2/9/17

Thành tựu văn hóa thời Heian 794-1192.

Thành tựu văn hóa thời Heian 794-1192.
- Mặc dù văn hóa Nhật Bản trong những năm đầu thời Heian về cơ bản vẫn chịu ảnh hưởng của văn hóa Đường nên được gọi chung là văn hóa Đường phong.
- Nhưng đây chính là thời kỳ các ảnh hưởng ngoại lai dần dung hợp với các yếu tố văn hóa bản địa để chuẩn bị cho sự ra đời của một nền văn hóa Nhật Bản đặc sắc.
- Thời kỳ này, văn học Hán vẫn được coi là một môn học quan trọng.
- Hệ thống các trường Đại học và Quốc học của nhà nước đã trở nên lạc hậu.
- Thay vào đó các trường tư thục có cả thư viện và ký túc xá được giới quý tộc và các gia đình khá giả tín nhiệm gửi con cháu theo học.
- Trong suốt gần 4 thế kỷ thời Heian, văn hoá Nhật Bản chủ yếu là văn hóa của giai cấp quý tộc trong triều đương thờ.
- Đó là các hình thức lễ nghi, trang phục, và các thú tao nhã.
- Họ thích làm thơ waka (Hoà ca: Thơ làm theo lối Nhật, phần lớn là Tanka, tức là đoản ca, mỗi bài có 5 hàng và 31 chữ, đặt theo thứ tự 5-7-5-7-7) để nói lên tình cảm của mình đối với cảnh đẹp của thiên nhiên, lòng sùng kính thần thánh, hay để tỏ tình với người yêu.
- Nhiều tác phẩm văn học xuất sắc phần lớn là do phái nữ, viết bằng chữ kana (giả danh: chữ viết thảo, dựa theo âm của chữ Hán để diễn tả tiếng nói của người Nhật) có tầm mức quốc tế được sáng tác trong thời kỳ này.
- Hai tác phẩm nổi tiếng nhất trong đó là Genki monogatari (Truyện kể về Genki) của Murasaki Shikibu (978-1016?) và Makura no soshi (Cuốn sách gối đầu) của Sei Shonagon (thế kỷ thứ X và XI).
- Phái nam hồi đó rất chú trọng việc trau dồi chữ Hán, xem đó như là đặc quyền của họ, nên thích diễn đạt theo môi trường ngôn ngữ này, do đó phái nữ thường bị ngăn cản không cho học chữ Hán vô hình chung chiếm ưu thế trong việc sáng tác bằng chữ Kana.
- Nói về tôn giáo, đạo Phật trong thòi Heian có hai phái chính: hai phái này được đưa vào Nhật Bản do hai nhà sư nổi tiếng: phái Tendai do Saicho (Tối trừng, 762-822, còn có tên là Dengyo Daishi: Truyền giáo đại sư) và phái Shingon do Kukai (Không hải, 774-835, còn có tên là Kobo Daishi: Hoằng pháp đại sư) .
- Tuy vậy, vào thời Heian đạo Phật vẫn chưa được truyền bá rộng rãi, phái Tendai thường chỉ được phổ biến trong những người thuộc dòng họ của thiên hoàng và tín đồ của phái Shingon chỉ giới hạn trong giai cấp quý tộc.
- Lúc này, ở Nhật Bản, quá trình dung hợp giữa Phật giáo và Thần đạo (Shinbutsu Shugo), vốn đã bắt đầu từ cuối thời Nara, càng diễn ra mạnh mẽ.
- Đức Phật và các vị Bồ Tát được coi là hiện thân của các vị thần.
- Trong khuôn viên của Thần xá dựng thêm chùa gọi là Jin guji (Thần cung tự), còn có các chùa thờ thêm thần gọi là Chinshujin (Thần trấn thủ).
- Mỹ thuật Phật giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Mật giáo.
- Kỹ thuật điêu khắc Ichiboku Zukuri (Nhất mộc tạo, tức là tạc tượng trên một khúc gỗ) trở nên phổ biến.
- Các bức tranh thể hiện thế giới theo quan niệm Mật giáo (Mandala) ở chùa Shingo (Thần hộ), tranh Bất động minh vương (sứ giả của Phật Tổ Như Lai)… là các tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật hội họa thời kỳ này.
- Nghệ thuật Thư đạo được truyền vào từ Trung Quốc được triều đình và giới sư tăngc ao cấp tiếp nhận hào hứng.

Tình hình kinh tế - xã hội thời Heian 794-1192.

Tình hình kinh tế - xã hội thời Heian 794-1192.
- Pháp chế thời Heian cũng có nhiều thay đổi so vời thời Nara.
- Nếu thời Nara, khái niệm Ritsu (luật) chỉ những quy định pháp lý mang tính hệ thống, tương đương với luật hình sự hiện nay, còn Ryo (lệnh) chỉ những quy định pháp lý cụ thể hơn trong các lĩnh vực hành chính, dân sự, tố tụng…
- Đến thời Heian xuất hiện các quy định mới là Kyaku (cách) và Shiki (thức).
- Kyaku là điều luật mới đã được chỉnh lý, bổ sung thêm, còn Shiki chỉ các quy định cụ thể.
- Một trong những cải cách Taika tiếp thu từ Trung Quốc là chủ trương ban điền.
- Chủ trương này tuy nhiên không được thực thi hết mức vì uy quyền của Thiên Hoàng ngày càng suy giảm, đất đai ngày càng vào trong tay của giai cấp quý tộc và các chùa chiền.
- Từ giữa thế kỷ thứ VIII, với sự khuyến khích của triều đình, công cuộc khai khẩn ruộng đất hoang đã diễn ra trong cả nước.
- Ruộng khẩn hoang từ cuối thời Nara sang đầu thời Heian gồm sắc chỉ điền (ruộng chỉ khẩn hoang theo sắc chỉ của Thiên hoàng bằng lao dịch của bách tính),  ruộng do chùa xã lớn, quý tộc, quan lại và địa chủ thuê nông dân khai khẩn và ruộng do nông dân tự khai hoang.
- Dưới thời Fujiwara và thời Viện chính, tình hình ruộng đất ở Nhật Bản có nhiều thay đổi.
- Pháp hoàng, quý tộc và các chùa lớn ở kinh đô trở thành chủ sở hữu của những vùng đất rộng lớn gồm một hoặc vài tỉnh và được gọi là Chigyo kokushu (chi hành quốc chủ), nắm toàn quyền cai trị và thu hoa lợi của vùng.
- Các gia thần, cận thần của họ được cử xuống điều hành các địa phương với tư cách là quốc ty hay lãnh chủ.
- Những đất tư này gọi là Shoen (Trang viên), không chịu đóng thuế, ngày càng trở thành độc lập với chính quyền của trung ương về kinh tế cũng như chính trị.
- Thường dân ngày càng phải lệ thuộc vào Shoen, nhờ Shoen che chở, bao bọc.
-  Nói một cách khác, dân chúng dần dần xem Shoen là đối tượng để phục vụ thay vì chính quyền trung ương.
- Trong khi đó,  các Shoen vũ trang cho con cháu trong gia đình và các người phục vụ, dạy họ các môn võ nghệ, mở đầu sự hình thành của giai cấp Samurai (vũ sĩ).
  - Thế lực samurai đi từ địa phương, tiến dần về kinh thành (Kyoto) bởi lẽ quý tộc trong triều đình nhờ samurai giúp đỡ để bảo vệ quyền lợi của họ trong các cuộc tranh chấp nội bộ.
- Vào giữa thế kỷ thứ 12, tranh chấp trong triều về vấn đề kế tục ngôi thiên hoàng đã đưa hai họ samurai lớn nhất là Minamoto (còn gọi là Genji, có căn cứ ở vùng đồng bằng Kanto) và Taira (còn gọi là Heike, có địa bàn thế lực ở vùng cận biển Seto) vào thế đối lập, mỗi bên ủng hộ một phái.
- Họ Taira lúc đầu thắng thế, Taira-no-Kiyomori (1118-1181) nắm quyền bính trong triều và tự phong cho mình làm Daijo daijin, chức vị cao nhất trong triều đình.
- Samurai ở địa phương đặc biệt ở vùng Kanto, vốn bất mãn với quý tộc trong triều, ủng hộ Minamoto-no-Yoritomo- người con trai còn sống sót của dòng họ Minamoto-chống lại Kiyomori.
- Phân tranh giữa hai dòng họ Minamoto và Taira kéo dài trong 6 năm, cuối cùng Yorimoto đánh họ Taira trong trận thuỷ chiến ở Dan-no-ura, gần Shimonoseki ngày nay.

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ VĂN HÓA THỜI NARA

Cơ cấu bộ máy nhà nước thời Nara 810-894.
- Thời Nara còn được gọi là thời đại quý tộc (Kuge: công khanh) vì trong khoảng thời gian này giai cấp quý tộc chi phối đời sống chính trị và văn hoá của cả nước.
- Thành phần của giai cấp quý tộc là con cháu của những thị tộc có quyền thế từ những đời trước.
- Bộ máy chính quyền trung ương gồm hai cơ quan chính là Jingikan (Thần kỳ quan, chăm lo việc tế lễ Shinto) và Daijokan (Thái chính quan, gồm 8 bộ, đảm đương chính sự).
- Trên thực tế, hai vai trò chính trị và tế lễ được coi trọng như nhau và quan hệ mật thiết.
- Triều đình Nara được chia làm 8 bộ, thay vì 6 bộ của nhà Đường.
- Đứng đầu 8 bộ đó là Daijokan (Thái chính quan), trực thuộc 3 vị đại thần: Daijo Daijin (Thái chính đại thần), Sadaijin (Tả đại thần) và Udaijin (Hữu đại thần).
- Dưới họ là các Dainagon (Đại nạp ngôn).
- Các chức vụ này do quý tộc cao cấp đảm nhiệm.
- Song song với Daijokan có Jingikan (Thần kỳ quan, thần kỳ: trời đất, gọi chung các vị thần) lo việc tế lễ Shinto.
- Tám bộ trực thuộc Daijokann do Sabenkan (Tả biện quan) và Ubenkan (Hữu biện quan) trực tiếp quản lý.
- Sabenkan phụ trách bốn bộ gồm: Trung vụ tỉnh, thức bộ tỉnh, tri bộ tỉnh, dân bộ tỉnh.
- Ubenkan phụ trách bốn bộ gồm: Binh bộ tỉnh, hình bộ tỉnh, đại tàng tỉnh, cung nội tỉnh.
- Ngoài ra, còn có Shonagon (Thiếu nạp ngôn) trong Daijokan là cơ quan trực tiếp hầu cận Thiên Hoàng.
- Độc lập với Daijikan là hai cơ quan Danshondai (Dân chính đài) chuyên giám sát các quan lại và oeifu (ngũ vệ phủ) bảo vệ Hoàng thất và kinh thành.
- Vùng lân cận kinh thành được gọi là Kinai (kỳ nội).
- Kinai gồm 5 Kuni (quốc, tức tỉnh) là Yamato, Yamashiro, Settsu, Kwachi và Izumi.
- Ngoài ra, cả nước được chia thành 7 Do (đạo) là Tokai, Tosan, Hokuriku, Sanyo, Sanin, Nankai và Seikai.
- Mỗi Do lại gồm nhiều Kuni.
- Ở địa phương có các Kuni, đứng đầu Kuni là Quốc ty. Dưới Kuni là Koori, đứng đầu Koori là Quận ty.
- Cuối cùng là Ri, đứng đầu Ri là Lý trưởng. Với bộ máy như vậy, chính quyền đã quản lý đất nước một cách chặt chẽ, thúc đẩy nhiều hoạt động kinh tế và văn hóa, phát triển đất nước.
Văn hóa thời Nara 810-894
- Đây là thời kỳ văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Trung Quốc thời sơ Đường thông qua các đoàn sứ giả liên tục được cử sang đường.
- Thời kỳ này, Phật giáo rất phát triển và được coi là phương tiện chủ yếu để ổn định tình hình chính trị, xã hội.
-  Nhật Bản tiếp thu văn hoá Trung Quốc qua nhiều mặt, quan trọng nhất là: (1) chữ viết (chữ Hán),
- (2) Học thuyết, chế độ chính trị và xã hội Khổng giáo; (3) Phật giáo;
- (4) những khía cạnh khác của văn hoá Trung Quốc như văn học, mỹ thuật, kiến trúc, nông nghiệp, giao thông, v.v...
- Mô phỏng theo kinh đô Trường An của nhà Đường; Heijo (thường được gọi là Nara) là kinh đô đầu tiên của Nhật Bản, xây dựng vào năm 710.
- Thời Nara (tương ứng với thời kỳ Nara là kinh đô của Nhật Bản) cũng là thời kỳ cực thịnh của ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc.
- Một nền văn hóa quý tộc mang nặng màu sắc Phật giáo được hình thành và phát triển mạnh trong những năm Tempyo (Thiên Bình) nên được gọi là văn hóa Tempyo.
- Các Thiên Hoàng cho xây dựng Todaiji (Đông đại tự) và Seidaiji (Tây đại tự) ở Nara, khiến Nara nổi tiếng với cái tên Nam đô thất đại tự.
- Một biểu hiện của sự phát triển Phật giáo thời kỳ này là giới quý tộc Nhật Bản từ chỗ tiếp thu Phật giáo về mặt hình thức như đua nhau xây chùa, dựng tháp, tạc tượng Phật, đã chuyển sang bảo hộ cho các tự viên nghiên cứu tư tưởng Phật giáo và tổ chức cứu tế dân nghèo.
- Lúc này, nhiều tông phái Phật giáo đã xuất hiện.
- Nổi tiếng là 6 tông phái ở Nara (Nam đô lục tông), bao gồm: Sanrin (Tam luận), Jojitsu (Thành thực), Kegon (Hoa nghiêm), Hotsusho (Pháp tướng), Gusha (Câu xá).
- Chế độ giáo dục thời kỳ này cũng được chú trọng.
- Triều đình trực tiếp quản lý Daigaku (Đại học) ở kinh thành và giao cho các địa phương quản lý Kokugaku (Quốc học).
- Đây là những trường học đào tạo các quan lại theo tư tưởng Nho giáo.
- Trong thời Nara hai cuốn sử đầu tiên về Nhật Bản do chính người Nhật biên soạn được ra đời. - - Đó là Kojiki (Cổ sự ký; 712) và Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỷ; 720).
- Dựa trên những thần thoại và truyền thuyết của Nhật Bản về thửa khai thiên lập địa, hai cuốn này cho rằng Amaterasu-no-Mikami, con gái cuả hai vị thần Izanagi và Izanami, là thần sáng lập ra Nhật Bản và dòng họ Thiên hoàng.
- Cũng theo hai cuốn này, thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản là Jimmu (Thần vũ), cháu nhiều đời của Amaterasu, trị vì nước này từ ngày 11 tháng 2, năm 660 trước công nguyên.
- Phải chăng những người biên soạn hai cuốn sử này muốn đề lao truyền thống lịch sử lâu dài của nước Nhật để chứng minh rằng nước họ chẳng thua kém gì Trung Quốc, nhằm đem lại niềm tự tin và tự hào dân tộc trước ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc ngày càng lan rộng.

CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI THỜI YAMATO

Chính sách đối nội của Thái tử Shotoku
Vào nửa sau thế kỷ thứ VI, triều đình Yamato lâm vào tình trạng suy thoái và phân liệt.
Sau khi lên ngôi, Nữ hoàng Suiko cử cháu của bà là Umayado no miko (con trai của Thiên Hoàng Yomei) làm Hoàng thái tử, hiệu là Shotoku.
Cả nữ hoàng và thái tử đếu có quan hệ huyết thống chặt chẽ với dòng họ Soga và được Soga Umako hết lòng ủng hộ.
Người đóng vai trò lớn nhất trong việc tiếp thu văn hoá Trung Quốc vào thủơ ban sơ là Thái tử Shotoku (Thánh Đức: 574-622), thuộc dòng họ Soga
Từ đây trong vòng 30 năm, Thái tử Thánh Đức trực tiếp điều hành quốc chính và đã ban hành một loạt cải cách quan trọng nhằm củng cố quyền lực của nhà nước Yamato.
Với tư cách là Nhiếp chính của triều đình, Shotoku tích cực truyền bá đạo Phật, xây cất chùa chiền, củng cố và nâng cao uy tín của chính quyền trung ương.
Khôi phục quyền lực của triều đình Yamato đứng đầu là Thiên Hoàng.
Ông đặt ra nhiệm vụ cốt yếu lúc này là giải quyết vấn đề Triều Tiên, chiếm Mimana
Khôi phục quyền lực của triều đình Yamato đứng đầu là Thiên Hoàng.
Tập hợp nhân tài cho một nhà nước thống nhất và củng cố vai trò của Phật giáo.
Năm 603, công bố Mười hai bậc quan vị trong đó quy định rõ ràng chức vụ, địa vị, phẩm phục của các vị quan lại trong triều, củng cố bộ máy quan lại của chính quyền trung ương.
Chế độ quan lại 12 cấp quy định tất cả các thần dân, bất kể xuất thân giàu nghèo, bằng tài năng và công tích của mình có thể được phong quan vị.
Quan vị chỉ giới hạn một đời, không được thừa kế.
Chế độ này đã đánh vào quan niệm Thị tính cũ và mở ra triển vọng chiêu tập nhân tài trong tầng lớp thường dân và Toraijin.
Chế độ quan chức mới này bao gồm 12 cấp, được quy định theo quan niệm đạo đức Nho giáo Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí – Tín  và quan niệm Ngũ hành Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy.
Trong đó, thứ tự các cấp gắn liền với trang phục và màu mũ.
Năm 604, Thái tử cho công bố Mười bảy điều Hiến pháp làm nền tảng cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền ở Nhật.
Đây là 17 quy định và giáo huấn về đạo đức dành cho quan lại triều đình
Những quy định này được xây dựng trên cơ sở quan niệm Nho giáo và tư tưởng tuyệt đối hóa của Thiên Hoàng.
Năm 620, Thái tử giao cho Soga Umako biên soạn Chính sử ghi chép về dòng họ Thiên Hoàng, quốc ký, ghi chép về dòng họ Omi, Muraji, Tomo no Miyatsuko, Kuni no miyatsuko và ghi chép về thần dân.
Đây là cuốn sử được biên soạn theo kiểu Chính sử của Trung Quốc và Triều Tiên nhằm khẳng định vị trí của triều đình Yamato với nước ngoài và thần dân trong nước.
Chính sách đối ngoại của Thái tử Shotoku thế kỷ VI-VII.
Vào nửa sau thế kỷ thứ VI, triều đình Yamato lâm vào tình trạng suy thoái và phân liệt.
Sau khi lên ngôi, Nữ hoàng Suiko cử cháu của bà là Umayado no miko (con trai của Thiên Hoàng Yomei) làm Hoàng thái tử, hiệu là Shotoku.
Cả nữ hoàng và thái tử đếu có quan hệ huyết thống chặt chẽ với dòng họ Soga và được Soga Umako hết lòng ủng hộ.
Người đóng vai trò lớn nhất trong việc tiếp thu văn hoá Trung Quốc vào thủơ ban sơ là Thái tử Shotoku (Thánh Đức: 574-622), thuộc dòng họ Soga.
Từ đây trong vòng 30 năm, Thái tử Thánh Đức trực tiếp điều hành quốc chính và đã ban hành một loạt cải cách quan trọng nhằm củng cố quyền lực của nhà nước Yamato.
Ông đặt ra nhiệm vụ cốt yếu lúc này là giải quyết vấn đề Triều Tiên, chiếm Mimana.
Khôi phục quyền lực của triều đình Yamato đứng đầu là Thiên Hoàng.
Tập hợp nhân tài cho một nhà nước thống nhất và củng cố vai trò của Phật giáo.
Năm 600, Shotoku cử Sứ thần mang Quốc thư sang Trung Quốc để đặt quan hệ ngoại giao với nhà Tuỳ.
Trong thời gian nhiếp chính Shotoku gởi tất cả là 3 phái đoàn sang Trung Quốc, mỗi phái đoàn gồm có tăng lữ, học giả về lịch sử và văn học Trung Quốc, nho sĩ v.v.
Trong Quốc thư của nước Yamato gửi Tùy Dượng đế có câu: “Thiên tử xứ Mặt trời mọc kính gửi Thiên tử xứ Mặt trời lặn” .
Như vậy, ít nhất Nhật Bản cũng tỏ ra mình là một quốc gia đối đẳng với Trung Quốc.
Nhật Bản cũng bành trướng mạnh mẽ quyền lực của mình ở Triều Tiên, đặc biệt họ liên minh với vương quốc Baekche để chống lại Koguryo.
Nhật Bản đã cố gắng thiết lập quan hệ đối đẳng với TQ.
Năm 600, Shotoku đã gửi hơn một vạn quân sang chiếm lại Nhậm Na.
Nhưng sau khi quân Nhật về nước, Tân La lại đem quân đòi lại.
Năm 602, Shotoku cử em trai là Kume No Miko (Lai Mục Hoàng Tử) làm Sei Shiragi Shogun (Chinh Tân La Tướng Quân), tập hợp khoảng hai vạn năm nghìn binh chuẩn bị sang đánh Tân La.
Tuy nhiên, tất cả các kế hoạch chuẩn bị của Shotoku đều không thành vì các tướng quân đều ngã bệnh nên kế hoạch bị hoãn lại.
Sau nhiều lần chuẩn bị không thành, lại ý thức tình hình trong nước chưa ổn, Shotoku quyết định từ bỏ việc đánh chiếm lại Nhậm Na.
Thay vào đó, ông chủ trương thúc đẩy giao lưu với nhà Tùy.
Chính sách đối với Trung Quốc của Thái tử Shotoku.
- Vào nửa sau thế kỷ VI, triều đình Yamato lâm vào tình trạng suy thoái và phân liệt.
- Sau khi lên ngôi, Nữ hoàng Suiko cử Umayado no miko (Cứu hộ hoàng tử) là con trai của Thiên hoàng Yomei và là cháu của bà, làm Hoàng thái tử, hiệu là Shotoku (Thánh Đức).
- Từ đây trong vòng 30 năm, Thái tử Thánh Đức trực tiếp điều hành quốc chínhvà đã ban hành một loạt cải cách quan trọng nhằm củng cố quyền lực của nhà nước Yamato.
- Ông đặt ra nhiệm vụ cốt yếu lúc này là giải quyết vấn đề Triều Tiên, chiếm Mimana; khôi phục quyền lực của triều đình Yamato đứng đầu là Thiên hoàng; tập hợp nhân tài cho một nhà nước thống nhất và củng cố vai trò của Phật giáo.
- Năm 620, Thái tử giao cho Soga Umako biên soạn Chính sử. Đây là cuốn sử được biên soạn theo kiểu Chính sử của Triều Tiên nhằm khẳng định vị trí của triều đình Yamato đối với nước ngoài và thân dân trong nước.
- Năm 589, nhà Tùy đã hoàn thành việc thống nhất đất nước, kết thúc cục diện phân tranh Nam Bắc triều.
- Mô hình nhà nước trung ương tập quyền thâu tóm đến cấp quận huyện của nhà Tùy đã trở thành mục tiêu cải cách của Shotoku.
- Năm 600, Shotoku cử Sứ thần mang Quốc thư sang Trung Quốc để đặt quan hệ ngoại giao với nhà Tuỳ.
- Năm 607, ông cử Ono no Imoko (Tiểu Dã Muội Tử) cầm đầu đoàn sứ tiết sang Tùy.
- Cùng năm đó, Ono được cử sang Tùy lần thứ hai.
- Năm sau, khi Ono về nước, nhà Tùy đã cử Bùi Thế Thanh sang Nhật làm sứ giả.
- Năm 614, Shotoku lại cử Inugami no Mitasuki (Khuyển Thượng Ngự Điền Thù) sang sứ Tùy.
- Cùng đi với các sứ giả là các lưu học sinh và sư tăng.
- Họ ở lại Tùy nhiều năm, nghiên cứu chế độ chính trị, văn hóa, Phật giáo… và  khi về nước đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Nhật Bản, ngay cả khi Shotoku qua đời.
- Trong thời gian nhiếp chính Shotoku gởi tất cả là 3 phái đoàn sang Trung Quốc, mỗi phái đoàn gồm có tăng lữ, học giả về lịch sử và văn học Trung Quốc, nho sĩ v.v.
- Trong Quốc thư của nước Yamato gửi Tùy Dượng đế có câu: “Thiên tử xứ Mặt trời mọc kính gửi Thiên tử xứ Mặt trời lặn” hay “Đông Thiên hoàng kính bạch Tây Thiên hoàng”.
- Cách xưng hô này khác hẳn với cách xưng thần trong các bức thư thời Ngũ vương trước kia và cho thấy ý thức tự chủ của Shotoku và triuề đình Yamato trong quan hệ với nhà Tùy.
- Như vậy, ít nhất Nhật Bản cũng tỏ ra mình là một quốc gia đối đẳng với Trung Quốc.
- Nhật Bản cũng bành trướng mạnh mẽ quyền lực của mình ở Triều Tiên, đặc biệt họ liên minh với vương quốc Baekche để chống lại Koguryo.

- Nhật Bản đã cố gắng thiết lập quan hệ đối đẳng với TQ.

Tình hình chính trị xã hội thời Yamato từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII

Tình hình chính trị xã hội thời Yamato từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII
- Vào cuối thế kỷ thứ III, ở Nhật đã hình thành một vương quốc hùng mạnh - Vương quốc Yamato.
- Từ cuối thế kỷ thứ III, những ảnh hưởng về hình thức mai táng của lục địa đã được thủ lĩnh và vua của các tiểu quốc áp dụng.
- Người Nhật thời Yamato bắt đầu xây mồ lớn bằng đất để chôn các tộc trưởng, đánh dấu bước đầu của thời kỳ văn hoá Kofun (cổ phần; mộ cổ), kéo dài cho đến đầu thế kỷ thứ VIII.
- Kofun có nhiều hình dáng như tròn, vuông, trên tròn dưới vuông, trước vuông sau tròn.
- Trong đó, loại trước vuông sau tròn có quy mô lớn nhất và được coi là loại mộ cổ điển hình của Nhật Bản.
- Dựa vào đặc điểm về hình dáng, quy mô, cấu trúc của mộ cổ và các đồ tùy táng mà người ta chia văn hóa Kofun làm ba thời kỳ chính là tiền kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. 
- Kofun lúc đó có quy mô cực kỳ to lớn (mộ hay lăng) lớn nhất có chiều dài là 800 mét.
- Quanh lăng thường có các hàng tượng đất sét (haniwa)  mang hình người mặc áo giáp, nhà cửa, ngựa hay các động vật khác rất có giá trị mỹ thuật cũng như khảo cổ.
- Vùng Yamato thuộc khu vực Kinki là một trong hai trung tâm phát triển của văn hóa Yayoi.
- Như vậy, có thể từ cuối thế kỷ III đến đầu thế kỷ IV, ở khu vực này đã xuất hiện một thế lực chính trị - tôn giáo hùng mạnh nhờ liên kết các thủ lĩnh bộ lạc dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh mạnh nhất.
- Trong các thế kỷ IV, V, thế lực chính trị này đã mở rộng cần ảnh hưởng bằng cách vừa chinh phục vừa liên kết với các vùng lân cận, tiến tới hình thành một nhà nước cổ đại thống nhất torng một phạm vi rộng lớn từ miền Bắc đảo Kyushu đến trung tâm đảo Honshu, gọi là nước Yamato (Đại Hòa).
- Vị thủ lĩnh hùng mạnh đứng đầu nhà nước này chính là tổ tiên của dòng họ Thiên Hoàng ngày nay.
- Từ giữa thế kỷ thứ IV, sau khi đã cơ bản ổn định tình hình trong nước, triều đình Yamato càng chú ý mở rộng thế lực sang bán đảo Triều Tiên.
- Xã hội Nhật Bản vào thời kỳ Yamato là xã hội thị tộc (uji : thị).
- Trong nước có nhiều thị tộc, và mỗi thị tộc được cai quản bởi tộc trưởng (uji no kami) và thờ một vị thần riêng của thị tộc đó, gọi là ujigami.
- Tộc trưởng có vai trò điều hành các nghi lễ tế thần, thống lãnh các thành viên thị tộc và đại diện cho thị tộc trong các cuộc thương thuyết.
- Cơ sở căn bản của xã hội lúc này vẫn là các thị tộc gồm nhiều gia đình sống quây quần trong một địa vực nhất định và thường có nghề nghiệp chung.
- Các thị tộc lớn sở hữu một số nông dân và thợ thủ công phụ thuộc không cùng dòng họ gọi là Bemin (bộ dân) hay Kakibe (bộ cung).
- Những người này sống thành gia đình và có nghĩa vụ lao động phục vụ cho thị tộc.
- Dòng dõi của Thiên Hoàng Nhật Bản cũng bắt nguồn từ một trong những thị tộc này, và sau khi thống nhất được lãnh thổ, thị tộc của Thiên Hoàng bắt đầu ban chức tước quý tộc (kabane) cho những thị tộc lớn khác để củng cố và khẳng định quyền uy của mình.

VĂN HÓA YAYOI

Văn hóa Yayoi  (từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ III SCN) và đặc điểm của nó.
- Vào khoảng thế kỷ thứ II trước công nguyên ở miền Bắc đảo Kyushu đã xuất hiện một loại đồ gốm khác hẳn đồ gốm Jomon.
- Trong khoảng hai thế kỷ, nên văn hóa cùng thời với loại đồ gốm này đã lan rộng ra toàn bộ miền tây nam nước Nhật, cho đến giữa đảo Honshu.
- Sau này các nhà khảo cổ học dựa vào địa danh nơi tìm thấy loại đồ gốm này đầu tiên để đặt tên là gốm Yayoi (Di sinh, từ thế kỷ III trước CN đến thế kỷ III sau CN).
- So với gốm Jomon, gốm Yayoi mỏng hơn, được làm từ chất liệu đất sét tốt hơn, được nung ở nhiệt độ cao (800 – 1000 độ) nên bền chắc hơn và có màu đỏ nâu.
- Đồ gốm được làm bằng tayhay bàn xoay, hình dáng thon, tiện sử dụng và hoa văn trang trí đơn giản.
- Sự phát triển của gốm Yayoi được chia thành 3 giai đoạn: tiền, trung và hậu kỳ.
- Dựa vào niên đại của đồ gốm, người ta cũng chia văn hóa Yayoi thành 3 giai đoạn: tiền, trung và hậu kỳ.
- Đặc trưng của nền văn hóa này là sự xuất hiện của công cụ bằng đá và việc phổ biến kỹ thuật trồng lúa.
- Các công cụ bằng đồng thau và sắt đã được những nhóm người di cư đưa vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên gần như cùng một lúc.
- Các hiện vật khảo cổ học tìm được cho thấy vào giai đoạn đầu của văn hóa Yayoi chủ yếu là các công cụ kim loại được sản xuất ở Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
- Từ giai đoạn trung kỳ văn hóa Yayoi, người Nhật đã mô phỏng theo những công cụ này để tự sản xuất ra đồ kim loại.
- Các công cụ bằng đồng tìm được gồm vũ khí hai cạnh sắc như kiếm, mũi tên, qua đồng, tìm thấy nhiều trong các di chỉ tiền và trung kỳ của văn hóa Yayoi ở miền Bắc Kyushu và Tây Nam Shikoku.
- Tiếp đó, trong các di chỉ trung và hậu kỳ Yayoi ở miền Tây nam đảo Honshu, mà trung tâm là khu vực Kinki, người ta tìm thấy số lượng lớn gương và đạc đồng. So với đồ đồng, đồ sắt dễ bị gỉ hơn nên số lượng hiện vật tìm được ít hơn.
- Các hiện vật sắt tìm được gồm vũ khí như kiếm, dao, thương, qua, mũi tên, nông cụ như rìu, lưỡi cày, dao gặt, gọt xe chỉ.
- Đồ trang sức bằng đá cũng tìm thấy nhiều như vòng tay, hạt xâu chuỗi hình tròn, hình ống, các mảnh ngọc cong bằng mã não, ngọc bích hay thạch anh.
- Công cụ bằng gỗ, tre tuy dễ bị mục nát theot hời gian nhưng vẫn được khá nhiều ở một số di chỉ cư trú và ruộng lúa đã khô cạn.
- Vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên một nền văn hoá mới đi từ TQ, Triều Tiên sang miền Bắc Kyushu gọi là văn hoá Yayoi (từ 250 TCN đến 250 sau CN; gọi theo tên của một di tích khảo cổ ở Tokyo).
- Người Yayoi biết làm đồ gốm bằng bánh xe quay và biết cách trồng lúa.
- Cách thức này bắt nguồn từ miền Nam Trung Hoa và Đông Nam Á.
- Khi truyền sang Nhật Bản đã đem lại những biến đổi sâu sắc đến cách sinh hoạt của người Nhật.

VĂN HÓA JOMON

Văn hóa Jomon
- Vào đầu thời Toàn tân (khoảng 1 vạn năm cách ngày nay), Nhật Bản trở thành một quần đảo tách ra khỏi lục địa Châu Á.
- Con người trên quần đảo này bắt buộc phải thích nghi với điều kiện sống mới cách xa đất liền.
- Để săn bắn có hiệu quả hơn, họ đã cải tiến các công cụ đá bằng kỹ thuật mài, đánh bóng và sử dụng nhiều hơn công cụ bằng gỗ, tre, sừng, xương.
- Đặc biệt người ta phát minh ra kỹ thuật làm gốm.
- Loại đồ gốm xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản có hoa văn đặc trưng hình dây thừng nên được gọi là gốm Jomon (thằng văn).
- Gốm Jomon xuất hiện ở Nhật Bản từ 8 nghìn năm đến 3 trăm năm trước công nguyên.
- Người ta lấy tên của loại đồ gốm này để gọi nên văn hóa đá mới có gốm đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản.
- Các di chỉ có gốm Jomon được tìm thấy trên khắp nước Nhật, đặc biệt tập trung nhiều ở phía Đông quần đảo Nhật Bản, ven bờ Thái Bình Dương như vịnh Sendai, vịnh Tokyo
- Dựa vào hình dáng và hoa văn, người ta chia đồ gốm Jomon thành 5 kỳ là tảo kỳ, tiền kỳ, trung kỳ, hậu kỳ và mạt kỳ.
- Gốm Jomon Tảo kỳ được tìm thấy nhiều tại các hang động hay mái đá, có hình bát sâu, đáy tròn hoặc nhọn, hoa văn gồm những đường gờ nổi hoặc rãnh chìm, màu nâu đen.
- Đồ gốm Tiền kỳ có hình dáng và trang trí phức tạp, thường có đáy bằng, hình bát sâu hoặc ống tròn, hoa văn dây thừng và các điểm nổi.
- Đồ gốm Trung kỳ có kích thước lớn, đáy bằng, hình ống tròn hoặc hình vò, hoa văn là những đường gờ nổi lớn.
- Vào Hậu kỳ và Mạt kỳ, gốm Jomon có thành mỏng hơn, được làm bằng loại đất sét tốt. Hình dáng cũng đa dạng hơn.
- Nền văn hoá Jomon là nền văn hóa xưa nhất của Nhật Bản.
- Nó ra đời cách đây 7 - 8000 năm TCN, tương đương với buổi đầu của thời đại đồ đá mới - và kéo dài cho đến năm 250 TCN.
- Người ta phát hiện các thạp bằng gốm, có hoa văn hình dây thừng nên gọi là Jomon.
- Kỹ thuật chế tạo gốm chưa cao lắm nhưng nhiều hoa văn trang trí rất đẹp.
- Các đồ gốm chủ yếu là đựng lương thực.
-  Chủ nhân của văn hoá Jomon săn bắt và hái  lượm. Đàn ông thì săn bắt, đàn bà thì hái lượm.
- Họ sống trong các nhà hang gọi là anatate. Mỗi nhà như vậy có khoáng 5,6 người.
Di tích Văn hóa Jomon
Người ta phát hiện các thạp bằng gốm, có hoa văn hình dây thừng nên gọi là Jomon. Gốm Jomon xuất hiện ở Nhật Bản từ 8 ngàn năm đến 300 năm trước công nguyên. Người ta lấy tên của loại đồ gốm này để gọi nền văn hóa đá mới có gốm đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản.
Các di chỉ có gốm Jomon được tìm thấy trên khắp nước Nhật, đẵc biệt tập trung nhiều ở vịnh phía Đông quần đảo Nhật Bản, ven bờ Thái Bình Dương như vịnh Sendai, vịnh Tokyo….Dựa vào hình dáng và hoa văn, người ta chia đồ gốm Jomon thành 5 kỳ là tảo kỳ, tiền kỳ, trung kỳ, hậu kỳ và mạt kỳ.
Gốm Jomon Tảo kỳ được tìm thấy nhiều tại các hang động hay mái đá, có hình bát sâu, đáy tròn hoặc nhọn, hoa văn gồm những đường gờ nổi hoặc rãnh chìm, màu nâu đen. Trên mặt gốm còn sót lại những dấu tích của các sợi thực vật.
Đồ gốm tiền kỳ có hình dáng và trang trí phức tạp, thường có đáy bằng, hình bát sâu hoặc ống tròn, hoa văn dây thừng và các điểm nổi.
Đồ gốm Trung kỳ có kích thước lớn, đáy bằng, hình ống tròn hoặc hình vò, hoa văn là những đường gờ nổi lớn.
Vào Hậu kỳ và Mạt kỳ, gốm Jomon có thành mỏng hơn, được làm bằng loại đất sét tốt. Hình dáng cũng đa dạng hơn, ngoài hình bát sâu còn có hình đĩa, bình, có loại có vòi rót.
Kỹ thuật chế tạo gốm chưa cao lắm nhưng nhiều hoa văn trang trí rất đẹp. các đồ gốm chủ yếu là đựng lương thực. Đặc điểm chung của gốm Jomon là được nặn bằng tay, nung lộ thiên ở nhiệt độ thấp (600 – 700 độ) nên thường có màu đen ám khói. Gốm Jomon được dùng để đựng, nấu hay tích trữ thức ăn.
Kinh tế: Chủ nhân của văn hoá Jomon săn bắt và hái lượm. Đàn ông thì săn bắt, đàn bà thì hái lượm. Họ sống trong các nhà hang gọi là Anatate. Mỗi nhà như vậy có khoảng 5,6 người. Đồ đá vẫn là công cụ phổ biến nhất. Bên cạnh những công cụ đá được ghè đẽo đã xuất hiện các công cụ đã được mài nhẵn và đánh bóng công phu. Các dụng cụ bằng xương, sừng hươu hay nanh lợn rừng, cũng rất phổ biến nhất là lưỡi câu và lưỡi giáo. Công cụ bằng tra, gỗ chủ yếu là cán dao, giáo, cung hay đĩa, bát và thuyền gỗ tròn.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, với hình dáng đặc biệt và hoa văn phức tạp, có thể gốm Jomon còn là các vật dụng cúng thần trong các nghi lễ tôn giáo.
Đặc điểm văn hóa Jomon
1- Biết sử dụng cung tên để săn các giống thú rừng cỡ nhỏ và cỡ nhỡ càng ngày càng tăng gia sinh sản.
2) Biết dùng đồ chứa bằng gốm (vò vại, nồi niêu) để nấu chín và dự trữ thức ăn.
3) Biết sử dụng dụng cụ đá mài. Đồ đá mài khác với đá đẽo là có thêm một đợt gia công để trở nên tinh vi hơn. Do đó thời này còn được mệnh danh là thời đồ đá mới (tân thạch khí).