10/4/12

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10


NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II – Năm học: 2011 - 2012
MÔN LỊCH SỬ 10
Bài 15: THỜI BẮC THUỘC
1. Chế độ cai trị.
a. Tổ chức bộ máy cai trị:
Các triều đại TQ chia nước ta thành nhiều quận, huyện. Cử quan lại đến tận cấp huyện để cai trị nhằm sáp nhập Au – Lạc vào lãnht hổ Trung Quốc.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế, và đồng hoá văn hoá:
* Về kinh tế:
- Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Quan lại ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
Nắm độc quyền sắt và muối
* Về văn hoá:
- Truyền bá Nho giáo.
- Bắt dân ta theo phong tục người Hán, đưa người Hán vào sống chung với người Việt.
=> Nhằm thực hiện âm mưu đồng hoá nước ta.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội.
a. Về kinh tế:
- Sử dụng phổ biến công cụ sắt.
- Đẩy mạnh khai hoang, xây dựng các công trình thuỷ lợi…-> năng suất lúa tăng.
- Thủ công nghiệp, thương mại có nhiều chuyển biến đáng kể.
b. Về văn hoá, xã hội:
* Về văn hoá:
- Tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Quốc như văn tự, ngôn ngữ…
- Giữ  vững phong tục tập quán dân tộc như Nhuộm răng, ăn trầu, tôn trọng phụ nữ…
=> Nhân dân ta không bị đồng hoá với người Hán ở Trung Quốc.
*Về xã hội:
- Mâu thuẫn chủ yếu giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- Làng xóm giử vai trò quan trọng, là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.

Bài 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN
1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII
- Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống nhân dân vô cùng cơ cực.
- Năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định)
- Từ 1771 – 1777 Tây Sơn nhanh chóng đánh bại chúa Nguyễn, làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.
- Từ năm 1886 – 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh
=> Bước đầu thống nhất đất nước.
2. Các cuộc kháng chiến cuối TK XVIII
a.  Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
- Theo sự cầu viện của Nguyễn Anh,  5 vạn quân Xiêm tràn vào nước ta và chiếm gần một nửa đất Gia Định, ra sức cướp bóc nhân dân ta.
- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm,  Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
b. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
- Theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân kéo sang nước ta và chiếm đóng Thăng Long.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Từ đêm 30 đến Mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân Tây Sơn đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Bảo vệ vẹn toàn độc lập dân tộc.
3. Vương triều Tây Sơn
- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, lập vương triều Tây Sơn.
- Chính sách:
+ Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
+ Lập lại sổ hộ.
+ Tổ chức lại giáo dục, thi cử, dịch sách chữ Hán tra chữ Nôm để làm tài liệu dạy học.
- Quân đội được tổ chức quy cũ, trang bị vũ khí đầy đủ.
- Đối ngoại hoà hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân lạp rấ tốt đẹp.
- Năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

II. Cách mạng tư sản Anh
- Nguyên nhân:
+ Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất Châu Âu (c/m) nhưng bị phong kiến cản trở.
+ Chính trị: chế độ chuyên chế do vua Charles I đứng đầu, đặt nhiều thuế, nắm độc quyền ngoại thương…kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Xã hội: Tư sản, quý tộc mới có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền
Nông dân bị mất đất, phải làm thuê kiếm sống
=> Mâu thuẫn giữa Tư sản, quý tộc mới với PK gay gắt.
 Diễn biến
- 4/1640, Vua Charles I triệu tập Quốc hội để tăng thuế nhưng bị phản đối
- 8 -1642, bùng nổ nội chiến giữa vua và Quốc hội
- 1648, Quân nhà vua thất bại, Charles I bị bắt. Nội chiến kết thúc
- 1 – 1649, Charles I bị xử tử; Anh trở thành nước cộng hòa. Cách mạng đạt đỉnh cao.
- 1653 - 1658, Oliver Cromwell thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- 9 – 1658, Oliver Cromwell chết, Anh khủng hoảng.
- 1688 William Orange lên làm vua, nền quân chủ lập hiến được xác lập.
- Ý nghĩa: lật đổ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
=> Đây là CMTS, mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.




Bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
a. Nguyên nhân sâu xa
- Đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh ra đời ở Bắc Mĩ.
- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển rất mạnh (c/m: miền Bắc…………………………………, miền Nam…………………………)
- Chính quyền Anh tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của thuộc địa: (c/m: cấm….)
=> mâu thuẫn giữa thuộc địa với chính quốc trở nên gay gắt  =>Chiến tranh bùng nổ.
b. Nguyên nhân trực tiếp
- Tháng 12.1773, sự kiện chè Boston bùng nổ, Anh đóng cửa cảng Boston.
- Tháng 9.1774, Đại hội Lục địa lần thứ nhất tại Philadelphia thất bại.
=> Nguy cơ chiến tranh đến gần.
c. Kết quả
- Năm 1783, hòa ước Versaillès được ký kết, Anh công nhận độc lập của Bắc Mĩ.
- Năm 1787, thông qua Hiến pháp, xác lập thể chế Cộng hòa Liên bang do Tỏng thống đứng đầu
d. Ý nghĩa
- Lật đổ nền thống trị của Anh, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ -> đây là CMTS đầu tiên nổ ra ngoài châu Âu, thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh.
Bài 31
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH  MẠNG:
1. Tình hình kinh tế xã hội:
- Kinh tế
+ Nông nghiệp lạc hậu (c/m)
+ Công – thương nghiệp phát triển (c/m) nhưng bị PK kìm hãm  (thuế kháo năng nề…
- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế do vua Louis XVI đứng đầu, kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
- Xã hội: gồm 3 Đẳng cấp:
+ Tăng lữ, Quý tộc: hưởng mọi đặc quyền, không nộp thuế..
+ Đẳng cấp thứ ba gồm: tư sản, nông dân, bình dân…không có quyền, bị PK áp bức, bóc lột, chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ phong kiến…
=> Mâu thuẫn giữa Tăng lữ, Quý tộc với ĐC 3 sâu sắc.
2. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Trào lưu Triết học Ánh sáng với các đại biểu như: Voltaire, Rousseau,  Montesquieu đã tố cáo, phê phán gay gắt sự thối nátcủa chế độ PK, thức tỉnh nhân dân đấu tranh.
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
- Hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản là: lật đổ phong kiến, giải quyết vấn để ruộng đất cho nhân dân, thị trường dân tộc được thống nhất.
- Hạn chế: NHÂN DÂN là lực lượng làm cách mạng thắng lợi như không được hưởng quyền lợi
=> Đây là CMTS không triệt để
- Làm lung lay chế độ phong kiến châu Âu, mở ra thời đại thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.