4/4/16

NỘI DUNG ÔN THI HK II - MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 - NĂM HỌC 2015-2016

THÔNG BÁO!
Lớp 11 - Cơ sở Trần Nhật Duật ÔN THEO KẾ HOẠCH SAU:
Thứ 5 (7/4) và thứ 6 (8/4) sẽ kiểm tra câu 6, 7, 8, 9
Thứ 5 (14/4) và Thứ 6 (15/4) sẽ kiểm tra câu 1, 2, 3, 4, 5
Vì thời gian không còn nhiều, đề nghị các Bạn cố gắng nghiêm túc thực hiện theo Kế hoạch trên nhé.
Lớp 11 - Cơ sở Cộng Hòa làm việc theo Kế hoạch sau:
Thứ Hai (11/4), Kiểm tra câu 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Vì thời gian không còn nhiều, đề nghị các Bạn cố gắng nghiêm túc thực hiện theo Kế hoạch trên nhé.

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II
Môn: LỊCH SỬ 11
Năm học 2015 – 2016

Câu 1. Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược 1931 – 1937.
Từ những năm 30, Các nước phát xít Đức, Italy, Nhật liên kết thành phe Trục và đẩy mạnh xâm lược như: Đức thôn tính Tiệp Khắc, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, Italy can thiệp vào Bắc Phi.
Thái độ của các nước đối với phát xít:
- Liên Xô muốn liên kết với Anh, Pháp để cùng chống PX nhưng bị từ chối.
- A, P muốn “mượn tay” PX tiêu diệt LX nên dung dưỡng, thỏa hiệp với PX.
- Mĩ thực hiện “đạo luật trung lập”, không can thiệp ngoài châu Mĩ
2. Từ hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới.
- Năm 1938, Hit-le (Hiller) gây ra vụ Xuy-đet để thôn tính Tiệp Khắc.
- Ngày 29-9-1938, Hiệp ước Muy-nich được ký kết, A,P trao Xuy-đet cho Đức, đổi lại, Đức hứa tấn công LX -> Đỉnh cao sự nhân nhượng, thoả hiệp của A, P đối với PX.
 - Ngày 23-8-1939, Xô – Đức ký bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau.
- Ngày 01-9-1939, Đức tấn công Ba Lan.
- Ngày 03-9-1939, A, P tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Câu 2. Sự thất bại của phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản
Phát xít Đức đầu hàng
- Tháng 6-1944, LX được giải phóng. Hồng Quân LX giải phóng các nước Đông Âu.
-  Ngày 6-6-1944, Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng Pháp và một số nước Tây Âu, chuẩn bị tấng công Đức.
- Tháng 1-1945, Liên Xô tấn công Đức từ phía Đông.
- Tháng 2.1945, các nước đồng minh tấn công Đức từ phía Tây.
- Ngày 30.04.1945, LX chiếm tòa nhà Quốc hội Đức, Hit-le tự sát.
- Ngày 9.5.1945, Đức đầu hàng không đều kiện, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
Chủ nghĩa quân phiệt Nhật đầu hàng
- Đầu năm 1945, liên quân Anh – Mỹ tấn công Nhật ở châu Á.
- Từ ngày 9 – 14.8.1945, Hồng Quân Liên Xô tiêu diệt 1 triệu quân Quan Đông của Nhật ở Trung Quốc.
- Ngày 6 & 9. 8 1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki.
- Ngày 15.8.1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai kêt thúc.

Câu 3. Kết cục chiến tranh thế giới thứ hai
- CNPX bị tiêu diệt tận gốc, thắng lợi thuộc về phe các nước đồng minh. LX, Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định đánh bại phát xít.
- Chiến tranh gây ra hậu quả nặng nề: 70 nước tham gia; 60 tr người chết, 90tr người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị thiêu hủy, thiệt hại gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ I.
-Tính chất: lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa để phân chia thuộc địa. Từ năm 1941, Đức tấn công Liên Xô, chiến tranh trở thành chính nghĩa của toàn nhân loại chống phát xít, chống chiến tranh vì hòa bình, an ninh thế giới.

4. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), nhân dân ĐNK anh dũng chống Pháp. Phong trào ‘tị địa” diễn ra sôi nổi, gây cho P nhiều khó khăn.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1859-1864)
- Nguyên nhân: Nhà Nguyễn Ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), nhường 3 tình miền Đông Nam Kì cho Pháp và buộc Trương Định đi lãnh binh ở miền Tây. Trương Định không đi, ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
- Diễn biến:
+ Nhân dân suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái để lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Nghĩa quân xây dựng căn cứ Tân Hòa (Gò Công) và anh dũng chiến đấu, gây cho Pháp “thất điên bát đảo”. Pháp tấn công nghĩa quân rút về căn cứ Tân Phước.
+ Ngày 20.8.1864, Pháp bất ngờ tấn công căn cứ Tân Phước, Trương Định bị thương và tự sát để bảo toàn khí tiết.
- Kết quả: khởi nghĩa thất bại.

5. Pháp chiếm  Tây Nam Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, từ ngày 20 – 24/6/ 1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
- Nhân dân tiếp tục kháng Pháp, một số văn thân, sĩ phu bất hợp tác với Pháp. Những người khác bám đất, bám dân đánh Pháp như Trương Quyền (Tây Ninh), Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực…
Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp, thất bại do vũ khí thô sơ, lực lượng chênh lệch, thiếu tổ chưa lãnh đạo và đường lối đúng đắn.
Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu nước nồng nàng, ý chí bất khuất của nhân dân ta.

Câu 6. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Pháp đang rất cần thị trường, nguyên liệu và nguồn nhân công nên chuẩn bị xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Cuối 1872, Pháp chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì, Pháp cử Đuy-puy ra Hà Nội để gây rối.
Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-ê đem quân ra Bắc Kì.
Ngày 19-11-1873, Pháp gửi “tối hậu thư” buộc Nguyễn Tri Phương giao thành.
Ngày 20-11-1873, không đợi trả lời, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội.
Kết quả: thành mất, Pháp chiếm luôn các tỉnh đồng bằng Bắc Kì như Nam Định, Hài Dương, Hưng Yên...

Câu 7. Nhân dân Bắc Kì chống Pháp từ 1873-1874
Trong thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương anh dũng chiến đấu, bị thương và tự sát để không rơi vào tay giặc.
Các sĩ phu, văn thân yêu nước bí mật lập Nghĩa hội chống Pháp.
Nhân dân Bắc Kì chống Pháp dưới mọi hình thức như tự tay đốt các dãy phố để tạo thành bức tường lửa chống Pháp.
Ngày 21-12-1873, Gac-ni-ê bị giết tại Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang. Nhân dân phấn khởi nhưng triều đình muốn thương lượng với Pháp.
Ngày 15-3-1874, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận sáu tỉnh Nam kì thuộc Pháp.

Câu 8. Phong trào Cần Vương
Sau thất bại ở Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước.
=>  Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
Giai đoạn 1885-1888
- Dưới sự lãnh đạo của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, phong trào lan rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì, lôi kéo đông đảo văn thân, sĩ phu, tướng lãnh tham gia.
- Tháng 11.1988, Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri.
Giai đoạn 1888-1896: Phong trào được duy trì dưới sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật…và gây nhiều thiệt hại cho Pháp. Tuy nhiên, phong trào kéo dài đến năm 1896 thì thất bại.
Đặc điểm của phong trào Cần vương
Đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì. Một số cuộc khởi nghĩa giành được những thắng lợi bước đầu và gây nhiều thiệt hại cho Pháp như khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê. Tuy nhiên, do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp…nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Do đó, PTCV cũng kết thúc cùng với tiếng súng núi rừng Vụ Quang năm 1896.

Câu 9. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Nguyên nhân: để hưởng ứng PTCV, giúp vua cứu nước, Phan Đình Phùng và Cao Thắng xây dựng căn cứ ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để chống Pháp.
- Từ 1885 – 1887, là giai đoạn xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng và rèn đúc vũ khí, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
- Từ 1888 – 1896 là giai đoạn chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp.
- Tháng 5-1890, Cao Thắng bị thương và hi sinh
- Tháng 10-1894, nghĩa quân giành thắng lợi tại Vụ Quang.
- Ngày 28-12-1895, Phan Đình Phùng hi sinh => khởi nghĩa thất bại (1896)
-Ý nghĩa: đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong PTCV vì thời gian lâu dài nhất (hơn 10 năm), địa bàn rộng lớn nhất (4 tỉnh), chế tạo được súng trường kiểu Pháp, gây nhiều thiệt hại cho Pháp và có chỉ huy tài giỏi như PĐP, Cao Thắng,
- Nguyên nhân thất bại: thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức lãnh đạo.

NỘI DUNG THI HỌC KÌ II - MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 - NĂM HỌC 2015 - 2016

THÔNG BÁO!
Lớp 10 - Cơ sở Trần Nhật Duật vì không còn nhiều thời gian (20-4 đã thi) nên Kế hoạch ôn tập như sau:
Thứ 5 (7/4) sẽ Ôn tập và kiểm tra câu 5, 6 và Thứ 6 (8/4) sẽ Ôn tập và kiểm tra câu 7, 8. 
Thứ 5 (14/4) sẽ Ôn tập và kiểm tra từ câu 1 đến câu 4. 
Thứ 6 (15/4) sẽ Ôn tập toàn bộ Đề cương. 
Vì thời gian không còn nhiều, đề nghị các Bạn cố gắng nghiêm túc thực hiện theo Kế hoạch trên nhé.
Lớp 10 - Cơ sở Cộng Hòa làm việc theo Kế hoạch sau:
Thứ Ba (5/4), Ôn tập và kiểm tra câu 7,8.
Thứ Tư (6/4), Ôn tập và kiểm tra câu 6.
Thứ Hai (11/4), Ôn tập và kiểm tra câu 4,5.
Thứ Ba (12/4), Ôn tập và kiểm tra câu 1-2-3.
Thứ Tư (13/4), Ôn tập và kiểm tra toàn bộ Đề cương.
Thứ Ba (19/4), Ôn tập toàn bộ Đề cương.

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: LỊCH SỬ 10
Câu 1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước
- Giữa thế kỉ XVIII, đất nước chia cắt, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống nhân dân vô cùng cơ cực.
- Năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn (Bình Định).
- Từ 1771 – 1777, Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Từ năm 1786 – 1788 Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh.
=> Bước đầu thống nhất đất nước.

Câu 2. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của Tây Sơn gắn liền với hai cuộc kháng chiến vĩ đại.
a.  Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
- Cuối năm 1784, theo sự cầu viện của Nguyễn Ánh, 5 vạn quân tràn vào chiếm đóng gần một nửa đất Gia Định. Chúng ra sức cướp phá dân ta.
- Tháng 1- 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích ở Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
=> Miền Nam trở lại yên bình.
b. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
- Cuối 1788, theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, 29 vạn quân Thanh tràn vào chiếm Thăng Long. Chúng ra sức cướp phá dân ta.
- Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Quang Trung dừng chân tại Thanh Hóa, Nghệ An để tuyển thêm quân.
- Từ đêm 30 đến Trưa Mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân Tây Sơn lập nên chiến công hiển hách ở Ngọc Hồi, Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
=> với hai cuộc kháng chiến vĩ đại, PTTS đã bảo vệ vẹn toàn độc lập dân tộc.

Câu 3. Tây Sơn và công cuộc xây dựng, khôi phục đất nước
- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, lập vương triều Tây Sơn.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) và thực hiện chính sách:
+ Xây dựng chế độ chuyên chế.
+ Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
+ Lập lại sổ hộ.
+ Tổ chức lại giáo dục, thi cử, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng chữ Nôm để làm tài liệu dạy học, thi cử.
+ Xây dựng quân đội mạnh.
- Đối ngoại: quan hệ hoà hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân lạp rất tốt đẹp.
- Năm 1792 Quang Trung qua đời.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

Câu 4. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn
- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua (Gia Long), lập ra triều Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
- Năm 1804, đổi tên nước là Việt Nam.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Gia Long chia cắt nước làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn cai quản và Các Trực Doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.
+ 1831 – 1832 Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Dưới là Phủ, huyện, châu, xã vẫn giữ như cũ.
- Quan lại: lúc đầu tuyển chọn những người trước đây theo Nguyễn Ánh, về sau thông qua giáo dục, khoa cử.
- Luật pháp: ban hành bộ Hoàng triều luật lệ với 400 điều nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị và an ninh đất nước.
- Quân đội: được tổ chức quy cũ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.
- Ngoại giao:
+ Thần phục nhà Thanh (Trung quốc).
+ Bắt Lào – Chân Lạp thần phục.
+ “Bế quan tỏa cảng” với  phương Tây làm cho VN ngày càng suy yếu.

Câu 5: Tình hình văn hóa – giáo dục dưới Triều Nguyễn
- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế các tôn giáo khác, đặc biệt là Thiên Chúa giáo.
- Giáo dục: Nho học được củng cố, song số người thi đỗ đạt không bằng thế kỉ trước.
- Văn học: Văn học chữ Hán kém phát triển, Văn học chư Nôm phát triển với nhiều tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí…
- Kiến trúc: tiêu biểu là Kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội.
- Nghệ thuật dân gian: Tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ.
Liên hệ một số Di sản văn hóa của Nhà Nguyễn được UNESCO công nhận.

Câu 6. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
1. Nguyên nhân:
- Sâu xa:   + Kinh tế: nước Anh phát triển nhất Châu Âu đặc biệt là công nghiệp len dạ.
               + Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế do vua Charles I đứng đầu đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, nắm độc quyền ngoại thương, thuế khóa nặng nề
+ Xã hội: Tư sản, quý tộc mới có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị. Nhân dân bị PK và Giáo hội bóc lột nặng nề.
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân, tư sản, quý tộc mới với PK gay gắt.
- Trực tiếp: Tháng 4-1640, Vua Charles I triệu tập Quốc hội để đòi tăng thuế nhưng bị phản đối => chiến tranh bùng nổ.
2. Diễn biến
- 8 -1642, nội chiến bùng nổ giữa vua và Quốc hội. Đến 1648, nội chiến kết thúc.
- 30-1-1649, Charles I bị xử tử; Anh trở thành nước cộng hòa do O.Cromwell đứng đầu =>Cách mạng đạt đỉnh cao.
- 1653 - 1658, O. Cromwell thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- 1658, Romwell mất, Anh lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 12-1688 William Orange lên làm vua, nền quân chủ lập hiến được xác lập.
3. Kết quả, Ý nghĩa lịch sử
Kết quả: Cách mạng Anh do TS và Quý tộc mới lãnh đạo, lật đổ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. => Đây là CMTS.
Ý nghĩa: mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

Câu 7. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ TK XVIII
1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
Sâu xa:
- Đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập ra 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Giữa TK XVIII, kinh tế thuộc địa phát triển nhanh  theo TBCN, tiếng Anh được sử dụng và hình thành thị trường thống nhất, thuộc địa là nơi cạnh tranh với chính quốc.
- Chính phủ Anh đã: Cấm sản xuất một số hàng công nghiệp, cấm thuộc địa mở doanh nghiệp, cấm đưa máy móc, thợ lành nghề từ Anh sang, cấm khai hoang vùng đất miền Tây, cấm tự do buôn bán, ban hành chế độ thuế khóa nặng nề..
=> mâu thuẫn giữa thuộc địa với chính quốc sâu sắc.
Trực tiếp:
- Tháng 12-1773, sự kiện chè Boston bùng nổ, Anh đóng cửa cảng Boston.
- Tháng 9-1774, Đại hội Lục địa lần thứ nhất tại Philadelphia thất bại.
=> Chiến tranh bùng nổ.
2. Kết quả
Kết quả
- Năm 1783, Anh ký hòa ước Versaillès, công nhận độc lập của Bắc Mĩ.
- Năm 1787, thông qua Hiến pháp, xác lập thể chế Cộng hòa Liên bang do Tổng thống G.Washington đứng đầu.
- Năm 1789, G.Washington trở thành Tổng thống đầu tiên của Mĩ.
Ý nghĩa
- Lật đổ nền thống trị của Anh, mở đường cho CNTB phát triển -> đây là CMTS đầu tiên nổ ra ngoài châu Âu, thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu, là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với nước Pháp.

Câu 8: Cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
1. Tình hình kinh tế xã hội nước Pháp trước cách mạng
- Kinh tế
+ Nông nghiệp lạc hậu, công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, nạn đói thường xuyên…
+ Công – thương nghiệp phát triển, có nhiều xưởng lớn, sử dụng máy móc phổ biến. mở rộng buôn bán với châu Âu và phương Đông nhưng bị PK kìm hãm.
- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế do vua Louis XVI đứng đầu
- Xã hội: gồm 3 Đẳng cấp:
+ Tăng lữ, Quý tộc: hưởng mọi đặc quyền, giữ chức vụ cao, không nộp thuế..muốn duy trì PK.
+ Đẳng cấp Thứ ba gồm: tư sản, nông dân, bình dân…không có quyền lực chính trị, phải chịu mọi thứ thue61t, bị PK áp bức, bóc lột nặng nề.
=> Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ 3 với Tăng lữ, Quý tộc ngày càng sâu sắc.
2. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- TK XVIII, xuất hiện Trào lưu “Triết học Ánh sáng” với các đại biểu như: Voltaire, Rousseau,  Montesquieu. Các ông đã kịch liệt tố cáo, phê phán sự thối nát của chế độ PK và Giáo hội Ki-tô, đưa ra triết lý về xây dựng nhà nước mới =>thức tỉnh nhân dân đấu tranh.
3. Ý nghĩa lịch sử cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Tính chât: Cách mạng Pháp do Tư sản lãnh đạo, lật đổ và xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, giải quyết vấn để ruộng đất cho nhân dân, xóa bỏ những cản trở phát triển kinh tế TBCN và hình thành thị trường dân tộc thống nhất => Đây là cách mạng tư sản triệt để.
- Hạn chế: NHÂN DÂN là lực lượng làm cách mạng thắng lợi nhưng quyền lực nằm trong tay tư sản.
-Ý nghĩa: làm lung lay chế độ phong kiến châu Âu, mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.