11/4/12

CÁCH NẤU MÌ ĂN LIỀN HIỆU QUẢ

NẤU MÌ ĂN LIỀN ĐÚNG CÁCH (CORRECT WAY OF COOKING INSTANT NOODLES)
Ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách ? chúng ta xưa nay là đổ nước vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn.  Đó là cách làm mì gói có hại sức khỏe cho bạn, bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt vì "Sức khỏe là Vàng" "Sức khỏe là hạnh phúc an vui"
Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.
Normally, how we cook the instant noodles is to put the noodles into a pot with water, throw in the powder and let it cook for around 3 minutes and then it's ready to eat.
Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền.
This is the WRONG method of cooking the instant noodles.
Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.
By doing this, when we actually boil the ingredients in the powder, normally with MSG, it will change the molecular structures of the MSG causing it to be toxic.

Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng)
The other thing that you may or may not realize is that, the noodles are coated with wax and it will take around 4 to 5 days for the body to excrete the wax after you have taken the noodles.

CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:    CORRECT METHOD:

1 - Luộc mì trong nồi nước sôi  =  Boil the noodles in a pot with water.
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi  =  Once the noodles is cooked, take out the noodles, and throw away the water which contains wax.
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa  =  Boil another pot of water till boiling and put the noodles into the hotboiling water and then shut the fire.
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào  =  Only at this stage when the fire is off, and while the water is very hot, put the ingredient with the powder into the water, to make noodle soup.
5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm  However, if you need dry noodles, take out the noodles and add the ingredient with the powder and toss it to get dry noodles.
Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể  =  A large number of patient with the ages ranging from 18-24 years are ending up with pancreatitis either as a swelling or infection of the pancreas due to regular consumption of instant noodles..... If the frequency is more than 3 times a week, then it is very hazardous...
Xin gởi E-mail/chuyền kiến thức này tới bạn bè và người thân để phòng bệnh.
Câu chuyện phụ đề:  Có một vị người Phật tử thường đi tu học tại Tu Viện Hộ Pháp, Los Angeles , vị này có người bạn bên Canada .  Cô bạn này vì muốn có một chiếc xe BMW để bản ngã thân mạng của cô ta ra đường không bị mặc cảm là thua kém với các cô bạn khác nên cô ta chỉ toàn ăn mì gói suốt 3 buổi luôn nhiều tháng để dành tiền trả góp cho chiếc xe mua thiếu của ngân hàng.  Một thời gian sau 3 tháng cô bạn đã ngã bện h vì sức khỏe đề kháng kém cộng thêm lá gan và lá lách đã bị hư nặng.  Mặc dù bác sĩ đã tận tình chữa chạy, nhưng cô bạn đó vẫn không được cứu sống và cô ta đã chết để lại xe BMW cho ngân hàng và một bài học vô cùng quý giá cho chúng ta vì phải trả hết một mạng người.  
Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước trước khi dùng, mai mốt quý vị lớn tuổi một chút thì sẽ biết tác hại sức khỏe của nó như thế nào, và khi ăn mì gói ăn liền phải biết nấu đúng cách như bài này đã chia sẻ. Mong thay và rất mong thay! 
Buddha loves you, We love you, too!

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK II - SỬ 11


Bài 17
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược 1931 – 1937.
Từ những năm 30, các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược: Đức thôn tính Tiệp Khắc, Nhật Bản nhảy vào Trung Quốc, Italia can thiệp vào châu Phi.
- Các nước phát xít Đức, Italia, Nhật liên kết nhằm chống Liên Xô và chia lại thế giới.
- Liên Xô muốn liên kết với Anh, Pháp, Mĩ cùng chống PX nhưng bị từ chối.
- A, P muốn “mượn tay” PX tiêu diệt LX nên dung dưỡng, thỏa hiệp với PX.
2. Từ hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới.
- Hit-le (Hiller) gây ra vụ Xuy-đet để thôn tính Tiệp Khắc.
- Ngày 29.09.1938, Hiệp ước Muy-nich được ký kết, A,P trao Xuy-đet cho Đức, đổi lại, Đức hứa tấn công LX -> Đỉnh cao sự nhân nhượng, thoả hiệp của A, P.
 - Ngày 23.08.1939, Xô – Đức ký bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau.
- Ngày 01.09.1939, Đức tấn công Ba Lan.
- Ngày 03.09.1939, A, P tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
III. KẾT CỤC CHIẾN TRANH
- CNPX bị tiêu diệt.
- Hậu quả nặng nề: 70 nước tham gia; 60 tr người chết, 90tr người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị thiêu hủy (có thể minh hoạ thêm).
-------------------
Bài 19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
Từ năm 1858 đến trước năm 1873
1. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược.
- Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng:
+ Nông nghiệp sa sút
+ Công thương nghiệp đình đốn
+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại sai lầm.
- Nhân dân đấu tranh khắp nơi như Phan Bá Vành (Nam Định), Lê Văn Khôi (GĐ)..
2. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, ngày 1-9-1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)- chính thức xâm lược Việt Nam
- Nhân dận ta anh dũng đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắnh nhanh của Pháp.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ 1858 đến 1862
1.  Kháng chiến  ở Gia Định
- Tháng 2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình thất bại nhanh chóng.
- Nhân dân Gia Định chiến đấu, gây khó khăn cho Pháp, buộc Pháp chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Năm 1860, Nguyễn Tri Phương cho xây Đại đồn Chí Hòa chống Pháp.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5.6.1862
- Rạng sáng 24-2-1861, Pháp đánh Đại đồn Chí Hòa, Chí Hòa thất thủ, Pháp chiếm luôn các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- Nhân dân tiếp tục kháng chiến, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
- Ngày 5-6-1862, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp nhiều quyền lợi (SGK).
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì tiếp tục kháng chiến
- Phong trào ‘tị địa” diễn ra sôi nổi.
- Nhân dân suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu, gây cho Pháp “thất điên bát đảo”. Ngày 20.8.1864, Pháp bất ngờ tấn công, Trương Định bị thương và tự sát để bảo toàn khí tiết.
2. Pháp chiếm  ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, từ ngày 20 – 24/6/1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì chống Pháp
- Nhân dân tiếp tục kháng Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa của:  Trương Quyền (Tây Ninh), Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực…nhưng kết quả đều bị đàn áp, thất bại.
-----------------------------
Bài 20
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC, CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA
NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873-1874. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. CUỘC KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA  BẮC KÌ.
1. Tình hình VN trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
- Triều đình: mang tư tưởng đầu hàng, Duy trì “bế quan tỏa cảng” => nước ta ngày càng suy sụp, kinh tế kiệt quệ.
- Nhân dân: Đời sống ngày càng cơ cực nên nổi dậy đấu tranh khắp nơi.
Trong bối cảnh đó, 1 số sĩ phu yêu nước, thức thời đề nghị cải cách nhưng bị từ chối.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
- Cuối 1872, Pháp thiết lập bộ máy cai trị và chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
- Pháp cho Đuy-puy ra Bắc Kì gây rối. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-ê đem quân ra Bắc Kì.
- Ngày 19-11, Pháp gởi tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương nộp khí giới, giao thành.
- Ngày 20-11-1873, không đợi trả lời, Pháp đánh thành    Nội.
- Thành mất, Pháp chiếm luôn các tỉnh Hài Dương, Hưng Yên, Nam Định….
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874)
- Nguyễn Tri Phương chiến đấu anh dũng, bị thương và tự sát.
- Nhân dân nổi dậy chống Pháp dưới nhiều hình thức (c/m)
- Ngày 21-12-1873, Gac-ni-ê bị quân của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm giết tại Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang. Nhân dân phấn khởi nhưng triều đình muốn thương lượng với Pháp.
- Ngày 15-3-1874, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận sáu tỉnh Nam kì thuộc Pháp.
II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884.
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882).
- Pháp đang rất cần nguồn tài nguyên, nhân công Bắc Kì, ngày 3-4-1882, lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874, Ri-vi-e đưa quân tới Hà Nội.
- Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gởi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu giao thành. Không đợi trả lời, Ri-vi-e tấn công, thành mất, Pháp chiếm luôn Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định….
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
- Hoàng Diệu chiến đấu anh dũng, bị thương và tự sát
- Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên chống Pháp dưới mọi hình thức (c/m).
- Ngày 19.5.1883, Ri-vi-e bị quân của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm giết tại Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang, nhân dân ta phấn khởi.
III. THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
- Ngày 17-7-1883, vua Tự Đức mất, nhân cơ hội đó, Pháp tấn công Huế.
- Ngày 18-8, Pháp tấn công Thuận An, ngày 20-8, Pháp chiếm Thuận An.
- Ngày 25-8-1883, Pháp buộc nhà Nguyễn ký hiệp ước Hác-măng với nội dung (SGK).
- Nhân  tiếp tục kháng chiến.
- Ngày 6-6-1884, Hiệp ước Pa-tơ-nốt được ký kết.
=> Chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập.

3. Sự anh dũng của nhân dân Việt Nam kháng Pháp từ 1858 – trước 1873
- Ngày 1-9-1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)- chính thức xâm lược Việt Nam. Nhân dân ta anh dũng đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
- Khi Pháp đánh Gia Định (2.1859), nhân dân Gia Định chiến đấu, buộc Pháp chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Rạng sáng 24-2-1861, Pháp đánh Đại đồn Chí Hòa, Nhân dân tiếp tục kháng chiến, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
+ Phong trào ‘tị địa” diễn ra sôi nổi.
+ Nhân dân suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu, gây cho Pháp “thất điên bát đảo”. Ngày 20.8.1864, Pháp bất ngờ tấn công, Trương Định bị thương và tự sát để bảo toàn khí tiết
- Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì, nhân dân tiếp tục kháng Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa của:  Trương Quyền (Tây Ninh), Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực…nhưng kết quả đều bị đàn áp, thất bại.

BÀI 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CUỐI TK XIX
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương
-         Nguyên nhân:
+ Phái chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
+ Pháp tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến
=> Tôn Thất Thuyết chủ động ra tay trước.
- Đêm 4 rạng 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh bất ngờ tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ nhưng thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13-7-1885, Ông thay mặt vua ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước.
=>  Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
a. Giai đoạn 1885-1888
- Dưới sự lãnh đạo của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, phong trào lan rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì, lôi kéo đông đảo văn thân, sĩ phu, tướng lãnh tham gia.
- Tháng 11.1988, Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri.
b. Giai đoạn 1888-1896
- Pháp đàn áp dữ dội, phong trào kéo dài đến năm 1896 thì thất bại.
Đặc điểm của phong trào Cần vương
Đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì. Một số cuộc khởi nghĩa giành được những thắng lợi bước đầu và gây nhiều thiệt hại cho Pháp như khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê. Tuy nhiên, do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp…nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Do đó, PTCV cũng kết thúc cùng với tiếng súng núi rừng Vụ Quang năm 1896.
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Nguyên nhân: để hưởng ứng PTCV, giúp vua cứu nước, Phan Đình Phùng và Cao Thắng xây dựng căn cứ ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để chống Pháp.
- Từ 1885 – 1888, là giai đoạn xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng và rèn đúc vũ khí.
- Từ 1888 – 1896 là giai đoạn chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp.
- Tháng 5-1890, Cao Thắng bị thương và hi sinh
- Ngày 28-12-1895, Phan Đình Phùng hi sinh => khởi nghĩa thất bại (1896)
-Ý nghĩa: đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong PTCV vì thời gian lâu dài nhất, địa bàn rộng lớn nhất, gây nhiều thiệt hại cho Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức lãnh đạo.

Chúc các em ôn tập và thi tốt nhé.