2/9/17

Tình hình kinh tế - xã hội thời Heian 794-1192.

Tình hình kinh tế - xã hội thời Heian 794-1192.
- Pháp chế thời Heian cũng có nhiều thay đổi so vời thời Nara.
- Nếu thời Nara, khái niệm Ritsu (luật) chỉ những quy định pháp lý mang tính hệ thống, tương đương với luật hình sự hiện nay, còn Ryo (lệnh) chỉ những quy định pháp lý cụ thể hơn trong các lĩnh vực hành chính, dân sự, tố tụng…
- Đến thời Heian xuất hiện các quy định mới là Kyaku (cách) và Shiki (thức).
- Kyaku là điều luật mới đã được chỉnh lý, bổ sung thêm, còn Shiki chỉ các quy định cụ thể.
- Một trong những cải cách Taika tiếp thu từ Trung Quốc là chủ trương ban điền.
- Chủ trương này tuy nhiên không được thực thi hết mức vì uy quyền của Thiên Hoàng ngày càng suy giảm, đất đai ngày càng vào trong tay của giai cấp quý tộc và các chùa chiền.
- Từ giữa thế kỷ thứ VIII, với sự khuyến khích của triều đình, công cuộc khai khẩn ruộng đất hoang đã diễn ra trong cả nước.
- Ruộng khẩn hoang từ cuối thời Nara sang đầu thời Heian gồm sắc chỉ điền (ruộng chỉ khẩn hoang theo sắc chỉ của Thiên hoàng bằng lao dịch của bách tính),  ruộng do chùa xã lớn, quý tộc, quan lại và địa chủ thuê nông dân khai khẩn và ruộng do nông dân tự khai hoang.
- Dưới thời Fujiwara và thời Viện chính, tình hình ruộng đất ở Nhật Bản có nhiều thay đổi.
- Pháp hoàng, quý tộc và các chùa lớn ở kinh đô trở thành chủ sở hữu của những vùng đất rộng lớn gồm một hoặc vài tỉnh và được gọi là Chigyo kokushu (chi hành quốc chủ), nắm toàn quyền cai trị và thu hoa lợi của vùng.
- Các gia thần, cận thần của họ được cử xuống điều hành các địa phương với tư cách là quốc ty hay lãnh chủ.
- Những đất tư này gọi là Shoen (Trang viên), không chịu đóng thuế, ngày càng trở thành độc lập với chính quyền của trung ương về kinh tế cũng như chính trị.
- Thường dân ngày càng phải lệ thuộc vào Shoen, nhờ Shoen che chở, bao bọc.
-  Nói một cách khác, dân chúng dần dần xem Shoen là đối tượng để phục vụ thay vì chính quyền trung ương.
- Trong khi đó,  các Shoen vũ trang cho con cháu trong gia đình và các người phục vụ, dạy họ các môn võ nghệ, mở đầu sự hình thành của giai cấp Samurai (vũ sĩ).
  - Thế lực samurai đi từ địa phương, tiến dần về kinh thành (Kyoto) bởi lẽ quý tộc trong triều đình nhờ samurai giúp đỡ để bảo vệ quyền lợi của họ trong các cuộc tranh chấp nội bộ.
- Vào giữa thế kỷ thứ 12, tranh chấp trong triều về vấn đề kế tục ngôi thiên hoàng đã đưa hai họ samurai lớn nhất là Minamoto (còn gọi là Genji, có căn cứ ở vùng đồng bằng Kanto) và Taira (còn gọi là Heike, có địa bàn thế lực ở vùng cận biển Seto) vào thế đối lập, mỗi bên ủng hộ một phái.
- Họ Taira lúc đầu thắng thế, Taira-no-Kiyomori (1118-1181) nắm quyền bính trong triều và tự phong cho mình làm Daijo daijin, chức vị cao nhất trong triều đình.
- Samurai ở địa phương đặc biệt ở vùng Kanto, vốn bất mãn với quý tộc trong triều, ủng hộ Minamoto-no-Yoritomo- người con trai còn sống sót của dòng họ Minamoto-chống lại Kiyomori.
- Phân tranh giữa hai dòng họ Minamoto và Taira kéo dài trong 6 năm, cuối cùng Yorimoto đánh họ Taira trong trận thuỷ chiến ở Dan-no-ura, gần Shimonoseki ngày nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét