SỰ HÌNH THÀNH “TRẬT TỰ HAI CỰC YALTA” |
|
|
|
Khái quát tình hình thế giới sau chiến
tranh |
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn tới
những chuyển biến căn bản của tình hình quốc tế. Chiến tranh đã làm thay đổi
hoàn toàn so sánh lực lượng trên phạm vi thế giới. Châu Âu, với địa vị trung
tâm của thế giới kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, bị suy yếu nghiêm trọng.
Các nước tư bản đứng đầu châu Âu như Anh, Pháp đều bị chiến tranh tàn phá. Dù
là nước thắng trận nhưng Anh, Pháp đều không thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
mình như thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hơn thế nữa, ngay cả sự
thống trị đối với những vùng đất thực dân cũ cũng bị đe doạ. Các nước phát
xít, kẻ thù chung của nhân loại đã bị tiêu diệt và hoàn toàn kiệt quệ. Châu
Âu bị tách thành hai khối Đông và Tây. |
Trong lúc đó, nước Mĩ đã vươn lên hết sức nhanh
chóng về thế và lực, trở thành một siêu cường khống chế toàn bộ thế giới tư bản
chủ nghĩa. Khi chiến tranh kết thúc, nước Mĩ chiếm gần 60% tổng sản lượng
công nghiệp, 3/4 trữ lượng vàng của thế giới tư bản và là chủ nợ lớn nhất
trên thế giới. Về quân sự, Mĩ đứng đầu thế giới tư bản về lục quân, hải quân,
không quân và nắm độc quyền về bom nguyên tử trong thời gian đầu sau chiến
tranh. Các nước tư bản châu Âu và Nhật đều phải dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để
phục hồi kinh tế. Đây chính là cơ hội có một không hai để Mĩ vươn lên nắm quyền
lãnh đạo trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
|
|
Chiến thắng vĩ đại của Liên Xô trong sự nghiệp
tiêu diệt chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới những thay đổi về so sánh lực lượng
có lợi cho Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới. Vị trí quốc tế
và ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được mở rộng. Liên Xô trở thành một cường
quốc quân sự, một nhân tố không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề quốc
tế. Liên Xô cũng không còn là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất bị cô lập trong
vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra
đời sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với Liên Xô đã tạo thành hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới. |
|
Đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc ngày
càng phát triển mạnh mẽ và lan rộng ở khắp các châu lục trên thế giới. Ngay
trong chiến tranh, các nước châu á, châu Phi đã sát cánh cùng các lực lượng Đồng
minh chống phát xít trong những điều kiện khó khăn, gian khổ, góp phần không
nhỏ vào sự nghiệp chiến thắng phát xít, đồng thời chuẩn bị điều kiện cho cách
mạng giải phóng dân tộc sau khi chiến tranh kế tthúc. Cao trào cách mạng giải
phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã phá vỡ hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc buộc các nước đế quốc phải thừa nhận nền độc lập của các
dân tộc. |
|
Trong bối cảnh đó, Mặt trận đồng minh chống
phát xít, hình thành trong chiến tranh, đứng trước nguy cơ tan rã. Những mâu
thuẫn trong nội bộ các lực lượng chống phát xít, vốn tạm thời dịu đi trong
chiến tranh, nay ngày càng bộc lộ công khai. Ngay trong giai đoạn cuối của
chiến tranh, Mĩ đã nhìn nhận Liên Xô như một lực lượng chính, có khả năng cản
trở âm mưu bá chủ thế giới của mình. Khi thất bại của phe phát xít chỉ còn là
vấn đề thời gian, cũng là lúc Mĩ bắt đầu triển khai chính sách kiềm chế Liên
Xô. Quá trình tập hợp lực lượng mới sau chiến tranh dựa trên cơ sở ý thức hệ
và lợi ích quốc gia được bắt đầu từ Hội nghị Ianta (2 - 1945), khi chiến
tranh còn chưa đi đến hồi kết. |
|
|
|
Sự hình thành Trật tự hai cực Ianta |
Như trên đã nói, từ ngày 4 đến 12 - 2 - 1945, tại
thành phố Ianta (Crưm) đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tam cường Xô - Mĩ -
Anh, với sự tham gia của nguyên thủ quốc gia ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh là
Stalin, Rudơven và Sớcsin. Thực chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và
phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến,
có tác động quyết định đến trật tự thế giới sau chiến tranh. Sau những thảo
luận và tranh cãi, Hội nghị đã đi đến quyết định về việc kết thúc chiến
tranh, việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, việc
thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là việc Tam cường
Xô - Mĩ - Anh đã đi đến thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu
Âu và châu á sau chiến tranh. Theo đó, ở châu Âu, các nước Trung và Đông Âu thuộc
phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước Tây và Nam Âu sẽ thuộc phạm vi ảnh hưởng
của Anh, Mĩ. Về vấn đề Đức, Liên Xô sẽ chiếm đóng phần Đông Đức và Đông
Béclin. Quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng phần Tây Đức và Tây Béclin. Riêng
áo và Phần Lan sẽ được hưởng quy chế trung lập. |
Nội
dung hội nghị |
Ở
Châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô về việc tham gia chiến
tranh tiêu diệt quân phiệt Nhật, bao gồm: |
- Duy trì nguyên trạng và công nhận nền độc lập của
Mông Cổ. |
|
- Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi mà nước Nga
bị mất sau chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) như: trả lại miền Nam đảo
Xakhalin và quần đảo Curin, quốc tế hoá cảng Đại Liên (Trung Quốc), cho Liên
Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân, trả cho Liên Xô tuyến
đường sắt Xibêri - Trường Xuân, Liên Xô được cùng khai thác tuyến đường sắt
Hoa Đông và Nam Mãn Châu… |
|
- Sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Đồng minh (chủ
yếu là Mĩ) sẽ chiếm đóng Nhật Bản. |
|
- Trung Quốc sẽ thu hồi lại Đài Loan, quần đảo
Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản sẽ tiến
hành hiệp thương để thành lập Chính phủ liên hiệp. Liên Xô và Mĩ có quyền lợi
ở Trung Quốc. |
|
- Triều Tiên sẽ do quân đội Liên Xô và Mĩ kiểm
soát ở phía Bắc và Nam vĩ tuyến 38, sau khi giải phóng sẽ trở thành quốc gia
độc lập, thống nhất. |
|
- Phần còn lại của châu á (Đông Nam á, Tây á, Nam
á…) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. |
|
Tác dụng |
Những quyết định của Hội nghị Ianta về những vấn
đề quan trọng nhất của thế giới sau chiến tranh đã trở thành nền tảng cơ sở
cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực
Ianta. Hai nước đứng đầu hai cực, Liên Xô và Mĩ, về cơ bản đã đạt được những
mục tiêu mà mình theo đuổi. Đối với Liên Xô, lúc này là thời điểm mà vị thế
quốc tế của Liên Xô đạt tới đỉnh cao nhất kể từ sau Cách mạng tháng Mười.
Liên Xô trở thành nước duy nhất có thể tạo ra thế cân bằng với Mĩ, đồng thời
là lực lượng có khả năng đưa chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước,
trở thành một hệ thống thế giới. Tổng thống Mĩ cũng nhận thức rõ điều đó và
chấp nhận những thoả thuận với Liên Xô - để cùng sắp xếp trật tự thế giới mới
sau chiến tranh. Chính vì vậy, Trật tự hai cực Ianta là sự phản ánh một hiện
thực mới của thế giới sau chiến tranh: sự cân bằng quyền lực giữa hai nước lớn
- Liên Xô và Mĩ trong quan hệ quốc tế. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét