Cơ cấu
bộ máy nhà nước thời Nara 810-894.
- Thời Nara còn được gọi là thời đại
quý tộc (Kuge: công khanh) vì trong khoảng thời gian này giai cấp quý tộc chi
phối đời sống chính trị và văn hoá của cả nước.
- Thành phần của giai cấp quý tộc là
con cháu của những thị tộc có quyền thế từ những đời trước.
- Bộ máy chính quyền trung ương gồm hai
cơ quan chính là Jingikan (Thần kỳ quan, chăm lo việc tế lễ Shinto) và Daijokan
(Thái chính quan, gồm 8 bộ, đảm đương chính sự).
- Trên thực tế, hai vai trò chính trị
và tế lễ được coi trọng như nhau và quan hệ mật thiết.
- Triều đình Nara được chia làm 8 bộ,
thay vì 6 bộ của nhà Đường.
- Đứng đầu 8 bộ đó là Daijokan (Thái
chính quan), trực thuộc 3 vị đại thần: Daijo Daijin (Thái chính đại thần),
Sadaijin (Tả đại thần) và Udaijin (Hữu đại thần).
- Dưới họ là các Dainagon (Đại nạp
ngôn).
- Các chức vụ này do quý tộc cao cấp đảm
nhiệm.
- Song song với Daijokan có Jingikan
(Thần kỳ quan, thần kỳ: trời đất, gọi chung các vị thần) lo việc tế lễ Shinto.
- Tám bộ trực thuộc Daijokann do
Sabenkan (Tả biện quan) và Ubenkan (Hữu biện quan) trực tiếp quản lý.
- Sabenkan phụ trách bốn bộ gồm: Trung
vụ tỉnh, thức bộ tỉnh, tri bộ tỉnh, dân bộ tỉnh.
- Ubenkan phụ trách bốn bộ gồm: Binh bộ
tỉnh, hình bộ tỉnh, đại tàng tỉnh, cung nội tỉnh.
- Ngoài ra, còn có Shonagon (Thiếu nạp
ngôn) trong Daijokan là cơ quan trực tiếp hầu cận Thiên Hoàng.
- Độc lập với Daijikan là hai cơ quan
Danshondai (Dân chính đài) chuyên giám sát các quan lại và oeifu (ngũ vệ phủ) bảo
vệ Hoàng thất và kinh thành.
- Vùng lân cận kinh thành được gọi là
Kinai (kỳ nội).
- Kinai gồm 5 Kuni (quốc, tức tỉnh) là
Yamato, Yamashiro, Settsu, Kwachi và Izumi.
- Ngoài ra, cả nước được chia thành 7
Do (đạo) là Tokai, Tosan, Hokuriku, Sanyo, Sanin, Nankai và Seikai.
- Mỗi Do lại gồm nhiều Kuni.
- Ở địa phương có các Kuni, đứng đầu
Kuni là Quốc ty. Dưới Kuni là Koori, đứng đầu Koori là Quận ty.
- Cuối cùng là Ri, đứng đầu Ri là Lý
trưởng. Với bộ máy như vậy, chính quyền đã quản lý đất nước một cách chặt chẽ,
thúc đẩy nhiều hoạt động kinh tế và văn hóa, phát triển đất nước.
Văn
hóa thời Nara 810-894
- Đây là thời kỳ văn hóa Nhật Bản chịu ảnh
hưởng trực tiếp của văn hóa Trung Quốc thời sơ Đường thông qua các đoàn sứ giả
liên tục được cử sang đường.
- Thời kỳ này, Phật giáo rất phát triển
và được coi là phương tiện chủ yếu để ổn định tình hình chính trị, xã hội.
- Nhật Bản tiếp thu văn hoá Trung Quốc qua nhiều
mặt, quan trọng nhất là: (1) chữ viết (chữ Hán),
- (2) Học thuyết, chế độ chính trị và
xã hội Khổng giáo; (3) Phật giáo;
- (4) những khía cạnh khác của văn hoá
Trung Quốc như văn học, mỹ thuật, kiến trúc, nông nghiệp, giao thông, v.v...
- Mô phỏng theo kinh đô Trường An của
nhà Đường; Heijo (thường được gọi là Nara) là kinh đô đầu tiên của Nhật Bản,
xây dựng vào năm 710.
- Thời Nara (tương ứng với thời kỳ Nara
là kinh đô của Nhật Bản) cũng là thời kỳ cực thịnh của ảnh hưởng văn hoá Trung
Quốc.
- Một nền văn hóa quý tộc mang nặng màu
sắc Phật giáo được hình thành và phát triển mạnh trong những năm Tempyo (Thiên
Bình) nên được gọi là văn hóa Tempyo.
- Các Thiên Hoàng cho xây dựng Todaiji (Đông
đại tự) và Seidaiji (Tây đại tự) ở Nara, khiến Nara nổi tiếng với cái tên Nam
đô thất đại tự.
- Một biểu hiện của sự phát triển Phật
giáo thời kỳ này là giới quý tộc Nhật Bản từ chỗ tiếp thu Phật giáo về mặt hình
thức như đua nhau xây chùa, dựng tháp, tạc tượng Phật, đã chuyển sang bảo hộ
cho các tự viên nghiên cứu tư tưởng Phật giáo và tổ chức cứu tế dân nghèo.
- Lúc này, nhiều tông phái Phật giáo đã
xuất hiện.
- Nổi tiếng là 6 tông phái ở Nara (Nam
đô lục tông), bao gồm: Sanrin (Tam luận), Jojitsu (Thành thực), Kegon (Hoa
nghiêm), Hotsusho (Pháp tướng), Gusha (Câu xá).
- Chế độ giáo dục thời kỳ này cũng được
chú trọng.
- Triều đình trực tiếp quản lý Daigaku
(Đại học) ở kinh thành và giao cho các địa phương quản lý Kokugaku (Quốc học).
- Đây là những trường học đào tạo các
quan lại theo tư tưởng Nho giáo.
- Trong thời Nara hai cuốn sử đầu tiên
về Nhật Bản do chính người Nhật biên soạn được ra đời. - - Đó là Kojiki (Cổ sự
ký; 712) và Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỷ; 720).
- Dựa trên những thần thoại và truyền
thuyết của Nhật Bản về thửa khai thiên lập địa, hai cuốn này cho rằng
Amaterasu-no-Mikami, con gái cuả hai vị thần Izanagi và Izanami, là thần sáng lập
ra Nhật Bản và dòng họ Thiên hoàng.
- Cũng theo hai cuốn này, thiên hoàng đầu
tiên của Nhật Bản là Jimmu (Thần vũ), cháu nhiều đời của Amaterasu, trị vì nước
này từ ngày 11 tháng 2, năm 660 trước công nguyên.
- Phải
chăng những người biên soạn hai cuốn sử này muốn đề lao truyền thống lịch sử
lâu dài của nước Nhật để chứng minh rằng nước họ chẳng thua kém gì Trung Quốc,
nhằm đem lại niềm tự tin và tự hào dân tộc trước ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc
ngày càng lan rộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét