16/10/12

CƠ SỞ HÌNH THÀNH CNXH KHOA HOC


Tiền đề, nền tảng của chủ nghĩa xã hội khoa học
       1/ Tiền đề về kinh tế-xã hội
       Vào nhũng năm 40 của thế kỉ 19, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân ó sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu. Tỷ trọng công nhân công nghiệp dã gia tăng đáng kể và trở thành bộ phận hạt nhân của giai cấp. Đây là lực lượng công nhân lao động trrong khu vực sản xuất then chốt có trình độ công nghệ và kĩ thuật hiện đại nhất. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giũa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất . Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh dã bắt đầu có quy mô rộng khắp trên quy mô rộng khắp. Điều kiện kinh tế xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong   dẫn đường, điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó một vài thập kỉ đã không thể đảm đương không chỉ đặt ra yêu cầu với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời của lý luận mới, tiến bộ soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử.
2. Tiền đề về lý luận.
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không chỉ dựa trên yêu cầu khách quan của lịch sử, mà bên cạnh đó, còn là sự tiếp thu một cách chọn lọc những thành tựu  lí luận của các bậc tiền nhân. Trong đó, trực tiếp là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính  trị cổ điển Anh, chủ nghĩa không tưởng của Pháp và Anh.
a)           Triết học cổ điển Đức.
Đặc biệt là triết học của G.W.Ph. Heghen  và L.Phoiobach   đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.
 Công lao to lớn của Heghen là trong khi phê phán phương pháp siêu hình, lần đầu tiên trong lịch sử, ông đã diễn đạt nội dung của phép biện chứng dưới dạng lí luận chặt chẽ, thông qua hệ thống các quy luật, phạm trù. Tuy nhiên, Ông đã mắc một sai lầm rất lớn đó là: ông không lột bỏ được chiếc áo giai cấp, Heghen đã lật ngược lại phép biện chứng làm cho phép biện chứng từ duy vật trở thành duy tâm.
Mác đã làm cho phép biện chứng của Heghen từ duy tâm quay trở lại là phép biện chứng duy vật: phê phán, lọc bỏ những yếu tố duy tâm, thần bí, đồng thời kế thừa, phát triển “hạt nhân hợp lí” trong phép biện chứng của Heghen, xây dựng thành công phép biện chứng duy vật. Mác đã nói rằng: “tôi chỉ lật ngược phép biện chứng của Heghen lại để nó đi bằng chân thôi”.
C.Mác và Anghen đã phê phán nhiều hạn chế cả về phương pháp, cả về quan điểm, đặc biệt là những quan điểm liên quan đến phương pháp giải quyết các vấn đề xã hội của Phoiobac. Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá cao vai trò cũng như tư tưởng của Phoiobac trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, chống tôn giáo, khẳng đinh giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức con người. Chủ nghĩa duy vật, vô thần của Phoiobac đã tạo tiền đề quan trọng trong bước chuyển biến của Mac và Angghen từ thế giới duy tâm sang thế giới duy vật- một tiền đề lý luận của quá trình chuyển từ lập trường chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.
b)Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
David Ricardo  và Adam Smith, hai ông có công lao to lớn trong việc xây dựng và lí luận giá trị nguồn gốc của lợi nhuận, tính quan trọng hàng đầu của sản xuất vật chất- đây là những quy luật kinh tế khách quan. Tuy nhiên vẫn vấp phải nhiều hạn chế, không thấy được tính lịch sử  trong giá trị hàng hóa, chưa phân biệt được giá trị trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Kế thừa những yếu tố khoa học trong lí luận về giá trị lao động và những tư tưởng tiến bộ của các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh,. C. Mác đã giải quyết các vấn đề mà bản thân họ cũng không tìm thấy được. Từ đó ông xây dựng lí luận về giá trị thặng dư, luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và nguồn gốc kinh tế dẫn đến sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản củng như sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản.
c) Chủ nghĩa xã hội không tưởng của S. Fourier  và Saint Simon, R.Owen.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng thể hiện đậm nét tinh thần nhân đạo, phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản trên cơ sở vạch trần sự khốn cùng về cả đời sống vật chất và tin thần của người lao động trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đưa ra những quan điểm sâu sắc về sự phát triển của lịch sử cũng như dự đoán về những đặc trưng cơ bản của xã hội tương lai. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không luận chứng được một cách khoa học về bản chất chủ nghĩa tư bản, không phát hiện được quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, không phát hiện được vai trò của giai cấp công nhân.

Tinh thần nhân đạo của chủ nghĩa xã hội không tưởng đã trở thành nền tảng, tiền đề lí luận quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học về chủ nghĩa xã hội khoa học.


2.Tiền đề về khoa học tự nhiên.
Cùng với điều kiện về  kinh tế-xã hội, những tiền đề về khoa học tự nhiên cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc minh chứng, khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Trong đó, quan trọng nhất là thuyết tiến hóa, quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng và thuyết tế bào.

Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của thế giới vật chất. Thuyết tiến hóa mang lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng của các loài động vật, thực vật thông qua chọn lọc tự nhiên. Thuyết tế bào là một căn cứ khoa học chứng minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển sự sống trong mối liên hệ giữa chúng.

Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một hiện tương hợp quy luật, nó vừa là sản phẩm của tình hình kinh tế-xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy và sáng tạo của người lập ra nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét