ÔN
THI HK I – NĂM HỌC 2015-2016
MÔN:
LỊCH SỬ - KHỐI 10
1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông:
ĐKTN: Ven lưu vực
các con sông lớn có điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ,
mưa nhiều,
khí hậu ấm nóng…
- Khó khăn: thiên tai, lũ lụt
Kinh
tế:
họ biết sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng thau) cùng những vật liệu khác như
gỗ, tre…
Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp trồng
lúa, mỗi năm họ trồng 2 vụ lúa.
Ngoài ra, họ còn biết làm gốm, dệt vải,
chăn nuôi gia súc và bắt đầu trao đổi sản phẩm giữa các vùng.
2.
Xã hội cổ đại phương Đông
Xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp
- Quý tộc:
Gồm các quan lại, chủ đất..Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân công xã.
- Nông
dân công xã: chiếm số lượng đông nhất, là lực lượng lao động nuôi sống xã hội,
phải chịu nhiều thứ thuế.
- Nô lệ:
Chủ yếu là tù binh,dân nghèo… Họ phải làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.
3. Chế độ chuyên chế cổ đại:
Duy trì thể chế
chuyên chế cổ đại
Đứng đầu Nhà nước là một vị vua chuyên chế, nắm quyền lực tối cao. Giúp vua là bộ máy quan liêu gồm toàn quý tộc gọi là chế
độ chuyên chế cổ đại.
Nhà nước làm
các việc như thu thuế, xây dựng công trình công cộng, chỉ huy quân đội
Do nhu cầu trị
thủy và chống ngoại xâm nên cần có một sự lãnh đạo tối cao, thống nhất. Do đó,
Nhà nước cổ đại phương Đông được thiết lập theo thể chế chuyên chế
4. Thiên nhiên và kinh tế các quốc gia cổ đại
phương Tây
a. Điều kiện tự nhiên
+ Thuận
lợi: ven
biển Địa Trung Hải có biển nhiều hải cảng, giao
thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó
khăn: đất
đai ít màu mỡ, khô cằn…
b. Kinh tế
- Nông nghiệp:
trồng cây lưu niên
như nho, cam, chanh, oliu…
- Thủ công
nghiệp:
các nghề làm gốm, rượu nho, dầu oliu… rất phát
triển với nhiều thợ giỏi, khéo tay…
- Thương
nghiệp phát triển mạnh, buôn bán với các nước phương Đông (bán: đồ sứ, rượu
nho, dầu oliu, mua: lương thực, gia súc, tơ lụa, gia vị… -> Tiền tệ được lưu
thông.
5. Thị quốc Địa Trung Hải
- Thị quốc là những quốc gia thành thị
(thành bang)
bao gồm một thành thị ở trung tâm (có bến cảng) và một vùng đất xung quanh để sản
xuất.
- Về chính trị: Duy trì thể
chế dân chủ. Người ta không chấp nhận có vua, đứng đầu nhà nước là Hội đồng 500
do nhân
dân bầu ra. Người ta bầu ra 10 viên chức điều hành
công việc. Tuy nhiên, chỉ có chủ nô mới có quyền công dân => Đây là thể chế dân chủ chủ nô dựa vào sự bóc lột thậm tệ của
chủ nô đối với nô lệ.
6. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Roma cổ đại
a. Lịch và chữ viết
- Lịch: Cư dân Địa Trung Hải đã tính
được lịch một năm có 365 ngày và ¼ ngày chia thành 12 tháng. Tháng có 30 và 31
ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày => rất gần
với hiểu biết ngày nay.
- Chữ
viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái Latinh (A, B, C…)
có khả năng ghép chữ thành từ lúc đầu có 20 chữ,
sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Ngoài ra, họ
còn dùng chữ số La Mã để ghi các đề mục lớn.
- Ý nghĩa: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn
minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
- Đạt nhiều
thành tựu trong các lĩnh vực: Toán, Lý, Sử, Địa.
- Những hiểu
biết về khoa học đến thời Hylạp, Roma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ
chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lí, định đề có
giá trị đến ngày nay
như định lý Pitago, Thalet...
c. Văn học
- Tiêu biểu là bộ
Anh hùng ca I-li-at và Ô-đi-xê của Home. Xuất hiện một số nhà viết kịch tiêu biểu như: Sophotler, Esin…
- Các vở kịch:
ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
- Nhiều công
trình nghệ thuật đạt đến trình độ tuyệt mĩ như: tượng nữ thần A-thê-na, thần Vệ
nữ Mi-lô…
7.
Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường
Năm 618, Lý
Uyên lập ra nhà Đường.
a. Kinh tế:
+ Nông nghiệp: thực hiện chính sách quân điền,
áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,… dẫn tới năng suất tăng.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển,
xuất
hiện nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền...với quy mô lớn.
=> Kinh tế thời Đường phát triển toàn diện hơn
so với các triều đại trước.
b. Chính trị:
+ Hoàn thiện
chính quyền từ Trung
ương xuống địa phương
+ Tuyển dụng
quan lại bằng thi cử, cử người thân tín cai quản các địa phương.
+Tăng cường quyền lực của nhà vua
=> Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.
c. Đối ngoại: Tiếp tục
chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ, xâm lược An Nam, Triều Tiên, Tây Tạng….=> Trung Quốc là quốc gia phong kiến hùng mạnh nhất.
d. Văn hóa: đạt nhiều thành
tựu quan trọng về văn hóa như: Thơ Đường, Phật giáo…
Do đó, thời Đường là đỉnh cao chế độ
phong kiến Trung Quốc.
8.
Vương quốc Campuchia.
a. Sự phát
triển của lịch sử:
- Cư dân
chủ yếu ở Cam-pu-chia là người Khơ-me.
- Thế kỉ
VI, người Khơ-me lập nước Campuchia (gọi là Chân Lạp)
- Thời kì
Ăng-co (802 – 1432) là thời kì phát triển thịnh đạt:
+ Xây dựng
kinh đô Ăng –co hùng vĩ.
+ Nông
nghiệp rất phát triển, hệ thống thủy lợi hiện đại.
+Thủ công
nghiệp có nhiều thợ khéo tay.
+ Các vua
Cam-pu-chia không ngừng mở rộng, xâm lược lãnh thổ bên ngoài, lãnh thổ rộng
lớn nhất.
=> Từ
thế kỉ X-XII, Cam-pu-chia là một trong những quốc gia hùng mạnh và ham
chiến trận nhất Đông Nam Á.
- Cuối thế
kỉ XIII, Cam-pu-chia suy yếu, bị người Thái xâm chiếm.
- Năm 1863,
Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.
b.Văn hóa:
- Thế kỉ
VII, trên nền tảng chữ Phạn, người Khơ-me sáng tạo ra chữ viết riêng
của mình.
- Văn học
dân gian và văn học viết phát triển, phản ánh tình cảm của con người
với con người, con người với thiên nhiên, đất nước…
- Tôn giáo :
Người Khơ-me tiếp thu Hin-đu giáo và Phật giáo. Nhiều công trình kiến trúc
Phật giáo và Hin-đu giáo đặc sắc như Ăng-co Vat và Ăng-co Thom.
9. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây
Âu.
- Thế kỉ
III, đế quốc Rôma suy yếu.
- Năm 476,
người Giéc-man (German) tràn vào xâm chiếm Rôma. Họ đã:
+ Thiết
lập các nhiều vương quốc mới.
+ Chiếm
ruộng đất của chủ nô.
+ Thủ lĩnh
tự xưng vua, phong chức tước cho tướng lĩnh.
+ Cải đạo theo Ki-tô giáo.
- Xã hội: Hình thành hai tầng lớp:
Lãnh chúa và nông nô.
=> Quan hệ bóc lột của lãnh
chúa với nông nô gọi là quan hệ sản xuất phong kiến. Như vậy, chế độ
phong kiến bắt đầu thiết lập ở Tây Âu.
10.
Xã hội phong kiến Tây Âu
a.Lãnh địa
phong kiến: là vùng đất đai rộng lớn gồm đất lãnh
chúa (có nhà thờ, lâu đài, nhà kho…) và đất khẩu phần (giao cho nông
nô sản xuất).
b.Đời sống
trong lãnh địa:
- Lãnh
chúa là quý tộc, tăng lữ…sống nhàn rỗi, xa hoa, bóc lột tô thuế và sức
lao động của nông nô.
- Nông nô
là người sản xuất chính. Họ bị
bóc lột nặng nề, nộp tô thuế cho lãnh chúa.
c. Đặc điểm
của lãnh địa
- Kinh tế:
Kĩ thuật sản xuất có nhiều tiến
bộ như
biết dùng phân bón, máy móc vào sản xuất…nhưng vẫn mang tính khép kín, tự cung, tự cấp, tự túc
- Chính trị:
mỗi lãnh địa có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế
khóa, tiền tệ, đo lường…riêng.
=> Lãnh
địa là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập. Do đó, chế độ phong
kiến Tây Âu là phong kiến phân quyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét