Chương IV
NHẬT BẢN THỜI HIỆN ĐẠI
Những cải cách sau chiến tranh (1945 - 1952).
1. Tình
hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần II.
- Sau chiến tranh, Nhật Bản rơi vào tình trạng đổ
nát, hoang tàn.
- Về công nghiệp: 30% xí nghiệp, 80% tàu thuỷ, 21%
nhà cửa…bị phá hủy.
- Sản lượng công nghiệp năm 1946 giảm đến mức chưa
bằng 1/3 tổng sản lượng năm 1930 và chỉ bằng 1/7 mức sản lượng năm 1941.
- Về nông nghiệp: thiếu hụt lương thực trầm trọng,
xảy ra nạn đói.
- Lương thực bị thiếu hụt nghiêm trọng.
- Cùng với những thiệt hại về vật chất, tổn thất về
tính mạng cũng vô cùng to lớn.
- Số người Nhật thiệt mạng trong thời kỳ chiến
tranh, kể từ khi cuộc chiến Trung – Nhật nổ ra (1937) lên đến 3 triệu người.
- Về kinh tế, nguồn năng lượng chủ yếu lúc bấy giờ
của Nhật Bản là than và thủy diện đều bị giảm sút nghiêm trọng.
- Các mỏ than đều bị tê liệt hoàn toàn, do thiếu
than nên ngành đường sắt cũng bị khủng hoảng.
- Nền kinh tế nông nghiệp của Nhật Bản cũng bị khủng
hoảng do thiếu lực lượng lao động, thiết bị sản xuất và phân bón.
- Sản xuất vụ mùa năm 1945 cũng bị thất bát nặng,
sản lượng thu được chỉ bằng 2/3 so với thu nhập trung bình trước đó.
- Thảm họa đói, rét đe dọa toàn nước Nhật, nạn lạm
phát nghiêm trọng bùng nổ từ giữa năm 1945 kéo dài đến đầu năm 1949 đã khiến
cho giá cả nghiêm trọng.
- Riêng tại hai thành phố là Tokyo và Osaka có tới
60 % nhà cửa bị thiêu cháy.
- Tài sản của nhà nước bị tổn thất 25 % so với thời
kỳ trước chiến tranh.
- Tổng số thiệt hại về vật chất của Nhật Bản lên tới
64.3 tỉ yên tức là bằng 2 lần tổng thu nhập quốc dân của Nhật Bản trong năm tài
chính 1948 – 1949.
- Tổng thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 65 tỷ
yên, gấp đôi GDP của một năm, đẩy lùi Nhật Bản khoảng 25 năm.
- Thiệt hại về người cũng vô cùng to lớn. Số người
chết và bị thương lên tới 3 triệu người.
- Có khoảng 4 triệu người bị thất nghiệp, khoảng 7
triệu lính Nhật bị giải ngũ, về nước, khoảng 1,5 triệu người di dân trước chiến
tranh cũng buộc phải về nước…làm tăng thêm đội quân thất nghiệp.
- Trong một thời gian dài được giáo dục theo tinh
thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sùng bái chế độ Thiên Hoàng, việc bị bại trận,
chấp nhận đầu hàng và chịu sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài đã làm cho
tinh thần người Nhật rơi vào tình trạng suy sụp.
Tóm lại: sau chiến tranh Nhật Bản rơi vào tình trạng suy sụp về
kinh tế, khủng hoảng về xã hội và suy sụp về tinh thần.
2. Cải
cách về giáo dục sau chiến tranh thế giới lần II của Nhật Bản
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, hiến pháp mới
được công bố vào ngày 3/11/1946 để thay thế cho Hiến pháp Minh Trị được ban
hành vào năm 1889.
- Theo tinh thần của Hiến pháp mới, nền giáo dục ở Nhật Bản sau
chiến tranh cũng được cải cách trên rất nhiều phương diện.
- Năm 1946, một phái đoàn giáo dụng Mỹ do tiến sĩ
G.D. Stoddard đã đến Nhật và và xây dựng một báo cáo về chương trình tái thiết
hệ thống giáo dục ở Nhật,
- Chấm dứt vai trò Shinto như là quốc giáo, tách
Shinto ra khỏi chính trị và giáo dục.
- Chủ trương tách biệt những ảnh hưởng của các tôn
giáo và các xu thế chính trị, dân tộc cực đoan khác ra khỏi nội dung giáo dục.
- Xác định tư tưởng chủ đạo của giáo dục là hoà
bình, chống chiến tranh.
- Biên soạn lại toàn bộ sách giáo khoa, loại bỏ tư
tưởng dân tộc cực đoan trong giáo dục.
- Cải cách hệ thống giáo dục theo hệ thống giáo dục
Mỹ 6-3-3-4 năm. Đặt mục tiêu giáo dục phổ cập bậc PTCS (9 năm).
- Các nhà giáo dục Nhật Bản theo tư tưởng dân chủ
cũng quyết tâm xây dựng một chế độ giáo dục mới khoa học và tiến bộ.
- Những nội dung tư tưởng chủ đạo đã được thể hiện
trong Bộ luật cơ bản về giáo dục.
- Nền giáo dục mới thể hiện tính đa dạng trong cơ
cấu giáo dục với nhiều loại hình trường học được thiết lập ở tất cả các cấp.
- Nội dung chương trình được biên soạn dựa trên thực
tiễn lịch sử của dân tộc vì sự tiến bộ, lợi ích quốc gia và quyền lợi của nhân
dân.
- Bộ luật chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ
nghĩa quân phiệt; tôn trọng các quyền cơ bản của con người và của các cá nhân.
- Mục tiêu căn bản của giáo dục thời kỳ này là
khuyến khích phát triển văn hóa, xây dựng một thế hệ những người có tri thức và
tư tưởng hòa bình.
- Các chỉ dụ của Thiên Hoàng trước đây, được coi
là cơ sở để xây dựng đường lối giáo dục, đều bị bãi bỏ.
- Những môn học căn bản trong thời chiến như
“Shushin” (Tu thân) và “Kokushi” (Quốc sử) đã bị loại bỏ.
- Thay vào đó là các môn “Shakaika” (Khoa học xã hội).
- Luật giáo dục ban hành năm 1947 cũng quy định chế
độ giáo dục theo nguyên tắc: 6 – 3 – 3 – 4.
- Học sinh sẽ học 6 năm tiểu học, 3 năm trung học
cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học.
Chế độ giáo dục bắt buộc là
9 năm tức là học sinh buộc phải đến trường và tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
3. Cải
cách kinh tế sau chiến tranh thế giới lần II .
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, là một nước bại trận, Nhật Bản bị
tàn phá nặng nề về mọi mặt.
Tổng số thiệt hại về vật chất của Nhật Bản lên tới 64,3 tỷ yên tức
là bằng hai lần tổng thu nhập quốc dân của Nhật Bản trong năm tài chính 1948 –
1979.
Như vậy là toàn bộ của cải tích lũy được trong 10 năm (1935 –
1945) đã bị tiêu hủy hoàn toàn.
Những vấn đề gay gắt nhất của xã hội Nhật Bản lúc này là tình trạng
thất nghiệp, thiếu nguyên liệu và lạm phát.
Về kinh tế, nguồn năng lượng chủ yếu lúc bấy giờ của Nhật Bản là
than và thủy điện đều bị giảm sút nghiêm trọng.
Để xây dựng và phát triển nền kinh tế mới theo nguyên tắc tự do cạnh
tranh, SCAP cho rằng: việc đầu tiên là phải thủ loại bỏ tình trạng tập trung
kinh tế mà trọng tâm là giải thể các Zaibatsu.
Thêm vào đó, để ngăn chặn sự phục hưng của các Zaibatsu, hơn 2.000
người có mối liên hệ với các tập đoàn tài phiệt bị trục xuất ra khỏi công ty.
Từ tháng 4 / 1947, “Luật chống độc quyền” (Dokusen Kinshi) được
ban hành nhằm ngăn chặn sự phục hồi của các thế lực tài phiệt và “trở thành
nguyên tắc căn bản của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh”.
Giải tán các tập đoàn tài phiệt, chủ yếu là 4 tập đoàn lớn là
Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo và Yasuda.
Chia các tập đoàn này thành hàng trăm công ty nhỏ.
Loại bỏ những người của các tập đoàn tài phiệt này ra khỏi chức vụ
lãnh đạo công ty.
Ban hành Luật chống độc quyền.
Cử nhiều chuyên gia tài chính hàng đầu (Joseph Dodge) sang cố vấn
chống lạm phát, xây dựng nền tài chính ổn định là lành mạnh.
Ban hành đống yên mới với tỷ giá 1 USD = 360 yên.
Cắt giảm trợ cấp đối với một số xí nghiệp, nới lỏng kiểm soát
thương mại.
Tiến hành cải cách ruộng đất.
Quy định chính phủ mua lại ruộng đất của địa chủ vắng mặt, bán lại
cho nông dân với giá rẻ, cho vay tiền với lãi suất thấp, trả trong vòng 30 năm.
Nhờ đó mà những nông dân muốn canh tác đều có thể có ruộng đất để
sản xuất.
Để giảm thiểu tiến tới xóa bỏ những đặc quyền của giai cấp địa chủ,
SCAP đã thực thi những biện pháp kiên quyết để cắt giảm quy mô sở hữu đất đai của
giai cấp này để loại trừ hình thức bóc lột phong kiến, đem lại ruộng đất cho
nông dân.
Cải cách ruộng đất được
đánh giá là một cải cách thành công.
Nhật Bản thời phát triển cao độ (1952 - 1973)
4. Sự
phát triển công nghiệp và nông nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ 1952-1973
a.
Công nghiệp
-
Là lĩnh vực phát triển nhanh nhất, tốc độ bình quân hơn 20%; từ năm 1960 đến
1970 tăng lên khoảng 2,5 lần.
-
Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật là điện tử gia dụng và đóng tàu.
-
Trong những năm 1950 – 1960, tốc độ tăng trưởng hàng năm của công nghiệp Nhật Bản
là 15.9 %, gấp 6 lần Mỹ (2.6%), hơn gấp 5 lần Anh (2.9%), xấp xỉ 3 lần Pháp
(5.4%).
-
Những năm 1961 – 1970, con số này của Nhật Bản là 13.5 %,
-
Vào những năm 1970, công nghiệp xe hơi của Nhật chiếm vị trí đáng kể và đang
vươn lên chiếm vị trí hàng đầu trong nền công nghiệp.
-
Các sản phẩm của Nhật có sức cạnh tranh rất mạnh ở nước ngoài vì vừa tốt, rẻ, đẹp,
ít tốn nhiên liệu.
- Đến
giữa thập niên 70, chi phí nghiên cứu phát triển của Nhật trong GDP dứng hang
thứ hai trên thế giới (sau Mỹ)
-
Các sản phẩm công nghiệp dân dụng nổi tiếng thế giới như tivi, tủ lạnh, ô tô…
-
Đóng được tàu chở dầu có trọng tải trên 1 triệu tấn.
-
Nhật Bản trở thành một trong bat rung tâm kinh tế - tài chính của thế giới
(cùng với Mỹ và Tây Âu).
b. Nông nghiệp
-
Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh với trình độ điện khí hoá,
cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và tăng năng suất.
-
Cuối những năm 1960 đã đảm bảo được 75% lương thực. Chất lượng lương thực cao.
-
Những năm 1967 – 1969, sản lượng lương thực đã đủ cung cấp cho hơn 80 % nhu cầu
tiêu dùng trong nước.
-
Ngành chăn nuôi phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt.
-
Ngành chăn nuôi đã giải quyết được 2/3 nhu cầu thịt sữa.
-
Chăn nuôi bò thịt và bò sữa rất phát triển ở vùng Hokkaido và Kagoshima.
-
Nghề đánh bắt và nuôi cá cũng phát triển vào bậc nhất thế giới.
-
Người Nhật dẫn đầu thế giới về tiêu thụ cá tính theo đầu người.
-
Đánh cá rất phát triển, sản lượng cá tính theo đầu người hàng năm là 86kg.
- Tổng sản lượng gạo của Nhật
tăng từ 9.5 triệu tấn (năm 1950) lên 13 triệu tấn (năm 1975).
5. Sự
tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong thời kỳ 1952-1973.
- Thời kỳ 1952 – 1973 là thời kỳ Nhật Bản đạt được
những bước tiến thần kỳ về kinh tế và sự ổn định về chính trị - xã hội.
- Trong thời kỳ này, các ngành kinh tế của Nhật Bản đều đạt sự
tăng trưởng hết sức mau chóng.
-
Năm 1955, hoàn toàn khôi phục, đạt mức trước chiến tranh.
-
Trong thời kỳ này, các ngành kinh tế của Nhật Bản đều đạt được sự tăng trưởng hết
sức nhanh chóng.
-
Trong những năm 1950, tốc độ tăng trưởng bình quân là 7 %, mức cao nhất thế giới
lúc bấy giờ.
- Từ
năm 1952 đến 1958, tổng sản phẩm quốc dân đã tăng với tốc độ 6.9 % bình quân
hàng năm.
-
Năm 1959 tăng 10% gây sửng sốt cho các nhà kinh tế lúc bấy giờ.
-
Năm 1960 là 15,4 % và suốt thập niên 1960 tăng bình quân trên 10%.
-
Đó là sự tăng trưởng thần kỳ về kinh tế.
- Tốc
độ cao này được duy trì suốt trong những năm 60.
-
Năm 1960, Nhật vượt qua Canada.
-
Năm 1965, Nhật vượt qua Pháp, Anh.
-
Năm 1968, Nhật vượt qua Tây Đức.
-
Sau đó trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trong hệ thống TBCN, sau Mỹ.
- Mặc
dù vẫn chịu sự chi phối của những quy luật kinh tế nhưng trong thập kỷ 60, tổng
sản phẩm quốc dân tăng trung bình hàng năm là 10 %.
-
Trong những năm 1970, mặc dầu gặp khủng hoảng dầu lửa nhưng kinh tế Nhật vẫn đạt
mức tăng trưởng trung bình trên 7%, một tỷ lệ rất cao đương thời.
-
Trong những năm 1970 – 1973, tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản giảm xuống chỉ còn
7,8 nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế.
-
Những lĩnh vực sản xuất then chốt của Nhật Bản đều đạt được những phát triển
nhanh nhất.
-
Trong những năm 1950 – 1960, tốc độ tăng trưởng hàng năm của công nghiệp Nhật Bản
là 15,9 %, gấp 6 lần Mỹ (2,6 %), hơn gấp 5 lần Anh (2,9 %), xấp xỉ 3 lần Pháp
(5,4 %) và gấp 2 lần Tây Đức (9,4 %).
- Những năm 1961 – 1970,
con số này của Nhật Bản là 1.,5 %.
6. Nguyên
nhân phát triển nhanh của kinh tế Nhật trong thời kỳ 1952-1973.
a.
Nguyên nhân quốc tế
-
Đây là thời kỳ mà nền kinh tế thế giới đạt mức phát triển cao.
- Sự
tiến bộ của nhiều thành tựu khoa học và việc ứng dụng những thành tựu đó trong
các lĩnh vực kinh tế và phát triển công nghiệp thời gian sau chiến tranh đã tạo
ra động lực thúc đẩy mức tăng trưởng cao đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Trong vòng 20 năm (1950 – 1970), GDP của thế giới đã tăng trung bình 5% mỗi
năm.
- Từ
năm 1955 đến 1970, trao đổi mậu dịch quốc tế cũng tăng 7.5 %.
- Đối
với Nhật Bản, cùng với những tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên và tranh
thủ nhập được nguồn nguyên liệu dầu thô của nước ngoài với giá hạ để phát triển
công nghiệp đóng tàu, hóa dầu, hóa chất…trong nước.
-
Môi trường kinh tế thế giới cũng đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế
Nhật Bản.
-
Bước vào những năm 1960 – 1970, cuộc chiến tranh Việt Nam được coi như “Ngọn
gió thần thứ hai” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản do những nguồn lợi từ các đơn đặt
hàng của Mỹ mang lại.
-
Thế giới tương đối ổn định và phát triển sau chiến tranh. Tạo điều kiện thuận lợi
cho kinh tế Nhật phục hồi và phát triển nhanh.
-
Vào những năm 60-70, Mỹ sa lầy vào chiến tranh Việt Nam, tạo điều kiện cho kinh
tế Nhật chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực quan trong.
-
Nhanh chóng tiếp thu thành tựu kỹ thuật cao của thế giới nhanh chóng phát triển
kỹ thuật của Nhật.
b. Nguyên nhân trong nước
-
Bên cạnh những nhân tố quốc tế đó, thì những điều kiện chính trị, xã hội và chiến
lược phát triển kinh tế trong nước cũng đồng thời là những nhân tố hết sức quan
trọng đưa lại sự biến đổi lớn lao của Nhật Bản thời kỳ này.
-
Trong những năm 1950 – 1970, Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều
hành và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đã biết
nắm bắt thời cơ để đưa Nhật Bản đi lên.
-
Trong vòng hai thập kỷ, Nhật Bản đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp
nặng và hóa chất, tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường sản
xuất và tiêu thụ của Nhật Bản ra thế giới.
-
Giới chủ các công ty cùng những nhà quản lý xí nghiệp đã thiết lập được mối
quan hệ mật thiết với người lao động trên cơ sở chế độ thu dụng suốt đời và trả
lương theo thâm niên.
-
Truyền thống văn hóa, giáo dục không ngừng phát triển và phát huy trong điều kiện
xã hội mới.
-
Do được Mỹ bảo trợ về an ninh nên Nhật Bản đã hạn chế được đến mức thấp nhất những
chi phí dành cho quốc phòng.
-
Chính trị ổn định lâu dài. Từ năm 1955, ở Nhật chỉ có một đảng cầm quyền là đảng
Tự do-Dân chủ.
- Điều đó cho phép Nhật tập trung phát triển
kinh tế, kể cả phát triển những kế hoạch dài hạn.
-
Con người Nhật Bản: cần cù lao động, có trình độ cao, có ý thức kỷ luật và tinh
thần làm việc tập thể, coi trong yếu tố văn hoá trong phát triển kinh tế…
- Kiểu quản trị Nhật Bản:
Chế độ thuê nhân công suốt đời; trả lương theo công lao, thâm niên và vai trò của
nhà nước (Bộ công nghiệp và thương mại) đối với sự phát triển kinh tế.
Nhật Bản sau chiến tranh lạnh (từ năm 1989 đến nay).
7. Tình
hình chính trị Nhật Bản trong những năm 1980 – 1990
- Bước vào thập lỷ 70, Đảng dân chủ tự do tiếp tục cầm quyền ở Nhật
Bản.
- Một mặt, các chính phủ của LDP liên tục đề ra chiến lược kinh tế
năng động để phát triển đất nước và thu được nhiều thành tựu.
- Mặt khác, trong nội bộ đảng cầm quyền cũng liên tục diễn ra tình
trạng bê bối, tham nhũng, tranh giành quyền lực gây nên cục diện không ổn định
trong đời sống chính trị Nhật Bản.
- Sau các vụ bê bối trong chính phủ, nội các sau đó phải đưa ra khẩu
hiệu làm trong sạch chính phủ.
- Trong những năm tiếp theo, hàng chục vụ bê bối vẫn tiếp tục diễn
ra khiến cho uy tín của LDp bị suy giảm nghiêm trọng.
-
Trong suốt những năm 90 đảng tự do dân chủ tiếp tục nắm chính quyền, nhưng sự
thống trị lâu dài của đảng này đã để lại những căn bệnh, đặc biệt bệnh bảo thủ
và tham nhũng.
-
Tháng 8-1993: Liên minh đối lập thắng cử và lên nắm chính quyền, lần đầu tiên
sau hơn 4 thập kỷ đảng tự do dân chủ thành đảng đối lập.
-
8-1993: Chính quyền liên lập gồm bảy đảng do Hosokawa cầm đầu cũng không đáp ứng
được nguyện vọng của dân chúng Nhật mà còn gây ra tình trạng bất ổn định kéo
dài.
- Cuối cùng tình hình đó dẫn tới sự thay đổi giới lãnh đạo đảng tự
do dân chủ.
- Một nhân vật trẻ có cá tính là Koizumi lên năm chính quyền.
- Dân chúng Nhật Bản đang hy vọng vào nội các này.
- Chính phủ mới được thành lập là kết quả của sự liên minh gồm 7 đảng.
- Nền chính trị Nhật Bản thực sự lâm vào thời kỳ khủng hoảng điển
hình là vào năm 1994, có tới 3 người liên tục thay nhau giữ chức thủ tướng.
- Giờ đây, tình hình chính trị đòi hỏi chính quyền Nhật Bản không
thể chỉ củng cố sự ổn định chính trị của Nhật Bản mà còn phải gánh vác sứ mệnh
đưa Nhật Bản tiếp tục tiến lên trong thế kỷ mới.
- Tình hình chính trị Nhật Bản đã tác động không nhỏ đến cuộc đấu
tranh của nhân dân Nhật Bản.
- Nhiều tầng lớp xã hội không chấp nhận một đường lối phục hồi của
chủ nghĩa quân phiệt mà mong muốn sống hòa bình, hữu nghị với các dân tộc.
- Cuộc đấu tranh chống làm sai lệch, xóa mờ tội ác của chủ nghĩa
quân phiệt Nhật đối với nhiều dân tộc Châu Á và khẳng định trách nhiệm của
chính quyền Nhật Bản hiện nay là biểu hiện tiêu biểu của tinh thần đó.
- Thái độ của nhân dân Nhật Bản có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân
hóa sâu sắc các lực lượng chính trị trong nước.
- Bất cứ đảng phái nào cầm quyền cũng phải lưu ý đến thái độ của
nhân dân.
- Cục
diện chính trị của Nhật Bản hiện nay vẫn chưa thực sự ổn định và điều đó cũng
tác động không nhỏ đến tương lai phát triển của đất nước.
8. Sự
phát triển kinh tế Nhật Bản trong những năm 1980-1990
-
Trong thập kỷ 80, nền kinh tế Nhật Bản tuy không đạt mức độ tăng trưởng cao như
những thập kỷ 60 và 70 nhưng vẫn đạt mức độ phát triển tương đối cao và ổn định
khoảng 4 % một năm.
- Nếu
so sánh với các nước phương Tây thì Nhật Bản vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng
cao gần gấp đôi và dường như “Sự thần kỳ kinh tế” của Nhật Bản vẫn tiếp diễn.
- Từ
nửa sau thập kỷ 80, Nhật Bản vẫn tiếp tục tiến hành quá trình điều chỉnh cơ cấu
kinh tế.
-
Trong một thời gian ngắn từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 1 năm 1988, đồng yên
tăng giá đột ngột lên đến mức tăng 100 % so với đồng Đôla Mỹ.
- Tỷ
giá trao đổi trên thị trường quốc tế đã từ 240yên/1USD lên đến 120 yên/1USD.
- Sự
tăng giá của đồng yên khiến cho hàng xuất khẩu của Nhật Bản bị ngưng trệ trên
thị trường quốc tế nhưng điều đó lại khiến cho hàng nhập khẩu của các nước
giành được ưu thế trên thị trường Nhật Bản do hàng Nhật có giá cao.
- Trong những năm 90 do sự sụp đổ của nền “kinh
tế bong bóng xà phòng”, kinh tế Nhật Bản ở vào tình trạng suy thoái.
- Tốc độ phát triển hàng năm trên 1%, có năm
phát triển âm.
- Tuy vậy, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản
có xu hướng càng tăng.
-
Thu nhập tính theo đầu người của Nhật Bản tăng nhanh do đồng yên của Nhật Bản
tăng giá.
-
Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản đạt 3300 tỷ USD bằng 2/3 tổng sản phẩm
quốc dân của Mỹ.
-
Con số này vượt khá xa các cường quốc khác như Đức, Anh, Pháp.
- Tổng
sản phẩm quốc dân tính theo đầu người thì năm 1987 Nhật Bản vượt qua Mỹ, trở
thành nước đứng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sỹ.
-
Năm 1988 thu nhập bình quân đầu người là 28000 USD.
-
Năm 1998 là 36000 USD đứng thứ nhất thế giới.
-
Như vậy, người dân Nhật Bản giàu lên, nhưng kinh tế Nhật Bản có xu hướng phát
triển trì trệ.
-
Trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt, Nhật Bản đứng đầu thế giới như: đóng
tàu, luyện thép, ô tô, tivi màu, ngành chất bán dẫn, người máy.
-
Hàm lượng khoa học kỹ thuật cao trong sản xuất của Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn.
-
Hiện nay Nhật Bản đang tiến hành một cuộc cải cách toàn diện.
- Họ
đặt ra mục tiêu là dẫn đầu thế giới về lĩnh vực kinh tế tri thức.
9. Tình
hình chính trị Nhật Bản sau chiến tranh lạnh.
- Sau chiến tranh, cùng với những cải cách về kinh tế, nhằm sớm
đưa Nhật Bản thoát khỏi những ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt và kiến tạo một
nhà nước Nhật Bản mới phát triển theo khuynh hướng dân chủ.
- Hiến pháp mới được công bố ngày 03/11/1946 để thay thế cho Hiến
pháp Minh Trị ban hành năm 1889.
- Hiến pháp này do lực lượng chiếm đóng SCAP soạn thảo và sau đó
được Nghị viện Nhật Bản thông qua.
- Theo Hiến pháp mới, Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao.
- Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
- Thiên hoàng Nhật Bản chỉ là người đứng đầu nhà nước có tính chất
tượng trưng và không có quan hệ trực tiếp đến công việc quốc gia.
- Trong bản Hiến pháp mới, nguyên tắc quyền lực của nhân dân được
khẳng định.
- Hiến pháp công nhận và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của mọi công
dân, quyền nam nữ bình đẳng, quyền đình công.
- Điều đặc biệt là, trong Hiến pháp năm 1946 còn có một nội dung
then chốt (điều 9) đó là “Tuyên ngôn về hòa bình”. .
- Theo đó, nước Nhật tuyên bố từ bỏ chiến tranh, không có lực lượng
quân đội mà chỉ duy trì một lực lượng phòng vệ với một số lực lượng hạn chế đủ
để đảm bảo an ninh quốc gia.
- Nhật Bản cam kết “không duy trì hải, lục, không quân và các lực
lượng chiến đấu khác, không công nhận quyền tham gia chiến tranh với bất kỳ nước
nào”.
- Do những nội dung cơ bản trên mà bản Hiến pháp mới có tên gọi là
“Hiến pháp hòa bình”.
-
Trong suốt những năm 90 đảng tự do dân chủ tiếp tục nắm chính quyền, nhưng sự
thống trị lâu dài của đảng này đã để lại những căn bệnh, đặc biệt bệnh bảo thủ
và tham nhũng.
-
Tháng 8-1993: Liên minh đối lập thắng cử và lên nắm chính quyền.
- Đây là lần đầu tiên sau hơn 4 thập kỷ đảng tự
do dân chủ thành đảng đối lập.
-
8-1993: Chính quyền liên lập gồm bảy đảng do Hosokawa cầm đầu cũng không đáp ứng
được nguyện vọng của dân chúng Nhật mà còn gây ra tình trạng bất ổn định kéo
dài.
- Nền
chính trị Nhật Bản thực sự lâm vào thồi kỳ khủng hoảng điển hình là năm 1994,
dó tới ba người liên tục thay nhau giữ chức thủ tướng.
-
Cuối cùng tình hình đó dẫn tới sự thay đổi giới lãnh đạo đảng tự do dân chủ.
- Một
nhân vật trẻ có cá tính là Koizumi lên nắm chính quyền.
-
Dân chúng Nhật Bản đang hy vọng vào nội các này.
10. Chính
sách đối ngoại của Nhật trong những năm gần đây.
- Về
đối ngoại, do chính sách ngoại giao khôn khéo của thủ tướng Sato Eisaku, năm
1972 chính quyền Mỹ đã đồng ý trao trả lại hai quần đảo là Okinawa và Ogasawara
cho Nhật Bản.
-
Trong thời gian chiến tranh diễn ra ở Việt Nam, Nhật Bản đã thu được hàng tỷ đô
la Mỹ thông qua những hợp đồng cung cấp nhu yếu phẩm quân sự và thiết bị,
nguyên liệu chiến tranh cho Hoa Kỳ.
-
Chính quyền Sato một mặt dựa vào áp lực của phong trào chống chiến tranh, chống
sự can thiệp của Mỹ ở Châu Á để thuyết phục Hoa Kỳ trao trả lại các quần đảo của
Nhật Bản vừa tránh cho Nhật Bản không trực tiếp tham gia vào cuộc “Chiến tranh
Việt Nam”.
- Mặt
khác, tranh thủ điều kiện quốc tế lúc bấy giờ, thông qua các hoạt động kinh tế
và viện trợ, Nhật Bản đã thâm nhập và đầu tư mạnh mẽ vào nhiều thị trường Đông
Nam Á, biến nơi đây thành địa bàn kinh doanh quan trọng của nhiều tập đoàn kinh
tế Nhật Bản.
- Đến
nay, đường lối đối ngoại của Nhật Bản không chỉ nhằm nâng cao vị thế và tầm ảnh
hưởng của Nhật Bản trên trường quốc tế mà còn tiếp tục duy trì chính sách ngoại
giao truyền thống.
-
Đó là phát huy sức mạnh kinh tế, tìm cách xâm nhập, mở rộng thị trường trên thế
giới đặc biệt là tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế với khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương.
- Đối
với khu vực Đông Nam Á, chính sách đối ngoại của Nhật Bản lần đầu tiên được thủ
tướng Fukuda đưa ra một cách toàn diện vào tháng 8 / 1977.
-
Sau này, chính sách đó được gọi là Học Thuyết Fukuda, trong đó đặt trọng tâm
trong việc phát triển quan hệ với các nước ASEAN.
- Chính sách của Nhật chú trọng đến các nước
Đông Nam Á đặc biệt là khối ASEAN bởi đây là nơi mà Nhật Bản có nhiều mối quan
hệ tryền thống.
-
Trong mối quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản coi trọng những mối
liên hệ chặt chẽ với Hàn Quốc.
-
Tuy gặp nhiều trở ngại nhưng Nhật Bản cũng đang có nhiều nỗ lực để cải thiện
quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ
với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
- Vị
trí Quốc tế của Nhật Bản ngày một tăng lên một phần không nhỏ là do sự phát triển
mạnh mẽ của nên kinh tế và vì vậy lại nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt giữa Nhật
Bản với các nước đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
-
Trong những năm gần đây, những mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với
Mỹ và các nước phương Tây ngày một gay gắt.
-
Tuy nhiên, những căng thẳng trong quan hệ kinh tế đó cũng không làm thay đổi mối
quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai nước trong hiện tại cũng như chiến lược
phát triển tương lai.
-
Tuy quan hệ của Nhật Bản với các quốc gia Tây Âu không mật thiết như quan hệ Nhật
– Mỹ hay quan hệ Mỹ - Tây Âu nhưng việc vừa tăng cường quan hệ vừa giữ sự quan
hệ cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Tây Âu là nguyên tắc mà Nhật Bản chủ trương
nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh quan hệ với Cộng đồng Châu Âu
(EC) trước đây và Liên hợp Châu Âu (EC) hiện nay.
- Từ
năm 1988, thủ tướng Nhật Bản Takeshita Noburu đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế
với 3 nội dung cơ bản thể hiện nhiệm vụ trọng tâm của chính sách đối ngoại của
Nhật Bản, đó là: 1. Hợp tác vì hòa bình thế giới; 2. Mở rộng ODA với chương
trình hỗ trợ phát triển chính thức; Và 3. Tăng cường trao đổi văn hóa quốc tế.
-
Vào những năm 80 - 90 khi nền kinh tế của các nước Châu Á Thái Bình Dương phát
triển một cách mạnh mẽ, thì Nhật Bản có sự thay đổi cơ bản trong đường lối đối
ngoại của mình đó là: nếu trước đây Nhật Bản hoàn toàn dựa vào Mỹ thì ngày nay
Nhật Bản tăng cừng tính tự chủ trong ngoại giao.
-
Tiếp tục duy trì quan hệ Nhật - Mỹ làm nền tảng cho chính sách đôi ngoại của Nhật
Bản.
-
Tuy vẫn coi quan hệ với Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại nhưng các Thủ
tướng gần đây của Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của Châu Á, trong thực tế
thì Nhật Bản hết sức coi trọng các nước Châu Á trong việc hoạch định chính sách
ngoại giao.
-
Thứ tự ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nhật: Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên,
Đông Nam Á và Nga...