24/1/17

THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Bài 15
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (Từ thế kỉ II TCN đến đầu TK X).
1. Chế độ cai trị.
Về chính trị:
Các triều đại TQ chia nước ta thành nhiều châu, quận, huyện. Cử quan lại cai trị đến tận cấp huyện  => nhằm sáp nhập Âu – Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.
Về kinh tế:
- Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Quan lại ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
Về văn hoá:
- Truyền bá Nho giáo.
- Bắt dân ta theo phong tục người Hán,
- Đưa người Hán vào sống chung với người Việt.
- Mở trường dạy chữ Nho
=> Nhằm thực hiện âm mưu đồng hoá nước ta.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội.
Về kinh tế:
- Sử dụng phổ biến công cụ sắt.
- Đẩy mạnh khai hoang, xây dựng các công trình thuỷ lợi…-> năng suất lúa tăng.
- Thủ công nghiệp, thương mại có nhiều chuyển biến đáng kể.
Về văn hoá
- Tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Quốc như văn tự, ngôn ngữ…
- Giữ  vững phong tục tập quán dân tộc như nhuộm răng, ăn trầu, tôn trọng phụ nữ…
=> Nhân dân ta không bị đồng hoá với người Hán ở Trung Quốc.
Về xã hội
- Mâu thuẫn chủ yếu giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- Làng xóm giử vai trò quan trọng, là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.