nhưng Hòa ước này đã bị tiêu diệt, và nước Đức với sức mạnh quân sự vô song trở thành một cường quốc trên thế giới, cùng với Ý và Nhật Bản đe dọa đến Pháp và Anh Quốc.
Sự thành lập hội Quốc liên (League of Nations).
Một trong những vấn đề cơ bản đầu trên được các nước tham dự Hội nghị Versaillès nhất trí là việc thành lập Hội Quốc liên. Công ước thành lập Hội quốc liên là văn kiện đầu tiên được kí kết cùng với Hiến chương của Hội. Theo đó, mục đích của Hội Quốc liên là “khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện nền hoà bình và an ninh thế giới”, và để thực hiện mục đích đó người ta đề ra một số nguyên tắc như: không dùng chiến tranh trong quan hệ giữa các nước, quan hệ quốc tế phải rành mạch và dựa trên đạo lí, phải thi hành những cam kết quốc tế... Ngày 10 - 1 - 1920, Hội Quốc liên chính thức thành lập với 44 nước kí vào công ước sáng lập, Hội quốc liên có 3 tổ chức chính: Đại hội đồng (gồm tất cả các nước thành viên, họp mỗi năm một lần vào tháng 9), Hội đồng thường trực (gồm 5 uỷ viên các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Italia - sau đó còn lại 4 vì Mĩ không tham gia, và một số uỷ viên có kì hạn, họp mỗi năm ba lần), Ban thư ký thường trực như một nội các làm việc hành chính thường xuyên. Các cơ quan chuyên môn của Hội Quốc liên gồm có Toà án quốc tế (có trụ sở thường trực ở La Hay) và các tổ chức khác như: Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức sức khoẻ (HO), uỷ ban người tị nạn (HCR) ... Nội dung hoạt động do Hội Quốc liên đề ra là giám sát việc giải trừ quân bị, tôn trọng và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, giải quyết các tranh chấp quốc tế, thực hiện “chế độ uỷ trị” đối với một số lãnh thổ “chưa đủ điều kiện tự quản”... Nước nào vi phạm công ước, gây chiến tranh sẽ bị xem là gây chiến với toàn thể hội viên và sẽ bị trừng phạt dưới hai hình thức: bằng biện pháp kinh tế và tài chính (do tất cả các nước hội viên bắt buộc phải thi hành) và bằng những biện pháp quân sự.
Sự ra đời của Hội Quốc Liên, một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên, đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ quốc tế thế kỷ XX. Về danh nghĩa, Hội Quốc Liên trở thành một tổ chức giám sát trật tự quốc tế mới, nhằm ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, những hoạt động của Hội quốc Liên là nhằm duy trì trật tự thế giới mới do các cường quốc chiến thắng áp đặt tại Hội nghị Versaillès. Với "chế độ uỷ trị", Anh, Pháp đã chia nhau hầu hết các thuộc địa của Đức và lã nh thổ của đế quốc Thổ Nhĩ Kì.
Các biện pháp về giải trừ quân bị và sự trừng phạt chỉ mang ý nghĩa hình thức vì Hội Quốc liên không có sức mạnh thực tế để thực thi các quyết định của mình. Để Hội Quốc Liên có thể trở thành một công cụ có hiệu quả, tổ chức này phải có ý chí chính trị thống nhất và có khả năng quân sự cần thiết. Những sự kiện diễn ra sau này sẽ cho thấy sự bất lực của Hội Quốc Liên trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Hội Quốc Liên được thành lập theo sáng kiến của Tổng thống Mĩ Uynxơn nhưng Mĩ từ chối không tham gia do những tham vọng của Mĩ đã không được thực hiện trong Hội nghị Versaillès. Điều đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của tổ chức này.
Hoà ước Versaillès với Đức
Hoà ước Versaillès với Đức kí ngày 28 - 6 - 1919, văn kiện quan trọng nhất của hệ thống hoà ước Versaillès, đã quyết định số phận của nước Đức. Hoà ước khẳng định nước Đức bại trận phải chịu trách nhiệm về “tội ác gây chiến tranh”, do đó phải trả lại cho Pháp hai tỉnh Andat và Loren (Alsace-Lorraine); nhường cho Bỉ khu ơpen Manmơđi (Eupen Malmedy) và Môrêxnet (Moresnet); cắt cho Ba Lan vùng Pômêrani ( Pomerania) và một “hành lang chạy ra biển”; cắt cho Đan Mạch vùng Bắc Sơlexvít (Slesvig) ... Thành phố cảng Đăngd ích (Dantzig nay là Gơđanxcơ, Ba Lan) và đảo Hengôlan sẽ do Hội quốc liên quản trị. Hạt Xarơ (Sarre) của Đức cũng giao cho Hội Quốc liên quản trị trong thời hạn 15 năm, các mỏ than ở đây thuộc về Pháp. Sau thời hạn này sẽ tiến hành trưng cầu ý dân để quyết dịnh hạt Xarơ sẽ thuộc về nước nào (sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1935, hạt Xarơ đã thuộc về nước Đức). Đồng thời toàn bộ hệ thống thuộc địa của Đức đều trở thành đất uỷ trị của Hội Quốc liên và được giao cho các cường quốc Anh, Pháp, Nhật, Bỉ... quản lí .
Nước Đức còn bị hạn chế vũ trang đến mức thấp nhất: chỉ được giữ lại 100.000 bộ binh với vũ khí thông thường, không có không quân, không có hạm đội tầu ngầm và thiết giáp hạm. Vùng tả ngạn sông Ranh (gần biên giới Pháp) và 3 đầu cầu vùng hữu ngạn sẽ do quân đội Đồng minh đóng trong vòng 15 năm và rút dần quân nếu Đức thi hành hoà ước. Vùng hữu ngạn sông Ranh với chiều rộng 50 km sẽ trở thành khu phi quân sự. Nước Đức còn phải bồi thường chiến tranh cho các nước thắng trận số tiền (do Hội nghị Luân đôn th áng 4 - 1921 qui đinh) là 132 tỉ Mác vàng, trong đó trả cho Pháp: 52% Anh 22%, Italia: 10%, Bỉ: 8%... Với hoà ước này, nước Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Toàn bộ gánh nặng của hoà ước Versaillès đè lên vai nhân dân Đức. Tuy thế, hoà ước Versaillès không thủ tiêu được tiềm lực kinh tế chiến tranh của Đức. Sau này, với sự trợ giúp của Mĩ, Anh, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, nước Đức đã khôi phục và trở thành một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở châu Âu trong thập niên 30.
Các hoà ước khác
Cùng với hoà ước Versaillès kí với Đức, những hoà ước khác cũng lần lượt kí kết với các nước bại trận trong hai năm 1919 - 1920. Với hoà ước Xanh Giéc manh (Saint - Germain) kí với Áo ngày 10 - 9 -1919 và Hoà ước Trianông (Trianon) kí với Hunggari ngày 4-6-1920, đế quốc Áo - Hung trước kia không còn nữa mà bị tách thành hai nước nhỏ: áo chỉ còn 6,5 triệu dân với diện tích 84.000 km2, Hunggari cũng mất 1/3 lãnh thổ trước kia, chỉ còn lại 92.000km2 với 8 triệu dân. Mỗi nước chỉ được quyền có khoảng 30.000 quân và phải bồi thường chiến phí. trên lãnh thổ của đế quốc Áo - Hung cũ đã thành lập hai quốc gia mới là Tiệp Khắc và Nam Tư. Một số nước được mở rộng thêm đất đai từ lãnh thổ của đế quốc áo - Hung: Rumani được thêm vùng Bucôvina (Bukovine và Tơranxinvani (Transylvanie), Italia được thêm vùng Tơrentin và Itxtria (Trentin - Istrie), Ba Lan cũng được thành lập với vùng Galixia thuộc áo và các vùng đất khác thuộc Đức và Nga.
Ở bán đảo Ban căng, số phận hai nước thua trận là Bungari và đế quốc Ôttôman cũng được quyết định. Với hoà ước Nơiy (Neuilly) kí với Bungari ngày 27-11-1919, lãnh thổ Bungari bị thu hẹp lại so với trước kia do phải cắt một số đất đai ở biên giới phía Tây cho Nam Tư, cắt vùng Thơraxơ (Thrace) cho Hi Lạp (do vậy bị mất cảng Đêđêaghát (Dédéagatch) và lối ra biển Êgiê (Egée) và cắt tỉnh Đôbrútgia (Dobroudja) cho Rumani. Ngoài ra, Bungari phải bồi thường chiến phí là 2,25 tỉ phơ răng, phải nộp cho các nước lán g giềng trong phe chiến thắng (Nam Tư, Hi lạp, Rumani) 37.000 gia súc lớn, 33.000 gia súc nhỏ, đồng thời phải hạn chế lực lượng vũ trang xuống còn không quá 20.000 người. Hoà ước Xevrơ (Sevres) với thổ Nhĩ Kì kí ngày 11 - 8 - 1920 đã chính thức xoá bỏ sự tồn tại của đế quốc Ôttôman. Xiri, Libăng, Palextin và Irắc tách khỏi thổ Nhĩ Kì và đặt dưới quyền “bảo hộ” của Anh và Pháp. Ai cập chịu sự “bảo hộ” của Anh, bán đảo Aráp được coi là thuộc “phạm vi thế lực” của Anh. Phần đất châu Âu của Thổ Nhĩ Kì phải cắt cho Hi Lạp (trừ Ixtambun và vùng ngoại ô). Các eo biển của Thổ Nhĩ Kì được đặt dưới quyền kiểm soát của một uỷ ban gồm các đại biểu của Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản.
Toàn bộ những hoà ước nói trên hợp thành Hệ thống hoà ước Versaillès. Đây là văn bản chính thức đầu tiên xác định việc phân chia thế giới của chủ nghĩa đế quốc. Trật tự mới này đem lại lợi ích cho các cường quốc thắng trận, nhất là Anh. Anh chẳng những mở rộng hệ thống thuộc địa đồng thời quyền bá chủ mặt biển vẫn được giữ vững. Pháp và Nhật cũng giành được khá nhiều quyền lợi. Tuy nhiên, những điều khoản khắt khe của Hệ thống hoà ước Versaillès đối với các nước chiến bại, nhất là Đức, trên thực tế chẳng những đã không thể thực hiện được mà còn làm tăng thêm tâm lý phục thù của các nước này. Đó là mâu thuẫn nảy sinh ngay từ khi hệ thống này mới được hình thành. Đồng thời, tham vọng lãnh đạo thế giới của giới cầm quyền Mĩ cũng chưa được thực hiện. Chính vì thế các nước đế quốc đã phải tiếp tục giải quyết những bất đồng về quyền lợi tại một hội nghị tiếp theo ở Washington.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét