2/9/17

Thành tựu văn hóa thời Heian 794-1192.

Thành tựu văn hóa thời Heian 794-1192.
- Mặc dù văn hóa Nhật Bản trong những năm đầu thời Heian về cơ bản vẫn chịu ảnh hưởng của văn hóa Đường nên được gọi chung là văn hóa Đường phong.
- Nhưng đây chính là thời kỳ các ảnh hưởng ngoại lai dần dung hợp với các yếu tố văn hóa bản địa để chuẩn bị cho sự ra đời của một nền văn hóa Nhật Bản đặc sắc.
- Thời kỳ này, văn học Hán vẫn được coi là một môn học quan trọng.
- Hệ thống các trường Đại học và Quốc học của nhà nước đã trở nên lạc hậu.
- Thay vào đó các trường tư thục có cả thư viện và ký túc xá được giới quý tộc và các gia đình khá giả tín nhiệm gửi con cháu theo học.
- Trong suốt gần 4 thế kỷ thời Heian, văn hoá Nhật Bản chủ yếu là văn hóa của giai cấp quý tộc trong triều đương thờ.
- Đó là các hình thức lễ nghi, trang phục, và các thú tao nhã.
- Họ thích làm thơ waka (Hoà ca: Thơ làm theo lối Nhật, phần lớn là Tanka, tức là đoản ca, mỗi bài có 5 hàng và 31 chữ, đặt theo thứ tự 5-7-5-7-7) để nói lên tình cảm của mình đối với cảnh đẹp của thiên nhiên, lòng sùng kính thần thánh, hay để tỏ tình với người yêu.
- Nhiều tác phẩm văn học xuất sắc phần lớn là do phái nữ, viết bằng chữ kana (giả danh: chữ viết thảo, dựa theo âm của chữ Hán để diễn tả tiếng nói của người Nhật) có tầm mức quốc tế được sáng tác trong thời kỳ này.
- Hai tác phẩm nổi tiếng nhất trong đó là Genki monogatari (Truyện kể về Genki) của Murasaki Shikibu (978-1016?) và Makura no soshi (Cuốn sách gối đầu) của Sei Shonagon (thế kỷ thứ X và XI).
- Phái nam hồi đó rất chú trọng việc trau dồi chữ Hán, xem đó như là đặc quyền của họ, nên thích diễn đạt theo môi trường ngôn ngữ này, do đó phái nữ thường bị ngăn cản không cho học chữ Hán vô hình chung chiếm ưu thế trong việc sáng tác bằng chữ Kana.
- Nói về tôn giáo, đạo Phật trong thòi Heian có hai phái chính: hai phái này được đưa vào Nhật Bản do hai nhà sư nổi tiếng: phái Tendai do Saicho (Tối trừng, 762-822, còn có tên là Dengyo Daishi: Truyền giáo đại sư) và phái Shingon do Kukai (Không hải, 774-835, còn có tên là Kobo Daishi: Hoằng pháp đại sư) .
- Tuy vậy, vào thời Heian đạo Phật vẫn chưa được truyền bá rộng rãi, phái Tendai thường chỉ được phổ biến trong những người thuộc dòng họ của thiên hoàng và tín đồ của phái Shingon chỉ giới hạn trong giai cấp quý tộc.
- Lúc này, ở Nhật Bản, quá trình dung hợp giữa Phật giáo và Thần đạo (Shinbutsu Shugo), vốn đã bắt đầu từ cuối thời Nara, càng diễn ra mạnh mẽ.
- Đức Phật và các vị Bồ Tát được coi là hiện thân của các vị thần.
- Trong khuôn viên của Thần xá dựng thêm chùa gọi là Jin guji (Thần cung tự), còn có các chùa thờ thêm thần gọi là Chinshujin (Thần trấn thủ).
- Mỹ thuật Phật giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Mật giáo.
- Kỹ thuật điêu khắc Ichiboku Zukuri (Nhất mộc tạo, tức là tạc tượng trên một khúc gỗ) trở nên phổ biến.
- Các bức tranh thể hiện thế giới theo quan niệm Mật giáo (Mandala) ở chùa Shingo (Thần hộ), tranh Bất động minh vương (sứ giả của Phật Tổ Như Lai)… là các tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật hội họa thời kỳ này.
- Nghệ thuật Thư đạo được truyền vào từ Trung Quốc được triều đình và giới sư tăngc ao cấp tiếp nhận hào hứng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét