1/4/14

TÁC DỤNG CỦA HÀNH LÁ

Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của hành lá

Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.


image
   
Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của hành lá

Hành lá không chỉ là một loại gia vị trong nhà bếp mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày. 

Hành lá vốn được gọi bằng nhiều cái tên như hành xanh, hành ta. Nó là một kho lưu trữ của tất cả những điều tốt đẹp mà cơ thể bạn cần. Đây cũng là nguyên liệu rất quen thuộc với các bà nội trợ. Nó được sử dụng
Thực tế, hành lá có thể đem lại rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày.
Giúp xương chắc khoẻ
Bạn có biết 12 gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.
Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.Thực tế, hành lá có thể đem lại rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày
Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.
Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể. Bởi vậy, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.
Thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh
Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Sự hiện diện của Crom, vitamin B6 và lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Crom không chỉ làm giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, do đó bảo vệ trái tim của bạn khỏi những căn bệnh tiềm ẩn.
Những người mắc bệnh liên quan tới huyết áp cũng giúp cải thiện bệnh đáng kể khi ăn hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Nhờ sự ổn định của cả cholesterol và huyết áp, những rủi ro liên quan với nhồi máu cơ tim và đột quỵ cũng giảm đáng kể.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Khi ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cho chính mình. Điều này là do sự hiện diện của flavonoid trong hành lá.
Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40 %.
Giúp giảm viêm nhiễm
Hành lá đóng vai trò “cứu trợ” hữu hiệu khi trong cơ thể đang có tình trạng viêm. Điều này là do rau ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Do đó, khi bị mắc các bệnh liên quan đến chứng viêm nhiễm thì bạn được khuyên là nên ăn nhiều hành lá để có được lợi ích chống viêm hiệu quả.
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
Giúp tăng cường miễn dịch
Hành lá là một nguồn phytochemical phong phú. Chất này giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất tốt, đồng thời giúp loại bỏ các enzyme tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Nhờ vậy, giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại do các mô tế bào và DNA.
Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà, bảo vệ đôi mắt cho bạn .
Giúp tăng cường thị lực
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành xanh có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe mắt của bạn.
Do đó hành lá là một nguồn dinh dưỡng và vitamin tự nhiên, quan trọng chịu trách nhiệm về các hoạt động lành mạnh của mắt, trái tim và cơ thể nói chung. Thân và củ hành đều ăn được. Chúng có thể được ăn sống hoặc trộn lẫn trong salad, gỏi, nộm hoặc nước sốt. Không phụ thuộc vào cách tiêu thụ, có rất nhiều lợi ích sức khỏe của hành lá mà bạn không nên bỏ lỡ nguyên liệu này trong thực đơn của gia đình.
Giảm cholesterone và chống đông máu
Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu. Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.
Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huy ết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.
Chống nhiễm khuẩn
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
Ngoài ra, hành có thể giúp giảm tình trạng táo bón mãn tính và đầy hơi. Cũng vậy, trong một số nền văn hóa, chỉ cần nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai có thể chống ù tai. Hành còn có tác dụng kì diệu trong việc nâng cao chất lượng chăn gối, chỉ đứng thứ 2 sau tỏi.

NIỀM TIN CỦA TÂM LINH

Phép Lạ Của Tâm Linh

Thông điệp của anh là Hãy Tạo Cho Mình Một Niềm Tin & Một Cái Tâm  Bình An. Tôi nghĩ thông điệp này đâu chỉ dành cho người bệnh, mà còn  dành cho tất cả chúng ta, Những con người đang sống trong một thời đại đầy biến động này.



 Anh Cẩn sinh năm 1949. Hiện anh đang sống ở thành phố Encinitas.  

Có thể nói anh là một trong những người Việt thành đạt ở đây. Sang Mỹ, anh bắt đầu làm việc ngay trong lĩnh vực điện toán. Với kinh nghiệm từng làm việc trong ngành điện toán khi còn ở Việt Nam, anh nhanh chóng thăng tiến trong ngành công nghệ quan trọng này của Mỹ.

 Ðến năm 1990, anh đã nắm giữ những chức vụ cao trong các hãng lớn như  General Electric. Anh quyết định mở business riêng của mình. Công  việc kinh doanh của các công ty software do anh sáng lập đều thành công ở những mức độ khác nhau.

     Theo anh Cẩn, con đường đến với Phật Pháp của anh cũng tương tự  với những người thuộc giới trí thức và làm việc trong lĩnh vực khoa  học kỹ thuật. Anh theo Ðạo Phật vì mẹ là một Phật Tử thuần thành, thường xuyên đi Chùa, tụng kinh.

 Lúc trẻ anh đọc rất nhiều sách Phật, cũng thiền tập, nhưng là để thoả  mãn nhu cầu về tri thức hơn là tìm cho mình một con đường đi trong  cuộc sống. Một tác động lớn đến đời sống tâm linh của anh xảy ra cách  đây hơn chục năm, trong anh khi đang điều hành công ty của mình ở Mỹ.

     Hôm đó, có một nhân viên lên gặp anh khóc và nói rằng mình bị áp  lực lớn vì không theo nổi cách làm việc của anh. Anh Cẩn hết sức ngạc  nhiên, vì anh thuộc loại giám đốc biết quan tâm đến nhân viên. Có  điều anh luôn yêu cầu nhân viên phải làm việc đúng như cách của anh làm, để họ cũng thành công như anh.

 Anh quên mất là không phải ai cũng có khả năng như anh được. Hoá ra  là cho dù đang muốn làm một việc tốt, nhưng vì chấp ngã, nên vô tình  anh làm tổn thương người khác ! Qua sự kiện đó, anh bắt đầu nhìn lại mình.     Anh bắt đầu trở nên biết lắng nghe người khác hơn. Anh bắt đầu  tìm cách đem Phật Pháp áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. Anh Cẩn  rất quan tâm đến Phật Giáo Tây Tạng. Theo anh, truyền thống Tây Tạng  vạch ra con đường tu tập rõ ràng cho các Phật tử còn đang sống cuộc  đời thường như anh. Vẫn biết “tu là chuyển nghiệp” như nhiều thầy đã dạy, nhưng “How ?”

     Phật Giáo Tây Tạng đưa ra cho anh Cẩn câu trả lời này cụ thể hơn.  Do đó, anh thường lên nghe giảng pháp ở ngôi chùa Tây Tạng ở Long  Beach, nơi có Geshe Tsultim Gyeltsen trụ trì. Ngài là một trong những  chư vị cao tăng của Phật Giáo Tây Tạng, rất được Ðức Ðạt Lai Lạt Ma quí mến.     Anh Cẩn - Dĩ tâm ứng tâm. 

     Vào khoảng tháng 06/2007, anh Cẩn thấy sức khoẻ mình tự nhiên suy  kiệt hẳn.

     Vì sao thì bác sĩ chưa chẩn đoán được. Phải đợi đến khi anh thấy  mình bị chứng “double vision” - một vật mà nhìn thành hai - anh mới  khám bác sĩ nhãn khoa rồi được chuyển qua bác sĩ khác để cho scan não  bộ của anh. Lúc đó họ phát giác là anh bị ung thư phổi, đã di căn tới  não, nên họ tức tốc đưa anh vào nhà thương.

 Ðối với y học, ca của anh Cẩn có vẻ như đã quá trễ. Bác Sĩ vẫn bắt  đầu phương pháp xạ trị mà không ai hứa hẹn điều gì. Cuộc sống của anh tính theo từng tháng.

 Chỉ còn chờ phép lạ …

     Ðối với một người đọc sách Phật nhiều như anh Cẩn, anh cũng biết  sinh tử là vô thường. Nhưng khi phải đối mặt trực diện với nó, anh  mới thấy mọi kiến thức trước đây của mình về cái chết sao chỉ là một  mớ khái niệm rỗng, không giúp gì được cả. Anh cảm thấy hoang mang quá  đỗi. Anh chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi về một nơi nào đó đằng  sau cái chết. Bởi vì anh vẫn còn lo cho vợ anh, con anh, và cả doanh nghiệp đang làm việc nữa, sau này không có anh rồi sẽ ra sao.     Anh cố tự nhủ rằng mình chấp và bám víu như vậy là sai với tinh  thần nhà Phật, nhưng anh không thể nào chế ngự được nỗi sợ hãi khi  hình ảnh cái chết và vợ con mình hiện lên trong đầu. Cùng với cơ thể  bệnh hoạn, tâm anh lại bị thiêu đốt trong sự sợ hãi. Thân tâm anh suy sụp toàn diện ! 

     Ðến lúc như tuyệt vọng, tự nhiên anh nghĩ đến Geshe Tsultim  Gyeltsen. Anh nhờ một người bạn thân đến chùa ngay để trình bày với  thầy về hoàn cảnh của anh, và xin được qui y với Ngài. Thầy nhận lời  ngay. Cuối tuần đó, anh sung sướng được gặp thầy, được thầy làm Lễ Qui Y chính thức.

 Anh xin thầy lời khuyên về sự giải thoát cho bản thân mình. Lời  khuyên của Ngài thật đơn giản : giao tất cả mọi chuyện vướng bận  trong đời lại cho người thân, để chuẩn bị cho mình vượt lên trên tất cả những lo toan đó.

     Với một niềm tin mãnh liệt vào vị thầy tôn kính, anh thực hiện đúng như vậy.  Anh bàn giao lại công việc, tài sản lại cho người thân của mình lo  liệu. Anh tức tốc lấy vé máy bay để cùng vợ đi Hawai, với ý nghĩ là  tận hưởng những ngày tháng cuối để vui với gia đình. Ðúng cái đêm trước ngày khởi hành, “phép lạ” xảy ra.

     Tối hôm ấy, anh cũng ngồi thiền để tĩnh tâm như mọi khi. Và khi  anh nhắm mắt lại, anh thấy tự nhiên trong tâm anh tràn ngập hình ảnh  vị thầy tôn kính của mình. Kỳ diệu hơn nữa, tâm của anh hoàn toàn tĩnh lặng cùng hình ảnh của thầy. Không cần một cố gắng nào cả, sự sợ hãi đang chế ngự anh trước đây tự  nhiên biến mất. Giống như người lạc giữa sa mạc gặp được dòng suối  mát, anh đã để tâm mình an trú trong những giây phút bình an tuyệt diệu đó.

     Ðây là một dạng kinh nghiệm thực chứng của thiền quán mà không  phải ai cũng tìm được, dù một lần trong đời.    Hôm sau, anh đem theo niềm an lạc đó sang Hawaii cùng với kỳ nghỉ của mình.

 Buổi sáng đầu tiên ở Hawai, anh chống gậy đi ra biển để ngắm bình  minh. Và trong khi để tâm mình theo dõi vẻ đẹp của trời biển trong  lúc mặt trời lên, hình ảnh của thầy lại tràn ngập trong anh cùng với thiên nhiên.

 Bình an lại đến ! Anh cảm thấy hạnh phúc trong giây phút hiện tại quá  đỗi ! Lúc đó, anh mới thực sự ngộ ra rằng giây phút hiện tại là hiện hữu nhiệm màu nhất.    Nó không có khởi đầu, không có kết thúc. Nó chỉ là những cảm thọ  bình an nối tiếp trong tâm một cách bất tận, và anh đã an trú được trong nó.

     Khi về lại Cali, anh gặp thầy và kể lại những trải nghiệm này của  mình. Ngài chỉ cười mà không giải thích thêm. Mà anh cũng không chờ  đợi được giải thích vì cuộc sống của anh đã thực sự thay đổi rồi. Anh vẫn điều trị bệnh theo bác sĩ.

 Thời gian còn lại, anh tận hưởng từng giây phút của cuộc sống với gia  đình, bạn bè của mình. Sống trọn vẹn như vậy, anh nghĩ rằng không có  gì khác biệt giữa việc mình sống thêm một năm hay mười năm nữa.

 Bốn tháng sau, bác sĩ scan lại và không phát hiện ra sáu cục bướu  trước đây nằm trên não của anh nữa. Có vẻ như anh đã vượt qua được giai đoạn nguy kịch nhất.

     Bác sĩ cũng nói “phép lạ” đã xảy ra …

     Cho đến hôm nay, mọi chuyện mới qua đi hơn một năm. Nhìn lại, anh  Cẩn có cảm giác thời gian đó dài lắm ! Hiện tại, anh vẫn tiếp tục  sống bình thản. Anh vẫn cùng bác sĩ tiếp tục theo dõi căn bệnh.

 Anh Cẩn bảo rằng nó có thể quay lại bất cứ lúc nào, nhưng anh tự hào  là đã chiến thắng được nó một lần. Ðiều quan trọng là anh không còn  bận tâm đến nó nhiều nữa.

 Không ai có thể biết chắc chắn là ngày mai chúng ta có còn sống hay không.  Như vậy, đâu là sự khác biệt giữa một người ngày mai chết vì ung thư  và một người ngày mai chết vì bất cứ một lý do nào đó, một tai nạn xe cộ chẳng hạn ?

 Vậy thì hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay là được rồi.    Tôi hỏi đâu là “phép lạ” trong trường hợp của anh ? Anh Cẩn cho  rằng đó là sự kết hợp nhiều yếu tố. Có thể là do anh có một bác sĩ  giỏi, và anh biết cách làm việc với bác sĩ của mình.

 Có thể là do khi anh giữ được cái tâm bình an rồi, toàn bộ năng lượng  trong con người anh dùng để hồi phục những tế bào ung thư.

 Trong việc điều trị ung thư vào giai đoạn đã di căn thì y học chỉ  đóng góp chừng phân nửa vào kết quả. Phân nửa còn lại dành cho những  yếu tố  mà khoa học chưa thể lý giải hết, như niềm tin, sức mạnh  của cái tâm bình an …

     Giải thích tại sao vị thầy có thể trao cho anh được sự bình an,  bước ngoặc của cuộc đời mình, anh Cẩn cho rằng đầu tiên là vì anh đã  đặt niềm tin tuyệt đối vào Ngài. Cộng với thầy của anh có năng lực  của tâm để truyền cho anh. Còn anh cũng hết lòng nhận.

     “Dĩ Tâm ứng tâm” có lẽ là vậy đó.

     Khi cả người cho lẫn người nhận đều mở rộng tâm của mình hướng  vào nhau, “phép lạ” của tâm linh sẽ xảy ra …

     Chia tay với anh Cẩn, tôi cảm ơn anh vì câu chuyện của anh là một  món quà lớn dành cho tôi. Anh Cẩn mong rằng những điều tôi ghi lại  được sẽ phần nào giúp đỡ những ai đang phải đối diện với căn bệnh ung  thư như anh. Ðừng bỏ cuộc. Ðừng đóng cửa lại với cuộc sống.

  Thông điệp của anh là Hãy Tạo Cho Mình Một Niềm Tin & Một Cái Tâm  Bình An. Tôi nghĩ thông điệp này đâu chỉ dành cho người bệnh, mà còn  dành cho tất cả chúng ta, Những con người đang sống trong một thời đại đầy biến động này.

ĐÔI DÒNG SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG

Chê người khác xấu - không làm bạn đẹp hơn.
Nói người khác ngu ngốc - không giúp bạn thông minh hơn.
Nhục mạ, đánh giá người khác - không làm tăng giá trị của bạn.
Ghen ăn tức ở, đố kỵ, sân si - không làm bạn giàu có hơn.
Chửi rủa, phê phán xã hội - không làm bạn có cuộc sống tốt hơn.

Hãy sống vì những gì tốt đẹp
Hãy làm những việc tích cực
Để cùng nhau tạo ra những giá trị tích cực cho bản thân, và cho xã hội.

TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN TỐI MUỘN (TRỄ)

 Tai Hại của Ăn Tối Muộn 

Ăn tối muộn có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột kết, sỏi tiết niệu…
Ăn tối muộn hay ăn trước giờ đi ngủ đều không tốt cho sức khỏe

 1. Béo phì
Ăn muộn khiến nồng độ của các axit amin, axit béo và đường trong máu sẽ tăng lên. Lúc này nếu bạn ít vận động, nhiệt năng ít tiêu hao sẽ khiến các chất béo được tích lũy và dần dần làm cho cơ thể béo lên.

2. Tăng huyết áp
Ăn thịt nhiều không chỉ làm tăng “gánh nặng” cho dạ dày mà còn dễ gây tăng huyết áp.
Nếu ăn tối xong rồi ngủ luôn sẽ khiến sự lưu thông máu chậm lại, rất nhiều máu sẽ được “gửi vào” các thành mạch, gây xơ vữa động mạch.

3. Tiểu đường
Ăn tối muộn cùng với ăn quá nhiều sẽ giảm lượng insulin sinh ra.
Bình thường, đường trong máu được kiểm soát bằng insulin, nó có tác dụng làm giảm đường trong máu. Khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường.

4. Sỏi tiết niệu
Nghiên cứu y học cho thấy, ăn tối muộn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ở đường tiết niệu.
Canxi trong thức ăn không được hấp thụ hết trong ruột, khoảng 70-80% sẽ bị đào thải qua đường bài tiết. Ăn tối quá muộn, không vận động mà lập tức đi ngủ luôn, nước tiểu sẽ tích lũy trong bàng quang, hàm lượng canxi trong nước tiểu không ngừng tăng lên, về lâu về dài sẽ hình thành sỏi tiết niệu. 
5. Ung thư ruột kết
Sau khi ăn đêm, các hoạt động giảm khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn. Khi ngủ thức ăn “bám lại” lâu dài trong ruột, thúc đẩy nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

6. Đột tử

7. Suy nhược thần kinh
Ăn muộn quá no gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuyến tuỵ sẽ truyền “thông tin” đến não, khiến các tế bào não hoạt động trở lại. Một khi “làn sóng phấn khích” lan ra các phần khác của võ não thì sẽ dẫn tới ác mộng. Tình trạng kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh.
Do vậy, không thể lấy lý do vì công việc bận rộn mà tạo cho mình thói quen ăn sáng vội vàng, ăn trưa cẩu thả hay ăn tối quá muộn. Tốt nhất bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, chú ý đến tỷ lệ hợp lý giữa 3 bữa sáng, trưa và tối (30%, 40%, 30%). Bằng cách này, bạn có thể phòng ngừa những cơn đói cồn cào đến bất chợt và có thể bảo đảm mình sẽ không ăn quá nhiều vào buổi tối.

Johns Hopkins Health Alerts

Quan hệ Việt - Mĩ trong Thế chiến 2

“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”
CHARLES FENN
Phan Văn Hoàng dịch và chú thích

         
Ngày 2–11–1944, máy bay của trung úy Rudolph Shaw (thuộc Phi đội 51, Không đoàn 14 đóng căn cứ ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc) bị bắn. Viên phi công Mỹ phải nhảy dù xuống một nơi gần tỉnh lỵ Cao Bằng. Quân Pháp và quân Nhật lùng bắt anh, nhưng anh được du kích Việt Nam giải cứu và đưa đến gặp Bác Hồ.
Tháng 2–1945, Bác Hồ sang Côn Minh, có Shaw đi cùng. Tại đây, Bác gặp nhiều viên chức Mỹ như thiếu tướng Claire L. Chennault, đại tá Jacques de Sibour, thiếu tá Austin Glass, đại úy Archimedes Patti, trung úy Charles Fenn…
Fenn sinh năm 1909 ở Anh. Năm 22 tuổi, anh sang Mỹ, sau đó nhập quốc tịch Mỹ. Từ 1940 đến 1943, anh sang Trung Quốc, có lúc làm phóng viên nhiếp ảnh cho hãng thông tấn Associated Press. Nhờ biết tiếng Quan Thoại nên anh được cơ quan tình báo Mỹ OSS tuyển dụng.
Năm 1973, sách Ho Chi Minh – A Biographical Introduction (Hồ Chí Minh – Giới thiệu tiểu sử) được hai nhà xuất bản Charles Scribner’s Sons (ở New York, Mỹ) và Studio Vista Books (ở London, Anh) ấn hành cùng một lúc.
Sau đây, chúng tôi dịch chương 8 của sách nói trên, viết về những tiếp xúc đầu tiên giữa Bác Hồ các viên chức Mỹ trong năm 1945. Chúng tôi lược bỏ một số đoạn không cần thiết (chẳng hạn công việc của OSS, của AGAS v.v…). Tựa và các chú thích là của người dịch.


… Tôi làm việc cho OSS (1) ở Trung Quốc được một năm, đến năm 1944 được chỉ thị làm việc với một nhóm độc lập đang tổ chức một mạng lưới bên trong Đông Dương với các điệp viên dân sự của nước Pháp tự do (2). Nhóm này được biết dưới cái tên GBT ghép chữ đầu của tên ba người điều hành nhóm: Laurence L. Gordon (người Canada), Harry Bernard (người Mỹ) và Frank Tan (người Mỹ gốc Hoa). Trước đây, ba người này làm công cho một hãng dầu ở Sài Gòn, cả ba đều đáng khen theo kiểu của mình. Họ sử dụng những người Pháp mà họ tiếp xúc được một cách tuyệt vời đến độ không một nhóm tình báo nào, kể cả quân sự lẫn dân sự, có thể sánh với thành tích thu thập và phổ biến tin tức của họ.
… Thời gian sau, nhóm GBT nhận tiền và trang bị của OSS cũng như của một tổ chức khác của Mỹ là AGAS (3), công tác của tổ chức này gồm có giải cứu những phi công bị bắn rơi, liên lạc với tù binh chiến tranh và thu thập tin tình báo.
Khi OSS quyết định mở rộng hoạt động của họ vào Đông Dương, họ muốn tiếp quản nhóm GBT và bước đầu tiên của họ là chỉ định tôi làm việc với nhóm (…) Nhóm GBT chuyển về AGAS cùng với công việc của tôi.
Việc này vừa mới dàn xếp xong thì cuộc đảo chính ngày 9–3–1945 khiến nhóm GBT và toàn bộ mạng lưới phải nằm im. Điều đó có nghĩa là không còn những thông tin về mục tiêu, về sự phòng không, về sự di chuyển của quân Nhật, cũng không còn những báo cáo thời tiết. Do đó, Tổng hành dinh [của Mỹ ở Trung Quốc] chỉ thị tôi phải thay những điệp viên người Pháp không còn nữa bằng một mạng lưới người Việt.
Ở Côn Minh có nhiều người Việt, nhưng vì trước đây chúng tôi được cảnh báo là không được dùng họ, nên chúng tôi không có ý niệm  rằng ai là người có ích và đáng tin cậy. AGAS nói với tôi về một người Việt Nam lớn tuổi không chỉ đã cứu giúp một phi công bị bắn rơi mà còn có liên kết với một nhóm chính trị lớn. Người ta nói rằng ông ấy vẫn còn ở Côn Minh và đôi khi thấy ông ấy ở trụ sở AOWI (4) để đọc mọi thứ, từ tạp chí Time đến Từ điển Bách Khoa Mỹ (The Encyclopaedia Americana). Tôi nhắn với một người bạn của tôi cố dàn xếp một cuộc gặp với ông ấy. Một vài ngày sau, tôi được biết tin ông ấy. Ông tên là Hồ, muốn gặp tôi chiều nay. Nhật ký của tôi ngày 17–3 [1945] chép:
“Hồ đến cùng một người trẻ tuổi hơn là Phạm [Văn Đồng]. Hồ không như tôi tưởng. Trước hết, ông không thực sự “già”: chòm râu bạc cho ta biết tuổi của ông, nhưng khuôn mặt khỏe mạnh, đôi mắt sáng long lanh. Chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Pháp. Dường như ông đã gặp Hall, Glass và De Sibour [các sĩ quan OSS] nhưng không đạt kết quả gì. Tôi hỏi ông muốn gì ở họ. Ông nói: chỉ muốn họ công nhận nhóm của ông (gọi là Việt Nam Độc lập Đồng Minh hay Việt Minh). Tôi đã nghe phong thanh tổ chức này là cộng sản và tôi hỏi ông điều đó. Ông nói: Pháp gọi tất cả những người Việt Nam mong muốn độc lập là cộng sản. Tôi kể cho cho ông nghe công việc của chúng tôi và hỏi ông có thích giúp đỡ chúng tôi không. Ông nói nhóm của ông có thể làm được, nhưng không có người sử dụng điện đài và dĩ nhiên không có thiết bị gì cả. Chúng tôi thảo luận việc đưa vào [Việt Nam] một điện đài, một máy phát điện và một người sử dụng các máy đó. Ông nói máy phát điện có thể gây nhiều tiếng động, trong khi bọn Nhật luôn có mặt xung quanh. Sao chúng ta không dùng loại điện đài chạy bằng pin như người Tàu vẫn dùng? Tôi giải thích: loại máy ấy quá yếu, không thể dùng cho khoảng cách xa, nhất là khi pin yếu. Tôi hỏi ông muốn những gì khi giúp chúng tôi. Ông nói: vũ khí và thuốc men. Tôi nói: vũ khí thì khó, vì e Pháp [phản đối]. Chúng tôi thảo luận vấn đề Pháp. Ông nhấn mạnh: Việt Minh chỉ chống Nhật (5). Tôi ấn tượng bởi cách nói dứt khoát của ông, ông điềm tĩnh như đức Phật, ngoại trừ những cử động của các ngón tay da nâu và nhăn của ông. Phạm [Văn Đồng] ghi chép. Chúng tôi thỏa thuận sẽ gặp nhau một lần nữa. Họ ghi tên họ bằng chữ Tàu được la-tinh hóa: Fam Fuc Pao và Ho Tchih Ming”.
Sau buổi gặp đó, Harry Bernard và Frank Tan đồng ý rằng: nếu có thể làm được một điều gì đó thì chúng tôi sẽ đưa ông Hồ về lại Việt Nam và một trong những nhân viên điện đài người Hoa của chúng tôi sẽ đi theo ông. Có người gợi ý rằng Tan sẽ đi cùng với ông. Ba ngày sau, tôi sẵn sàng để dàn xếp chuyện đó.
“Ngày 20–3:
Có một cuộc gặp gỡ lần thứ hai với những người Việt Nam ở quán cà-phê Đông Dương trên đường Chin Pi. Hình như chủ quán là bạn của họ (6). Chúng tôi ngồi trên gác và uống cà-phê phin theo kiểu Pháp, đậm và rất ngon. Căn phòng vắng người nhưng ông Hồ nói khách hàng có thể vào. Chúng tôi thỏa thuận dùng vài từ: người Tàu thì gọi là “bạn”, người Mỹ là “anh em”, người Pháp là “người trung lập”, người Nhật là “người chiếm đóng”, người Việt Nam là “người bản địa”. Ông nói về việc đưa hai người Hoa sang [Việt Nam], một trong hai người ấy là người Mỹ gốc Hoa, điều đó có thể gặp khó khăn vì chắc chắn họ sẽ dễ bị nhận diện. Nhóm của ông có khuynh hướng nghi ngờ người Hoa. Nhưng vì không có nhân viên điện đài người Việt Nam nên đành phải sử dụng người Hoa. Song thay vì lấy Frank Tan, ông sẽ đi với một người và sau đó chúng tôi sẽ thả dù một sĩ quan người Mỹ. Ông hỏi tôi có muốn đi [Việt Nam] không? Tôi đáp tôi muốn. Ông nói nhóm của ông sẽ hoan nghênh tôi. Rồi chúng tôi thảo luận chuyện tiếp tế. Phạm [Văn Đồng] đề cập tới “chất nổ mạnh” mà Hall đã nói với anh. Tôi cố làm nhẹ bớt chuyện này, nhưng đồng ý rằng chúng tôi sau này có thể thả dù xuống vũ khí nhẹ, thuốc men và thêm nhiều điện đài nữa. Nhân viên của chúng tôi có thể huấn luyện một vài người của ông Hồ sử dụng các máy móc đó. Ông cũng muốn gặp Chennault (7). Tôi đồng ý thu xếp việc đó, nếu ông Hồ đồng ý không yêu cầu Chennault điều gì: không đòi hàng tiếp tế, cũng không đòi [Mỹ] hứa hẹn ủng hộ [Việt Minh]. Hồ đồng ý. Ông già (8) mặc quần vải theo kiểu Tàu và áo cài nút đến cổ, màu vàng nhạt, chứ không phải màu xanh. Ông mang dép dây da theo kiểu thường dùng ở Đông Dương. Râu ông bạc và thưa, nhưng lông mày của ông màu nâu nhạt ngả sang màu xám ở cuối, tóc ông hầu như vẫn còn đen nhưng thưa. Người thanh niên họ Phạm mặc bộ đồ Tây, có xương gò má cao và cằm khỏe. Cả hai nói chuyện một cách nhẹ nhàng nhưng đôi khi họ phá lên cười khúc khích. Chúng tôi làm việc với nhau rất ăn ý”.
… Sau khi thu xếp để giới thiệu ông Hồ với Chennault như một “người bản xứ” đã cứu giúp Shaw, tôi đưa Tan cùng đi gặp ông tại nơi mà ông và Phạm [Văn Đồng] ở trong một căn phòng trên một cửa hàng bán nến. Tầng dưới đầy những cây nến nhỏ đủ màu: đỏ, trắng, cam với một chậu sáp sắp sôi đặt trên một bếp lò ở phía sau. Hồ và Tan hợp với nhau nên ông già đồng ý đưa Tan theo [về Việt Nam]. Tan bây giờ sẵn sàng cho chuyến đi. Bernard bảo anh ta chỉ mang theo những gì cần thiết: một điện đài, một súng lục, một ít quà nhỏ. Nhưng Tan khăng khăng đòi mang theo đủ thứ…
Buổi gặp Chennault diễn ra mấy ngày sau đó.
Bernard và tôi phải đi đón Hồ vào lúc 10 giờ 30 sáng 2–3 để tới chỗ hẹn vào lúc 11 giờ. Tôi để ý thấy ông đã thay một cái nút bị thiếu trên áo vải của ông, chắc chắn là vì dịp long trọng này. Khi chúng tôi tự giới thiệu ở phòng ngoài của Chennault, người ta bảo thiếu tướng đang bận. Lúc đó, cô thư ký [Doreen] xuất hiện và trấn an chúng tôi rằng ông ta không bận lâu lắm đâu. Năm phút sau, chúng tôi bước vào văn phòng của Chennault. Doreen mang ra hai ghế, còn Chennault đặt chiếc ghế thứ ba rất lịch sự. Rồi ông tới ngồi sau bàn giấy lớn bằng một cái giường đôi. Năm người, mỗi người một vẻ: Chennault mặc quân phục rất sang trọng, đeo huân chương; Bernard mặc quần soóc và áo sơ-mi bằng vải ka-ki; tôi thì mặc áo có thắt lưng bằng vải ga-bác-đin, đội nón Thủy quân lục chiến; ông già Hồ mặc áo dài bằng vải bông, mang dép săng-đan; Doreen mặc đồ ka-ki có lẽ do Saks Fifth Avenue may và chở sang bằng máy bay đặc biệt.
Chennault nói với ông Hồ ông ta rất biết ơn về việc cứu viện phi công. Ông Hồ nói ông luôn vui lòng được giúp người Mỹ và đặc biệt giúp tướng Chennault mà ông rất ngưỡng mộ. Hai người chuyện trò về đội Phi Hổ (Flying Tigers) (9). Chennault hài lòng về việc ông già biết chuyện đó. Chúng tôi nói về việc cứu thêm những phi công nữa. Không ai nói gì về Pháp hay về chính trị. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi chúng tôi chuẩn bị ra về. Bỗng ông Hồ nói ông xin thiếu tướng một ân huệ nhỏ. “Bây giờ chúng ta về thôi, cầm lấy mũ lên đi”, nét mặt của Bernard muốn nói lên câu đó. Tất cả những gì ông Hồ muốn là một tấm ảnh của thiếu tướng. Chennault chẳng thích gì hơn là tặng ảnh. Vì vậy ông nhấn chuông và Doreen bước vào. Đúng lúc đó, một cô gái khác mang đến một tập ảnh bóng loáng cỡ 8 x 10. Chennault nói: “Ông hãy chọn đi”. Ông Hồ lấy một tấm ảnh và hỏi liệu thiếu tướng có vui lòng ký tên vào tấm ảnh. Doreen đưa một cây bút máy hiệu Parker 51 và Chennault viết ở dưới tấm ảnh: “Thân mến, Claire L. Chennault”. Và chúng tôi kéo nhau ra về trong không khí lấp lánh của Côn Minh.
… Bernard dàn xếp với Ban hành quân của Không đoàn 14 để có hai chiếc L-5, loại máy bay taxi nhỏ mà chúng tôi vẫn dùng lúc đó. Hồ bay xuống biên giới [Việt Nam – Trung Quốc] trong một máy bay với Mac Sin, nhân viên điện đài người Hoa. Một hay hai ngày sau, Tan bay trong máy bay thứ hai với tất cả thiết bị. Có một đường băng cho máy bay ở Tĩnh Tây (10) và từ đó họ sẽ đi bộ vào [Việt Nam]. Phạm [Văn Đồng] ở lại Côn Minh để làm công tác liên lạc. Khi tôi đến gặp Hồ để biết mọi chuyện dàn xếp này, ông đề nghị thêm một ân huệ nữa: sáu khẩu súng lục tự động hiệu Colt .45 mới tinh còn nguyên trong bao bì.
Khi Bernard và tôi tiễn Hồ ra sân bay và đưa ông lên chiếc máy bay sẽ mang ông vượt 300 dặm núi rừng, ông nói đây là lần thứ ba ông đi máy bay. Khoảng một tuần sau, Mac Sin liên lạc với chúng tôi bằng vô tuyến. Chúng tôi biết được: Hồ đã vượt biên giới và về tới căn cứ của ông đặt trong một hang đá. Ông đã gửi hai mươi người của ông đi hộ tống Tan và Mac Sin để bảo vệ họ không chỉ chống bọn Nhật mà còn chống lại bọn cướp nữa. Một thời gian sau, chúng tôi nhận được báo cáo đầu tiên của Tan: “Những người hộ tống đến ngày 15-4 và 4 giờ sáng hôm sau chúng tôi lên đường, ăn mặc như những người buôn lậu qua biên giới với toàn bộ thiết bị đựng trong các giỏ tre để người khác tưởng rằng chúng tôi là dân buôn bán bất hợp pháp ở vùng biên giới. Chúng tôi đi bộ dọc theo biên giới tới 15 giờ, ăn uống rồi chờ cho đến khi trời tối mới rẽ về phía biên giới. Chặng đường này nổi tiếng cướp bóc, vì vậy khi vượt biên, chúng tôi tháo súng ra khỏi bao và cầm sẵn trên tay”. Tan còn mô tả chuyến đi gian khổ và nguy hiểm đã đưa họ về tới căn cứ của Hồ trong hang Pác Bó (11), một túp lều ở lối vào một thác nước. Các thành viên của Việt Minh đến túp lều này để trao đổi ý kiến. Tan viết: “Tôi có thể đánh giá rằng Việt Minh rất mạnh và có nhiều trăm hội viên. Trước khi rời Tĩnh Tây, tôi được nhà cầm quyền Trung Quốc cảnh báo rằng phần lớn họ là cộng sản và chúng tôi phải biết điều mà chúng tôi sẽ bị nhiễm. Dĩ nhiên người Tàu nhìn sự vật theo quan điểm của Quốc dân đảng [Trung Hoa]”. Bây giờ, Pháp cũng làm ầm lên chuyện chúng ta làm việc với Hồ và tôi bị AGAS yêu cầu phải viết báo cáo. Khi Tổng hành dinh nhận được báo cáo, chúng tôi được lệnh cứ tiếp tục công việc…
Chúng tôi thu xếp để Hồ gửi cho chúng tôi vài người của ông đặng chúng tôi huấn luyện. Thư ông viết: “Chúng tôi rất biết ơn ông đã chăm sóc các chàng trai của chúng tôi. Tôi mong họ có thể học về vô tuyến và các thứ khác cần thiết cho cuộc chiến đấu chung của chúng ta chống bọn Nhật. Tôi hy vọng ông sẽ sớm sang thăm chúng tôi ở căn cứ của chúng tôi. Điều đó sẽ trọng đại. Cho phép tôi gửi lời kính trọng đến tướng Chennault”.
Những lá thư đầu tiên do Hồ viết tay bằng ngòi bút thép trên giấy thông thảo Trung Quốc. Lá thư kế tiếp viết trên nửa trang giấy thông thảo có kẻ hàng mờ và nhuộm màu xanh nhạt:
“Ông Fenn thân mến,
Ông Tan và người trợ lý của ông ấy [Mac Sin] mạnh khỏe. Tôi hy vọng ông sớm đến thăm chúng tôi.
Ông làm ơn chuyển lá thư này đến bạn tôi là Tống Minh Phương ở quán cà–phê Đông Dương. Mười hay mười hai ngày sau, họ sẽ trao cho ông một gói cờ của các nước Đồng Minh. Tôi rất biết ơn ông nếu ông gởi gói đó cho tôi bằng cách nhanh nhất.
Xin gửi tới ông bạn lớn [Chennault] và ông Bernard cùng toàn thể các bạn của chúng ta lời chúc tốt đẹp nhất của tôi.
Chúc ông sức khỏe và may mắn.
Thân mến,
Hồ
9-6-1945”
Người mang những bức thư này (nhân viên của ông Hồ) nói tiếng Pháp giỏi và chúng tôi nói chuyện với nhau khá lâu…
Không bao lâu sau đó, chúng tôi thả dù nhiều hàng tiếp tế, máy vô tuyến, thuốc men, đồ dùng, vũ khí. OSS cung cấp cho chúng tôi phần lớn những thứ ấy vì họ có một số lượng lớn hàng tiếp tế. Theo Tan, việc thả dù này làm dư luận xôn xao và kho hàng của Hồ tăng thêm mười điểm nữa. AGAS không đồng ý thả dù tôi [Fenn] xuống, do đó chúng tôi thả dù một sĩ quan AGAS còn trẻ là [trung úy Dan] Phelan. Anh ta miễn cưỡng đi làm nhiệm vụ đặc biệt này bởi vì anh ta nghe nói Hồ là cộng sản. Trong vòng một tuần sau khi đến [Việt Nam], anh gửi điện về, chứng minh rằng Hồ chẳng phải cộng sản chút nào hết. Chúng ta [tức người Mỹ] đều nhầm lẫn. Bức điện của anh ta viết: “Các anh hiểu lầm quan điểm của Việt Minh. Họ không chống Pháp. Họ chỉ là những người yêu nước, xứng đáng được chúng ta hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ”.
Robert Shaplen trích dẫn một câu mà Phelan viết cho ông ta sau đó, mô tả doanh trại của Hồ: “Bốn túp lều, mỗi cái rộng 12 feet vuông, dựng trên các cột tre cách mặt đất 4 feet. Túp lều của Hồ cũng trống trơn như những túp lều khác. Phelan kể rằng Hồ đề nghị anh ta cho ý kiến về câu mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ mà ông muốn đưa vào bản Tuyên ngôn Độc lập [của Việt Nam]. Phelan nói: “Nhưng hình như ông ta biết về điều đó hơn tôi”. Khi bắt đầu làm nhiệm vụ [ở Việt Nam], Phelan cứ cằn nhằn với chúng tôi rằng Hồ là cộng sản, nhưng Phelan kết thúc lời phát biểu bằng câu: “Ông là một người hết sức đáng mến. Nếu tôi phải chọn ra một đức tính nào về ông già ngồi trên đồi trong rừng thì đó là tính hòa nhã” (12).
… May thay, Tan và Hồ đã thiết lập một mạng lưới tình báo của người bản xứ để thay thế một cách rộng rãi mạng lưới của người Pháp bị cuộc đảo chính của Nhật làm cho biến mất. Mạng lưới của Việt Minh đã cứu thoát tổng cộng 17 phi công bị bắn rơi (13). Việt Minh cũng xây được một đường băng cho máy bay hạ cánh trong tổng hành dinh của họ. Nhờ vậy, chúng tôi có thể gửi sang một máy bay L-5 để đưa Tan [về lại Côn Minh]. Anh ta trở về với tình cảm chứa chan về Hồ.
Áp-phích của Việt Minh hướng dẫn nhân dân cứu giúp phi công Mỹ bị nạn :
“Quân đội Mỹ là bạn ta / Cứu phi công Mỹ mới là Việt Minh”

… Tan mang về cho tôi một lá thư khác của Hồ, lá thư này được đánh máy bằng một máy đánh chữ cũ nhưng chữ vẫn rõ ràng: “Tôi muốn viết cho ông một bức thư dài thật dài để cảm ơn tình hữu nghị của ông. Không may, tôi không thể viết nhiều được, vì sức khỏe của tôi hiện nay không tốt (bệnh của tôi không nặng lắm đâu, ông đừng lo lắng!). Những điều tôi muốn nói, ông Tan sẽ nói thay tôi. Nếu ông gặp các ông Bernard, Vincent, Reiss và Carlton (ở AOWI) và các bạn khác của chúng ta, xin vui lòng chuyển tới họ lời chúc thân ái nhất của tôi.
Phạm [Văn Đồng] nói ông sẽ tới đây. Chúng tôi sẵn sàng đón tiếp ông một cách nồng nhiệt nhất. Hãy đến càng sớm càng tốt nếu ông có thể.”
… Theo Tan, ông Hồ vẫn còn bệnh, nhưng ông nói ông không bệnh lắm để tôi an tâm, không phải lo.
… Lá thư cuối cùng của Hồ gửi tôi ghi “tháng Tám 1945” được viết vào một thời gian ngắn sau khi Hiroshima bị ném bom nguyên tử (6-8-1945):
“Chiến tranh kết thúc. Điều đó tốt cho mọi người. Tôi chỉ lấy làm tiếc rằng tất cả những người bạn Mỹ phải rời chúng tôi quá sớm. Và việc họ rời đất nước này có nghĩa là quan hệ giữa các bạn và chúng tôi sẽ trở nên khó khăn hơn.
Chiến tranh kết thúc thắng lợi. Nhưng những nước nhỏ và chưa độc lập như chúng tôi chẳng được hưởng phần, hoặc hưởng một phần rất nhỏ trong thắng lợi của tự do và dân chủ. Nếu chúng tôi muốn có một phần đầy đủ, có lẽ chúng tôi vẫn phải chiến đấu. Tôi tin rằng ông và nhân dân Mỹ vĩ đại sẽ luôn luôn dành thiện cảm cho chúng tôi.
Tôi cũng tin chắc rằng, chẳng chóng thì chầy, chúng tôi sẽ đạt được mục đích của mình, bởi vì mục đích đó là chân chính. Và đất nước chúng tôi sẽ giành được độc lập. Tôi chờ mong sẽ có ngày hạnh phúc được gặp ông và các người bạn Mỹ của chúng tôi, hoặc ở Đông Dương, hoặc trên đất Mỹ!”
Số mệnh (14) đã định rằng chúng tôi sẽ không được gặp nhau. Với việc thả bom nguyên tử [xuống nước Nhật] và xung đột kết thúc, công việc của AGAS ở Đông Dương được xem như hoàn tất.

(1)               OSS (Office of Strategic Services): cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ, tiền thân của CIA ngày nay.
(2)               Nước Pháp tự do (La France libre): chỉ những người Pháp theo tướng De Gaulle chống lại Đức Quốc xã và chính phủ Vichy (do thống chế Pétain cầm đầu)
(3)               AGAS (Air Ground Aid Services): cơ quan giúp đỡ không quân trên mặt đất.
(4)               AOWI (American Office of War Information): Phòng Thông tin Chiến tranh của Mỹ.
(5)               Chỉ thị ngày 12-3-1945 của Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương viết: “Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát-xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt, duy nhất của nhân dân Đông Dương” và “đem khẩu hiệu Đánh đuổi phát-xít Nhật! thay cho khẩu hiệu Đánh đuổi Nhật, Pháp!”
(6)               Chủ quán cà–phê Đông Dương là vợ chồng Tống Minh Phương và Trần Việt Hoa.
(7)               Claire Lee Chennault (1893-1958) từng tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới. Lúc đó, ông là thiếu tướng, tư lệnh Không đoàn 14 đóng ở Côn Minh. Thăng lên trung tướng trước khi về hưu.
(8)               Fenn gọi Hồ Chí Minh là “Ông già” để phân biệt với một người khác trẻ hơn cũng mang họ Hồ.
(9)               Đội Phi Hổ (hay Cọp Bay): biệt danh của Phi đoàn tình nguyện Mỹ số 1 (The First American Volunteer Group) thuộc Không lực Trung Hoa Dân quốc, gồm những phi công Mỹ đánh thuê cho Trung Hoa (lương cao gấp ba lần lương lãnh trong Quân đội Mỹ). Do Chennault chỉ huy. Thành lập năm 1941 trước khi Mỹ tham chiến ở châu Á – Thái Bình Dương. Sáp nhập vào Không lực của Lục quân Mỹ năm 1942.
(10)           Tĩnh Tây: tên một huyện của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), gần biên giới với Việt Nam.
(11)           Hang Pác Bó: đúng ra là hang Cốc Bó (tiếng Nùng, nghĩa là đầu nguồn) thuộc làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
(12)           Robert Shaplen, The Lost Revolution, Nxb André Deutsch, London, 1966, trang 33.
(13)           Tạp chí Time số ra ngày 12-9-1969.
Không phài “số mệnh” mà là chính sách ngăn chặn Cộng sản” (the containment policy) của Harry S. Truman đã chấm dứt “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” trong quan hệ Việt – Mỹ. Ngày 24-8-1945 tại Nhà Trắng, viên tổng thống Mỹ này cam kết  với chủ tịch Chính phủ lâm thời Pháp Charles de Gaulle : “Trong mọi trường hợp, đối với Đông Dương, chính phủ của tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay trở lại xứ ấy” (En tout cas, pour ce qui est de l’Indochine, mon gouvernement ne fait pas opposition au retour de l’autorité et de l’armée francaises dans ce pays - Charles de Gaulle, Mémoires de guerre, Nxb Plon, Paris, 1959, tập III, tr. 249-250). Trong 30 năm kế tiếp, Mỹ giúp kẻ thù của dân tộc Việt Nam và sau đó trở thành kẻ thù của dân tộc Việt Nam.