2/9/17

VĂN HÓA YAYOI

Văn hóa Yayoi  (từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ III SCN) và đặc điểm của nó.
- Vào khoảng thế kỷ thứ II trước công nguyên ở miền Bắc đảo Kyushu đã xuất hiện một loại đồ gốm khác hẳn đồ gốm Jomon.
- Trong khoảng hai thế kỷ, nên văn hóa cùng thời với loại đồ gốm này đã lan rộng ra toàn bộ miền tây nam nước Nhật, cho đến giữa đảo Honshu.
- Sau này các nhà khảo cổ học dựa vào địa danh nơi tìm thấy loại đồ gốm này đầu tiên để đặt tên là gốm Yayoi (Di sinh, từ thế kỷ III trước CN đến thế kỷ III sau CN).
- So với gốm Jomon, gốm Yayoi mỏng hơn, được làm từ chất liệu đất sét tốt hơn, được nung ở nhiệt độ cao (800 – 1000 độ) nên bền chắc hơn và có màu đỏ nâu.
- Đồ gốm được làm bằng tayhay bàn xoay, hình dáng thon, tiện sử dụng và hoa văn trang trí đơn giản.
- Sự phát triển của gốm Yayoi được chia thành 3 giai đoạn: tiền, trung và hậu kỳ.
- Dựa vào niên đại của đồ gốm, người ta cũng chia văn hóa Yayoi thành 3 giai đoạn: tiền, trung và hậu kỳ.
- Đặc trưng của nền văn hóa này là sự xuất hiện của công cụ bằng đá và việc phổ biến kỹ thuật trồng lúa.
- Các công cụ bằng đồng thau và sắt đã được những nhóm người di cư đưa vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên gần như cùng một lúc.
- Các hiện vật khảo cổ học tìm được cho thấy vào giai đoạn đầu của văn hóa Yayoi chủ yếu là các công cụ kim loại được sản xuất ở Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
- Từ giai đoạn trung kỳ văn hóa Yayoi, người Nhật đã mô phỏng theo những công cụ này để tự sản xuất ra đồ kim loại.
- Các công cụ bằng đồng tìm được gồm vũ khí hai cạnh sắc như kiếm, mũi tên, qua đồng, tìm thấy nhiều trong các di chỉ tiền và trung kỳ của văn hóa Yayoi ở miền Bắc Kyushu và Tây Nam Shikoku.
- Tiếp đó, trong các di chỉ trung và hậu kỳ Yayoi ở miền Tây nam đảo Honshu, mà trung tâm là khu vực Kinki, người ta tìm thấy số lượng lớn gương và đạc đồng. So với đồ đồng, đồ sắt dễ bị gỉ hơn nên số lượng hiện vật tìm được ít hơn.
- Các hiện vật sắt tìm được gồm vũ khí như kiếm, dao, thương, qua, mũi tên, nông cụ như rìu, lưỡi cày, dao gặt, gọt xe chỉ.
- Đồ trang sức bằng đá cũng tìm thấy nhiều như vòng tay, hạt xâu chuỗi hình tròn, hình ống, các mảnh ngọc cong bằng mã não, ngọc bích hay thạch anh.
- Công cụ bằng gỗ, tre tuy dễ bị mục nát theot hời gian nhưng vẫn được khá nhiều ở một số di chỉ cư trú và ruộng lúa đã khô cạn.
- Vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên một nền văn hoá mới đi từ TQ, Triều Tiên sang miền Bắc Kyushu gọi là văn hoá Yayoi (từ 250 TCN đến 250 sau CN; gọi theo tên của một di tích khảo cổ ở Tokyo).
- Người Yayoi biết làm đồ gốm bằng bánh xe quay và biết cách trồng lúa.
- Cách thức này bắt nguồn từ miền Nam Trung Hoa và Đông Nam Á.
- Khi truyền sang Nhật Bản đã đem lại những biến đổi sâu sắc đến cách sinh hoạt của người Nhật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét