Bi kịch lớn nhất là không để con trở thành chính nó!
Người ta cứ nói thời hiện đại, cha mẹ quá bận rộn không quan tâm đến con cái, nên con mới hư hỏng, thật ra không phải. Cha và con là hai thế hệ luôn luôn mâu thuẫn nhau, đó là mâu thuẫn ngàn đời, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.
Trên một ngôi chùa cổ ở Nha Trang có khắc dòng chữ của Phật tổ Như Lai: “Con ta không phải của ta, cũng không phải của nó, mà là của nhân duyên”. Đôi khi sự khác nhau cũng là giống nhau, cha là âm bản, con lại là dương bản. Bi kịch lớn nhất của những bậc làm cha, làm mẹ là luôn muốn giáo dục con trở thành mình, chứ không phải giúp con trở thành chính nó. Những gì đời mình không thực hiện được thì lại bắt con thực hiện cho bằng được. Mình thích đá bóng phải rèn luyện con thành cầu thủ, thích làm thơ bắt con thành nhà thơ… đó là tham sân si, biến con trở thành vật sở hữu của mình.
Khác với loài vật, tình thương con là vĩnh viễn trong mỗi bậc làm cha, làm mẹ, nhưng phải từ bỏ tham sân si, và giáo dục cho con trở thành nó, nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là mâu thuẫn lớn nhất xã hội. Tục ngữ mới bây giờ có câu: “Chữ hiếu cho tròn, đạo làm con phải méo”, “Sống không bầy đàn, chết không cần nối dõi”… Con có sự nghiệp của nó, mình chỉ trợ duyên thôi. Các tỉ phú phương Tây thường chỉ để một phần tiền bạc cho con, còn lại đóng góp cho xã hội, còn người Việt mình thường để hết cho con, rồi sau đó lại trách con hư, thực ra là trách nhầm. Con cái rất kỵ khi phải sống bằng đồng tiền của cha mẹ. Tôi nghĩ dạy con chủ yếu bằng tấm gương, không nói bằng lời. Con cái rất ghét nói bằng lời, càng dị ứng với câu “tiền bạc để hết cho con”, đừng tưởng đó là động viên lớn nhất. Nhiều cha con xa nhau chính vì câu nói đó. Người cha phải chịu trách nhiệm vì sao con hư, đừng trách lớp sau. Khi tôi nghe tin con trai sinh cháu, chợt nghĩ, thế là ta có “kẻ báo thù rồi!” Mấy đứa cháu nó cũng hành con tôi ghê lắm. Luật nhân quả luân hồi, luật trời đất mà. Hiểu đạo rồi thì lòng dạ thảnh thơi, cố gắng tự giải quyết những vấn đề của riêng mình, đâu còn gì để buồn nữa.
Con có nghiệp riêng của nó, và mình chỉ là một phần của nhân duyên ấy thôi. Con hơn cha là nhà có phúc. “Con ta không phải của ta/ Tai hoạ của nó mới là của ta”. Cuộc đời nước mắt chảy xuôi, cha mẹ sinh con, trời sinh tính, chỉ nương theo trời, không thể chống trời, chống lại luật nhân quả, theo tôi, đó là tư duy một người cha hiện đại.
Người ta cứ nói thời hiện đại, cha mẹ quá bận rộn không quan tâm đến con cái, nên con mới hư hỏng, thật ra không phải. Cha và con là hai thế hệ luôn luôn mâu thuẫn nhau, đó là mâu thuẫn ngàn đời, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.
Trên một ngôi chùa cổ ở Nha Trang có khắc dòng chữ của Phật tổ Như Lai: “Con ta không phải của ta, cũng không phải của nó, mà là của nhân duyên”. Đôi khi sự khác nhau cũng là giống nhau, cha là âm bản, con lại là dương bản. Bi kịch lớn nhất của những bậc làm cha, làm mẹ là luôn muốn giáo dục con trở thành mình, chứ không phải giúp con trở thành chính nó. Những gì đời mình không thực hiện được thì lại bắt con thực hiện cho bằng được. Mình thích đá bóng phải rèn luyện con thành cầu thủ, thích làm thơ bắt con thành nhà thơ… đó là tham sân si, biến con trở thành vật sở hữu của mình.
Khác với loài vật, tình thương con là vĩnh viễn trong mỗi bậc làm cha, làm mẹ, nhưng phải từ bỏ tham sân si, và giáo dục cho con trở thành nó, nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là mâu thuẫn lớn nhất xã hội. Tục ngữ mới bây giờ có câu: “Chữ hiếu cho tròn, đạo làm con phải méo”, “Sống không bầy đàn, chết không cần nối dõi”… Con có sự nghiệp của nó, mình chỉ trợ duyên thôi. Các tỉ phú phương Tây thường chỉ để một phần tiền bạc cho con, còn lại đóng góp cho xã hội, còn người Việt mình thường để hết cho con, rồi sau đó lại trách con hư, thực ra là trách nhầm. Con cái rất kỵ khi phải sống bằng đồng tiền của cha mẹ. Tôi nghĩ dạy con chủ yếu bằng tấm gương, không nói bằng lời. Con cái rất ghét nói bằng lời, càng dị ứng với câu “tiền bạc để hết cho con”, đừng tưởng đó là động viên lớn nhất. Nhiều cha con xa nhau chính vì câu nói đó. Người cha phải chịu trách nhiệm vì sao con hư, đừng trách lớp sau. Khi tôi nghe tin con trai sinh cháu, chợt nghĩ, thế là ta có “kẻ báo thù rồi!” Mấy đứa cháu nó cũng hành con tôi ghê lắm. Luật nhân quả luân hồi, luật trời đất mà. Hiểu đạo rồi thì lòng dạ thảnh thơi, cố gắng tự giải quyết những vấn đề của riêng mình, đâu còn gì để buồn nữa.
Con có nghiệp riêng của nó, và mình chỉ là một phần của nhân duyên ấy thôi. Con hơn cha là nhà có phúc. “Con ta không phải của ta/ Tai hoạ của nó mới là của ta”. Cuộc đời nước mắt chảy xuôi, cha mẹ sinh con, trời sinh tính, chỉ nương theo trời, không thể chống trời, chống lại luật nhân quả, theo tôi, đó là tư duy một người cha hiện đại.
-----o0o-----