10/9/17

NHẬT BẢN THỜI TRUNG ĐẠI

Chương II
NHẬT BẢN THỜI TRUNG ĐẠI

Kamakura Bakufu (1185 - 1333).
1. Quá trình xác lập sự thống trị của Kamakura Bakufu.
- Từ giữa thế kỷ XII, trước những biến chuyển về chính trị và kinh tế ở Nhật Bản, thế lực của giới quân sự ngày càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội.
- Do nắm được ruộng dất mà một bộ phận quan lại, quý tộc địa phương và cả những dòng họ võ sĩ có thế lực … đã tự trở thành các chúa đất lớn.
- Các tập đoàn võ sĩ (Bushidan) thâu tóm nhiều đặc quyền về kinh tế.
- Thêm vào đó, do có sức mạnh quân sự, nhiều võ sĩ đoàn đã tự mình vươn lên nắm vai trò về chính trị.
- Trách nhiệm lãnh đạo đất nước đang chuyển dần vào tay giới quân nhân.
- Thế lực của một số tập đoàn võ sĩ hết sức lớn mạnh.
- Dưới danh nghĩa bảo vệ quyền lợi cho Thiên Hoàng và những nhóm quý tộc triều đình, các tập đoàn võ sĩ đã có ảnh hưởng lớn đối với chính quyền trung ương và đe dọa trực tiếp địa vị chính trị của triều đình Kyoto cũng như giới quý tộc đối lập.
- Như vậy là, từ việc bảo vệ quyền lợi ở các địa phương, một số tập đoàn võ sĩ có thế lực nhất đã tự khẳng định địa vị của mình ở chính quyền trung ương và từ đó dẫn đến sự thay đổi cục diện chính trị ở Nhật Bản.
- Từng bước, ảnh hưởng của những võ sĩ đoàn đó đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của triều đình và trở thành các thế lực phong kiến quân sự hùng mạnh, thách thức vị thế kinh tế, chính trị của chính quyền trung ương.
- Vì vậy, đời sống chính trị ở Nhật Bản giai đoạn nửa cuối thế kỷ XII luôn bao trùm trong một bầu không khí tranh giành quyền lực hết sức quyết liệt giữa các tập đoàn quân phiệt.
- Sự hiện diện của các tập đoàn võ sĩ ở Kyoto và việc tham gia trực tiếp của họ vào đời sống chính trị đất nước là một đặc điểm nổi bật trong lịch sử Nhật Bản.
- Quá trình vươn lên nắm quyền lực về chính trị của đẳng cấp võ sĩ là hệ quả tất yếu của những chuyển biến kinh tế - xã hội của Nhật Bản.
- Vai trò lãnh đạo của đẳng cấp này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, văn hóa và khuynh hướng phát triển của lịch sử Nhật Bản về sau.
- Sau khi giành được quyền binh trong tay mình, rút kinh nghiệm thất bại của họ Taira, Yorimoto xây dựng thế lực của mình ở Kamakura (1185) thay vì ở Kyoto, thiết lập chính quyền của giai cấp vũ sĩ (samurai) đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản.
- Sau khi giành được địa vị thống trị của mình vào năm 1185, đẳng cấp võ sĩ đã liên tục giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo ở Nhật Bản trong vòng 7 thế kỷ và trở thành đẳng cấp trung tâm của xã hội.
- Nhiều nhà nghiên cứu đã lấy năm 1185 là năm mà họ Minamoto giành được quyền lục thục tế ở Nhật Bản hoặc năm 1192, tức là năm mà Yorimoto được Thiên Hoàng phong chức Chinh di đại tướng quân (Sei tai shogun) làm mốc khởi đầu cho thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến ở Nhật Bản. 
- Mặt khác, nối tiếp truyền thống từ những đời trước Yoritomo để nguyên triều đình Thiên hoàng ở Kyoto, và trên nguyên tắc là Shogun (tướng quân; tên tắt của Seii taishogun: Chinh di đại tướng quân, chức triều đình phong cho vị thống lĩnh quân đi chinh phục những người “rợ” như Ainu), phục vụ dưới quyền Thiên hoàng và do Thiên hoàng bổ nhiệm (1192).
- Tuy nhiên, trên thực tế Shogun là người có nhiều quyền hành nhất trong nước.
- Mục tiêu thực tiễn của chính quyền Yoritomo thiết lập tại Kamakura là kiểm soát và điều hành giai cấp vũ sĩ, nói một cách khác là để giải quyết việc nhà của mình.
- Bởi lẽ samurai, những “bộ hạ” của Yoritomo, còn được gọi là gokenin (kenin là gia nhân: người nhà, go: là tiếng lễ phép).
Tình hình kinh tế
Tình hình xã hội
2. Cơ cấu hai chính quyền thời Kamakura
- Dựa vào danh vị Tướng quân mà Thiên hoàng ban cho, Yorimoto đã bắt tay ngay vào việc thiết lập một bộ máy hành chính theo kiểu quân sự trên toàn quốc.
- Theo đó, Shogun là người có cương vị cao nhất, đảm đương trọng trách bảo vệ đất nước và Thiên hoàng.
- Yoritomo tổ chức một guồng máy chính quyền khá đơn giản gồm 3 bộ phận chính yếu:
(1) Samurai - dokoro, cơ quan cai quản Samurai;
(2) Kan-dokoro, cơ quan xử lý tất cả các vấn đề hành chánh,
- (3)  Monchujo, toà án nghiên cứu, điều tra và xét xử tố tụng, tranh chấp đất đai giữa các samurai.
- Ở địa phương, Yoritomo bổ nhiệm một shugo (chủ hộ) cho mỗi vùng và một jito (địa đầu) cho mỗi shoen.
- Shugo có phận sự kiểm soát samurai trong vùng của mình, và jito có trách nhiệm chủ yếu là quản lý đất đai và trưng thâu thuế má.
- Guồng máy của chính quyền Kamakura tuy đơn giản nhưng có hiệu suất cao, dân chúng dần dần xem chính quyền này là chính quyền trung ương thay vì triều đình thiên hoàng ở Kyoto.
- Sau khi Yoritomo chết, quyền bính vào trong tay của Hojo Tokimasa, cha vợ của Yoritomo.
- Tokimasa đứng lên làm Shikken (chấp quyền) trông nom công việc.
- Chính nhờ vậy nên chính quyền Kamakura không chút suy yếu.
- Sau khi Tokimasa chết, con cháu của ông ta là Yoshitoki, Yatsutoki và Yoritoki lần lượt kế thừa chức vụ Shikken.
- Người nào cũng nổi tiếng là thông minh và quả cảm, được dân chúng rất mực mến phục.
- Sự tồn tại song song của hai chính quyền là một điểm đáng chú ý trong lịch sử Nhật Bản.
- Bởi lẽ trong suốt gần 700 năm, từ khi Yoritomo thành lập chính quyền Kamakura cho đến khi chính quyền Tokugawa (chính quyền của giai cấp vũ sĩ cuối cùng) bị lật đổ năm 1868.
- Từ đó, nước Nhật có hai chính quyền: chính quyền của thiên hoàng ở Kyoto và chính quyền của giai cấp vũ sĩ đứng đầu là Shogun, thường được gọi là Bakufu (Mạc phủ; mạc: là cái lều, phủ là chính phủ, có nghĩa là đại bản doanh của chính quyền quân sự).
- Sự tồn tại “lưỡng đầu chế” làm cho người Nhật thiên về tư duy nhị nguyên van từ nhị nguyên có thể phát triển dễ dàng tư duy đa nguyên.
- Khi đối đầu với phương Tây, người Nhật có thái độ ôn hòa hơn, dễ chấp nhận cải cách hơn.
- Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của lịch sử Nhật Bản sau này.
3. Văn hóa thời Kamakura.
Vào thời Kamakura, cùng với sự xuất hiện của những dòng văn hóa mới thì sự giao lưu giữa các vùng văn hóa là một điểm đáng chú ý.
-       Dưới tác động của một cơ chế chính trị thống nhất, lần đầu tiên ở Nhật Bản, sự khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ ….giữa các địa phương đã phần nào được thu hẹp.
-       Việc duy trì những quan hệ thường xuyên với một số quốc gia láng giềng Châu Á cũng góp phần không nhỏ làm phong phú thêm đời sống văn hóa Nhật Bản thời kỳ này.
-       Về văn hoá, sự xuất hiện của giai cấp vũ sĩ trên vũ đài chính trị đã đem lại một luồng gió mới trên mọi mặt: tôn giáo, mỹ thuật, văn nghệ, và các sinh hoạt hàng ngày.
-       So với nền văn hoá của giai cấp quý tộc trước đó thì nền văn hoá của giai cấp vũ sĩ có vẻ thô thiển, thiếu trang nhã, nhưng lại rất mới mẻ, đầy sức sống, và hấp dẫn.
-       Một trong những điểm nổi bật của văn hoá Kamakura là sự phổ biến của Phật giáo trong quần chúng.
-       Cùng với Phật giáo, sự thức tỉnh của một số tôn giáo thời kỳ này là sự thể hiện sinh động nhu cầu và tình cảm tôn giáo của những tầng lớp xã hội mới ở Nhật Bản.
-       Việc đề cao Phật giáo và coi đó là chỗ dựa tâm lý, tư tưởng của đẳng cấp võ sĩ còn xuất phát từ nhận thức về vai trò và vị thế của tôn giáo này trong đời sống chính trị ở Nhật Bản.
-       Sau nhiều năm loạn lạc, đói kém, thiên tai cuối thời Heian, con người cảm thấy thế cuộc quá nhiều vật đổi sao dời.
-       Họ cảm nhận sự “vô thường”của cuộc sống nên có khuynh hướng tìm cách giải thoát. )
-       Đó là bối cảnh cho sự xuất hiện của nhiều phái Shin Bukkyo (tân Phật giáo) trong thời Kamakura như Jodo (Tịnh độ), Jodo Shinshu (Tịnh độ chân tông), và Hokke (Pháp hoa).
-       So với hai phái Tendai và Shingon, việc giảng dạy kinh kệ và cách thức tu hành của các phái này rất giản đơn.
-       Bắt đầu từ thời Kamakura, Phật giáo thoát ly khỏi giai cấp quý tộc, và đi sâu vào quảng đại quần chúng.
-       Ngoài các phái trên còn có Zen (thiền), đặc biệt phổ biến trong giai cấp vũ sĩ mặc dầu Zen đã được truyền sang Nhật Bản từ mấy thế kỷ trước
-       Vào thời Kamakura hai nhà sư Eisai (Vinh Tây 1141-1214) và Dongen (Đạo Nguyên; 1200-1253) du học Trung Quốc về và lần lượt thành lập hai phái thiền Rinzai (Lâm tế 1194) và Soto ( Tào động; 1227).
-        Phái Soto chú trọng về Zazen (toạ Thiền: ngồi thiền).
-        Phái Rinzai đặc biệt xem Koan (công án: những vấn đề vô nghĩa đề ra để đưa người tu luyện ra khỏi tập quán suy luận bằng tri thức để lãnh hội bản chất sự vật trực tiếp bằng trực giác).
-       Đó là phương thức để đạt satori (ngộ: thể nghiệm ban đầu của Đức Phật).
-       Zen có sức thuyết phục lớn đối với giai cấp vũ sĩ bởi lẽ Zen xem nhẹ trí thức và kinh sách, chỉ chú trọng đến trực giác.
Cách luyện tập Zen đơn giản chỉ cần có ý chí quyết tâm, phù hợp với bản chất mộc mạc, thiên về hành động của con người vũ sĩ.
Thời đại Edo (1603 - 1868)
4. Quá trình xác lập sự thống trị của Tokugawa.
- Sau khi chiến tranh Onin kết thúc, từ cuối thế kỷ XV, Nhật Bản lại trải qua một thời kỳ với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc giữa các lãnh chúa để tranh giành đất đai và quyền lực.
- Lịch sử gọi đó là thời kỳ chiến quốc (Sengoku jidai).
- Khác với cuộc nội chiến Onin, vào thời Sengoku, cuộc xung đột giữa các thế lực phong kiến Nhật Bản đã mở rộng trên phạm vi cả nước.
- Chiến tranh đã cuốn hút tất cả mọi tầng lớp xã hội lao vào những cuộc tàn sát kéo dài hơn một thế kỷ.
- Trước hết, cục diện chiến tranh đã khiến cho nhiều tạp đoàn võ sĩ tự cố kết thành những tổ chức quân sự, chính trị vững chắc.
- Đến giữa thế kỷ XVI, một khuynh hướng thống nhất đã bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản với sự hình thành của một liên minh quân sự mà đứng đầu là Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu.
- Do quy mô ngày càng mở rộng của chiến tranh, các Daimyo đều nhận thấy không thể tồn tại một cách độc lập và họ phải tìm cách liên minh với nhau.
- Từ một lãnh chúa nhỏ ở Owari, đến năm 1568, Oda Nobunaga đã trở thành một võ tướng hùng mạnh ở Kyoto.
- Ông được coi là người bảo vệ an ninh cho Hoàng gia và là thế lực quân sự giữ vị trí đối trọng với Mạc phủ
- Trên con đường vươn tới quyền lực, cùng với những biện pháp chính trị và quân sự cứng rắn để laọi trừ các đối thủ, Oda cũng sớm nhận ra sức mạnh của một số cơ sở tôn giáo, mà thực chất là những tập đoàn phong kiến lớn, đối với những mưu toan chính trị của mình.
- Sau cái chết của Oda Nobunaga, trong số các đồng minh thân tín, nổi lên vai trò của Toyotomi Hideyoshi
- Vào thế kỷ XVI, sau khi Toyotomi Hideyoshi qua đời, Tokugawa Ieyasu với tư cách là lãnh chúa mạnh nhất đã nhanh chóng vươn lên trở thành lực lượng chính trị trung tâm ở Nhật Bản.
- Và, với thắng lợi trong trận Sekihara năm 1600, ông đã thâu tóm được quyền lực thực tế về tay mình.
- Vì Tokugawa Ieyasu sinh ra cùng thời với Oda Nobunaga và Toyotomi Heyoshi nhưng được thừa hưởng những thành quả của hai người này để lại nên có ý kiến xem Ieyasu bất quá là người may mắn được ăn cái bánh do Nobugana đã nhồi bột và Hideyoshi đã hấp chín.
- Ieyasu có may mắn thật, nhưng nói như vậy thì chưa đánh giá đúng mức nhân vật lịch sử đã mở đầu chính quyền Tokugawa bakufu kéo dài trong hơn 250 năm.
- Trước khi nói đến cơ chế chính trị và xã hội mà Ieyasu đã thiết lập tại Edo (Giang hộ, tức Tokyo bây giờ; vì vậy Tokugawa bakufu còn được gọi là Edo bakufu), thiết tưởng nên nhìn qua con người Ieyasu .
- Vì cá tính của ba nhân vật lịch sử Nobunaga, Hideyoshi, và Ieyasu rất khác nhau nên người đời có câu ví như sau: “Giả thử có con chim cu không kêu, nếu đưa cho Nobunaga thì ông ta sẽ giết con chim đó, nếu vào tay Hideyashi thì ông ta sẽ làm cho con chim kêu, nhưng nếu giao cho Ieyasu thì ông ta sẽ đợi cho đến lúc con chim kêu”.
- Câu này nói lên một phần nào lý do Ieyasu là nguời chiến thắng cuối cùng trong cuộc tranh hùng tranh bá giữa bao nhiêu vũ tướng đa tài đa trí khác, đồng thời cũng cho thấy cá tính đó đã thể hiện như thế nào qua những chính sách đo lường cặn kẽ, có kế hoạch lâu dài của nhà quân sự kiêm chính trị có một không hai trong lịch sử Nhật Bản này.
- Năm 1600, Ieyasu đánh tan liên minh của những daimyo này ở Shekigahara, giữa Nagoiya và Kyoto bây giờ.
- Để hợp thức hóa uy quyền của mình, Ieyasu nhờ triều đình thiên hoàng ban chức Shogun (1603), bắt đầu thời kỳ Tokugawa bakufu kéo dài cho đến năm 1868.
5. Những biện pháp của chính quyền Tokugawa để kiểm soát tầng lớp võ sĩ samurai
- Rút kinh nghiệm từ Nobunaga và Hideyoshi (con cháu của hai người này đều không được thừa kế), Ieyasu muốn xây dựng một thể chế có thể tồn tại lâu dài sau khi mình chết.
- Thêm vào đó trước khi Ieyasu lên nắm chính quyền nước Nhật đã trải qua một cuộc nội chiến lâu dài hơn một thế kỷ, bởi lẽ đó mục tiêu chính yếu của Ieyasu là tái thiết lập hoà bình và an ninh, đối nội cũng như đối ngoại.
- Trên thực tế chế độ Tokugawa bakufu kéo dài hơn 250 năm, và trong suốt thời gian này nội loạn hầu như không có, nước Nhật đã hưởng một thời thanh bình có lẽ lâu dài nhất trong lịch sử các dân tộc thế giới.
- Nhưng ta cũng phải nhận thức rằng hoà bình này chỉ thực hiện được do chính quyền Tokugawa đối với bên ngoài thì thi hành chính sách sakoku (toả quốc:bế quan toả cảng), và đối với dân chúng trong nước thì áp dụng những biện pháp có khi quá ư khắt khe và cứng rắn.
- Ieyasu tổ chức một thể chế chính trị dựa trên sự hiện diện song song của hai guồng máy bakufu đứng đầu là shogun Tokugawa ở trung ương (Edo) và các daimyo cai trị khoảng 265 han (phiên: lãnh địa) ở địa phương.
- Tổ chức chính trị này do đó thường được gọi là chế độ bakuhan ( mạc phiên; baku: viết tắt của chữ bakufu).
- Dựa trên tiêu chuẩn là ai đã đứng về phía mình trước khi trận Sekigahara (1600) kết thúc, Tokugawa chia các daimyo ra như sau:   
+ Shimpan (thân phiên: gồm các daimyo có liên hệ với họ Tokugawa),          
+ Fudai daimyo (fudai: phổ đại; nững daimyo đã là đồng minh của Tokugawa trước 1600)
+ Tozama daimyo (tozama: ngoại phiên; những daimyo chống lại Ieyasu trước 1600, và chỉ thần phục sau khi thua trận).
- Những daimyo của shimpan (khoảng 23) và fudai (khoảng 145) được Tokugawa tin cậy, còn những tozama daimyo (khoảng 97) thì tuy được Tokugawa đối đãi đúng nghi lễ nhưng không được tin cậy.
- Những tozama daimyo này- đặc biệt Chosu và Satsuma- do đó bất mãn với chính quyền bakufu, và khoảng hơn 250 năm sau đã đóng vai trò chính yếu trong vận động lật đổ Tokugawa bakufu đưa đến Minh Trị Duy Tân.
- Cũng cần nói thêm rằng dẫn đầu các shimpan là 3 han: Mito, Owari, và Kii (thường được gọi là gosanke: ngự tam gia: tức là ba nhà lớn) do con trai của Ieyasu cai quản.
- Ba han này án ngữ những địa thế chiến lược để phòng vệ Edo, đồng thời cũng là nơi chọn người nối dõi làm shogun trong trường hợp trung ương không có người kế thừa.
- Đến thời Tokugawa Iemitsu ( Đức xuyên Gia quang; 1604-1651), shogun thứ 3, thì cơ sở chính quyền Tokugawa xem như hoàn tất.
- Năm 1615 chính quyền Tokugawa ban hành bộ luật Bukeshohatto (Vũ gia chư pháp độ được sửa đổi năm 1635) để kiểm soát các daimyo.
- Bộ luật này có các khoản chính như sau: cấm các daimyo xây thêm thành quách, nếu cần tu sửa thì phải có sự đồng ý của bakufu; cấm các daimyo trở thành thông gia (gả con cho nhau) hay kết nghĩa đồng minh; luật lệ hoá chế độ sankin kodai (tham cần giao đại).
- Ngoài ra, bắt buộc các daimyo phải để vợ con ở Edo làm con tin, và các daimyo cứ sau mỗi năm ở han của mình phải lên Edo túc trực một năm; cấm đóng tàu lớn.
- Chế độ sankin kodai trên thực chất đòi hỏi các daimyo phải xây hai tư dinh, một ở quê nhà của mình và một ở Edo, đồng thời các daimyo và gia nhân của họ cứ mỗi năm lại phải đi lên về Edo liên tục.
- Theo ước lượng thì chi phí để áp dụng chế độ sankin kodai chiếm khoảng một phần tư cho đến một phần nửa chế độ ngân sách hàng năm của mỗi daimyo, làm các daimyo dầu muốn cũng không còn sức để chống lại bakufu.
- Mặt khác chế độ sankin kodai cũng có những kết quả tích cực: muốn có tiền mặt để đi lên về Edo, các daimyo phải khuyến khích tăng gia sản xuất nông sản và các mặt hàng có thu hoạch cao, do đó nông nghiệp được phát triển; và với sự đi về của các daimyo và gia nhân (có khi mỗi đoàn có đến 1000 người), mạng lưới giao thông, chợ búa, hàng quán, ngân hàng,v.v... ngày càng được mở mang.
- Dĩ nhiên cũng nhờ đó mà tính chất đồng nhất về văn hoá trí thức của nước Nhật cũng được gia tăng rất cao so với các nước khác cùng thời.
- Đối với triều đình thiên hoàng ở Kyoto, chính quyền Tokugawa tiếp tục thi hành chính sách của những đời shogun trước, một mặt nâng cao uy tín của thiên hoàng, một mặt tìm cách kiểm soát và tác rời thiên hoàng với các daimyo nhằm phòng ngừa các daimyo có thể nhờ thế lực thiên hoàng để chống lại mình.
6. Chế độ Mibun - Sĩ Nông Công Thương trong thời Edo
- Để ổn định chính trị, chính quyền Tokugawa dựa trên quan niệm xã hội của Khổng giáo chia các giai tầng xã hội ra bốn thành phần: sĩ, nông, công, thương (shi, no, ko, sho).
- “Sĩ” đây là vũ sĩ, tức là Samurai, khác với Trung Quốc (và Việt Nam, Sĩ có nghĩa là sĩ phu, tức là những người trí thức.
- Chỉ có tầng lớp vũ sĩ mới có đặc quyền dùng tên có họ (myoji: miêu tự) và đeo kiếm (taito: đái đao), hai thanh: một dài một ngắn.
- Hai thanh kiếm này dần trở thành biểu tượng của linh hồn người vũ sĩ.
- Giai cấp vũ sĩ chiếm từ 6% đến 10% của toàn dân số ( khoảng 30% dưới thời Tokugawa), có quyền chém tại chỗ thường dân nào vô lễ. )
- Đương thời có câu “Hana wa sakura no ki hito wa bushi” tức là “Hoa thì có hoa anh đào , người thì có người vũ sĩ”. Điều đó nói lên đặc quyền của giai cấp vũ sĩ trong xã hội Tokugawa.
- Vũ sĩ được chia làm nhiều bậc cao nhất và đương nhiên là Tokugawa shogun.
- Gia thần của shogun có daimyo (đại danh), hamamoto  (kỳ bản), gokenin (ngự gia nhân).
- Dưới daimyo và hanamoto thì có baishin (bồi thần) , thấp nhất là kachi (đồ sĩ) và ashigaru (túc khinh).
- Vũ sĩ nào mất chủ, hay nói nôm na là thất nghiệp, gọi là ronin (lao nhân hay lãng nhân).
- Nông dân, giai cấp thứ hai, chiếm vào khoảng 80% dân số.
- Tuy được coi trọng hơn công và thương nhưng trên thực tế nông dân chịu số phận hẩm hiu hơn cả.
- Nông dân phải cung cấp thóc gạo và những nông sản khác cho giai cấp vũ sĩ. Thuế má nặng nề trung bình từ 40% đến 50% lượng thu hoạch.
-  Tình cảnh khốn khổ của nông dân được thể hiện qua lời nói sau đây, tương truyền đi từ miệng của một quan chức hứu trách đương thời: “Nông dân cũng giống như hạt mè, càng ép càng ra nước”. Ngoài ra nông dân còn bị trưng dụng đi làm lao dịch khi có yêu cầu.
 - Tầng lớp thương có địa vị thấp nhất trong xã hội, thấp hơn cả công, bởi lẽ quan niệm Khổng giáo khinh thị người làm tiền, và theo chính sách trọng nông giai cấp này chỉ mua qua bán lại chứ không sản xuất.
- Trên thực tế sự phân biệt giữa công và thương không rõ lắm, hai giai cấp này thường được gọi chung là chonin (đinh nhân: tức là kẻ chợ).
- Chonin chiếm khoảng từ 6% đến 7% dân số, sinh sống ở các đô thị dần dần trở nên giàu có và có thế lực; ngày càng có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và văn hoá của cả nước.
- Mặc dù khinh thị người buôn bán, tầng lớp vũ sĩ phải dựa vào họ trong các nghiệp vụ kinh tế: chuyên chở gạo và các nông sản khác ra thị trấn, làm người môi giới và đổi tiền để bán các sản phẩm địa phương, v.v... Bởi vậy một số thương gia trở thành triệu phú, đặt nền móng cho những hãng buôn lớn sau này.
- Ngoài bốn giai cấp chính thức còn có một số người, khoảng 38 vạn vào cuối đời Tokugawa, bị xem như semmin (tiện dân: người thấp hèn, ti tiện, còn được gọi là eta: uế ta, có nghĩa là dơ bẩn, hay hinin: phi nhân, không phải là người.

- Tổ tiên của họ có lẽ là những người đã thất trận trước khi Tokugawa lên nắm chính quyền, hoặc giả những người làm các nghề không được kính trọng như buôn bán thịt hay đồ da. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét