Chương III
NHẬT BẢN THỜI CẬN ĐẠI
Meiji
Duy tân- Nhật Bản thành “phú quốc cường binh” (1868-1894).
1. Năm
lời thề nguyện của chính quyền Meiji.
- Đường lối chiến lược đúng đắn của chính quyền mới,
đó là “độc lập quốc gia và phấn đấu từng bước tiến lên bình đẳng với các nước
phương Tây”.
- Con đường để đạt được mục tiêu đó là Fukoku
Kyohei (Phú quốc cường binh).
- Ban lãnh đạo của chính quyền mới vốn là những
người đi theo đường lối Sonnojoi (Tôn vương nhượng di - ủng hộ Thiên hoàng,
đánh đuổi ngoại quốc).
- Họ cho rằng: chừng nào Nhật Bản còn chưa hùng mạnh
về quân sự trên cơ sở sức mạnh kinh tế của mình thì chừng đó Nhật Bản còn chưa
thể “tống cổ lũ man di” đi được.
- Tư tưởng đó được chính quyền thể hiện trong Năm
lời thề (Gokazo no goseimon: ngũ điều ngự thệ văn).
- Tháng 03/1968, mặc dù tình hình trên toàn quốc
chưa thật ổn định nhưng một hội nghị tư vấn gồm đại diện của các Han vẫn được
triệu tập để chuẩn bị cho bản tuyên bố này.
- Yuriki Mimasa và Fukuoka Takachika là những người
chịu ảnh hưởng rõ rệt tư tưởng chính trị của phương Tây được giao nhiệm vụ soạn
thảo.
- Sau đó, Kido Takayoshi tham gia sửa chữa lời
văn.
- Ngày 14/03/1868, Thiên hoàng chính thức công bố
trong một buổi lễ trang trọng dưới hình thức thề trước trời đất.
- Sau khi lật đổ chính quyền Tokugawa, vào tháng 3
năm 1868, Thiên hoàng Meiji đã công bố Năm
lời thề nguyện làm cương lĩnh cho việc xây dựng nước Nhật Bản mới.
- Nội dung của cương lĩnh này là: Một là, thiết lập
quốc hội, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
- Hai là, tất cả mọi người phải đồng lòng hoạt động
vì lợi ích quốc gia.
- Ba là, tất cả mọi người đều được phép thể hiện
nguyện vọng và phát huy tài năng.
- Bốn là, bãi bỏ những tập quán xấu, mọi việc đều
làm theo đúng pháp luật.
- Năm là, phải thu lượm những kiến thức của thế giới
để phát triển đất nước.
- Ngay ngày hôm sau, Năm lời thề được viết vào các
bảng gỗ treo lên để dân chúng biết về đường lối của chính phủ mới.
- Dựa trên tinh thần của cương lĩnh này, chính phủ
Meiji đã tiến hành hàng loạt cải cách nhằm xoá bỏ chế độ phong kiến và những
tàn tích của nó, xây dựng một nước Nhật Bản mới, TBCN, phát triển và hiện đại.
- Trên cơ sở chỉ đạo của Năm lời thề, Fukuoka và
Soejima được phân công soạn thảo Seitaisho (Chính thể thư), một văn bản Hiến
pháp tạm thời, định ra cơ cấu tổ chức của chính quyền mới.
- Cơ cấu mới là sự kết hợp giữa thể chế của phương
Tây - sự phân lập quyền lực theo chế độ đại nghị với hình thái chính trị mang
tính quan liêu truyền thống của Nhật Bản.
Trên cơ sở
đó, chế độ Dajokan (Thái chính quan) được thiết lập.
2. Cải
cách chính trị - hành chính thời Meiji
- Việc thay đổi cơ cấu chính quyền mới có tính chất cách mạng đã
diễn ra thuận lợi trong những năm đầu của chính quyền Minh Trị.
- Nhưng việc biến đổi xã hội như vậy lại là một vấn đề hết sức khó
khăn.
- Một trong những nhiệm vụ trước tiên để xóa bỏ sự bất bình đẳng
giữa các giai cấp, sự cách biệt lớn giữa các đẳng cấp.
- Trong đó, việc xóa bỏ các đặc quyền phong kiến của tầng lớp võ
sĩ là một công việc khó khăn và nguy hiểm hơn cả.
-
Vì vậy, trong năm 1869, chính quyền đã định ra những tên gọi mới cho 4 tầng lớp
là Kazoku (Hoa tộc), Shizoku (Sĩ tộc), Sotsuzoku (Tốt tộc), Heimin (Bình dân).
-
Các daimyo cùng quý tộc cao cấp thuộc tầng lớp Kazoku.
- Đồng
thời, nông – công – thương được gọi chung là Heimin (bình dân).
-
Sotsuzoku gồm các võ sĩ lớp dưới do không còn một nghề cụ thể nên sau ít năm hầu
hết cũng chuyển thành Heimin.
- Từ
năm 1871, Eta và Heimin không dung nữa và họ được gộp chung vào tầng lớp
Heimin, có địa vị xã hội và chức nghiệp tương tự.
- Từ
tháng 9 năm 1870, Heimin được phép mang họ - một đặc quyền trước đây chỉ dành
cho võ sĩ và tầng lớp quan lại.
- Họ
có quyền kết hôn với Kazoku hoặc Shizoku, được tự do có nhà ở và có nghề nghiệp.
- Từ
năm 1871, Kazoku và Shizoku bị tước bỏ quyền đeo kiếm.
-
Nhìn chung, trong quá trình thi hành cải cách làm cho “tứ dân bình đẳng” thì tầng
lớp Shizoku phải hi sinh nhiều nhất.
-
Sau khi bị tước bỏ đeo kiếm, chế độ bổng lộc của họ cũng dần dần bị cắt giảm để
giảm bớt gánh nặng cho nhà nước.
- Xoá bỏ chính quyền Bakufu, thiết lập chính quyền mới theo kiểu
Thái chính quan.
- Năm 1871, chính phủ đã mời 56 Chihanji đang sống ở Tokyo để công
bố Haihanchiken (Phế phiên tri huyện).
- Thực chất quyền lãnh đạo chính quyền mới thuộc về những người của
các Han: Satsuma, Choshu, Hizen và Tosa, vì thế mà còn gọi chính quyền
Hanbatsu.
- Xoá bỏ Han, lập Ken: xoá
260 Han lập nên các đơn vị hành chính mới gồm 3 Fu và 72 Ken.
- Thực chất của biện pháp này nhằm xoá bỏ tình trạng cát cứ, tăng
cường quyền lực của chính quyền TW.
- Các đơn
vị hành chính cấp dưới là quận, làng hoặc phố cũng được tổ chức lại. Trong đó,
làng của thời kỳ này có quy mô lớn hơn làng Nhật Bản dưới thời Edo.
3. Cải
cách kinh tế và tài chính thời Meiji .
-
Cùng với việc tổ chức quân đội theo chế độ mới, chính quyền đã tiến hành những
cải cách kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất.
-
Những cơ chế kinh tế mang tính chất phong kiến bị hủy bỏ để thiết lập một nền
kinh tế hiện đại.
-
Năm 1870, Bộ Công nghiệp được thành lập.
-
Năm 1874, Bộ Nội vụ và sau đó là Bộ Tài chính ra đời với tư cách là cơ quan
trung tâm quản lý các công việc trong lĩnh vực kinh tế.
-
Các ngành sản xuất, nhất là ngành sản xuất tơ sợi và quản lý quân nhu được chú
trọng phát triển.
-
Nhiều chuyên gia ngoại quốc được mời sang để giúp đỡ trong lĩnh vực này.
-
Năm 1880, Chính phủ áp dụng việc nhượng lại một số công ty quốc doanh với giá rẻ
cho những nhà tư bản lớn có khả năng quản lý và các công ty dộc quyền có thế lực
như Mitsui, Mitsubishi.
-
Hoặc những người có giúp đỡ về tài chính, phương tiện vận tải cho chính phủ, những
người thuộc về 4 Han Satsuma, Choshu, Hizen và Tosa.
- Để
hộ trợ cho việc xây dựng một nền Công nghiệp hiện đại, hệ thống giao thông và
thông tin liên lạc cũng được mở mang hoặc xây dựng mới.
- Cải
cách ruộng đất: thủ tiêu sở hữu ruộng đất có tính chất phong kiến của tầng lớp
võ sĩ.
-
Năm 1873, chính phủ ra sắc lệnh thừa nhận chủ quyền thực tế về ruộng đất, có
quyền mua bán ruộng đất, thống nhất thu thuế trong cả nước, quy định đóng thuế
bằng tiền.
-
Phát triển công nghiệp, chú trọng ngành sợi tơ tằm xuất khẩu.
-
Khuyến khích Hoa tộc và Sĩ tộc tham gia vào việc phát triển công nghiệp.
- Tập trung xây dựng ngành đóng tàu và hệ thống
giao thông cận đại.
- Sớm
phát triển ngành bưu chính, thông tin.
- Cải
cách tài chính- tiền tệ: tăng thu thuế bằng tiền.
-
Phát hành đồng yên chính thức.
-
Thiết lập Ngân hàng, khuyến khích các tầng lớp cao trong xã hội tham gia vào hoạt
động này.
- Sớm
hình thành các tập đoàn kinh tế lớn như Mitsubishi và Mitsui…
- Đẩy mạnh
hoạt động ngoại thương với châu Á và phương Tây.
4. Cải
cách quân đội thời Meiji
-
Trong hai năm đầu tiên, chính quyền Minh Trị vẫn loay hoay tìm một cơ cấu chính
trị mới.
- Họ
vẫn chưa có thái độ rõ ràng trong việc đối xử với cựu Shogun, người đã trao
toàn bộ quyền lực cho Thiên Hoàng.
-
Trong khi đó, chính quyền mới vẫn phải quyết định nhiều vấn đề phức tạp và cấp
bách.
-
Vào tháng 7/1869, chính phủ mới được xây dựng theo chế độ 2 quan 6 bộ.
-
Shingikan phụ trách vấn đề tôn giáo năm độc lập với Dajokan.
-
Dajokan trực tiếp nắm, các cơ quan còn lại.
-
Việc thay đổi cơ cấu chính quyền mới có tính chất cách mạng đã diễn ra thuận lợi
trong những năm đầu của chính quyền Minh Trị.
-
Trong đó, việc xóa bỏ các đặc quyền phong kiến của tầng lớp võ sĩ là một công
việc khó khăn và nguy hiểm hơn cả.
-
Đây là tầng lớp xã hội đông đảo vốn độc quyền về sức mạnh quân sự, chính trị và
được hưởng các đặc quyền có tính chất cha truyền con nối.
-
Vì vậy, trong những năm 1869, chính quyền đã định ra những tên gọi mới cho 4 tầng
lớp là Kazoku (Hoa tộc), Shizoku (Sĩ tộc), Sotsuzoku (Tốt tộc), Heimin (Bình
dân).
-
Nhìn chung, trong quá trình thi hành cải cách làm cho “tứ dân bình đẳng” thì tầng
lớp Shizoku phải hi sinh nhiều nhất.
-
Sau khi bị tước bỏ đeo kiếm, chế độ bổng lộc của họ cũng dần dần bị cắt giảm để
giảm bớt gánh nặng cho nhà nước.
-
Năm 1872 thành lập hai bộ: Bộ Lục quân và Bộ Hải quân.
- Học
tập cách tổ chức quân đội của Pháp, Đức, tổ chức quân đội Nhật Bản hiện đại.
-
Vào năm 1873, chính phủ cho phép những Shizoku nghèo, nếu muốc sẽ được lĩnh một
khoản lương hưu trung bình là 500 yên bằng công trái (chỉ bằng 1/10 số hưu bổng
lộc trước kia).
-
Vì vậy, họ trở nên quá nghèo túng.
-
Trên thực tế, các cưu võ sĩ đã bị rơi khỏi địa vị trước đây và bị ném vào một
thế giới mới, phải tự tìm kiếm kế sinh nhai.
- Năm
1873, ban hành chế độ trưng binh.
-
Theo đó, tất cả con trai từ 20 tuổi trở
lên bất kể sĩ tộc hay bình dân đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 3 năm
và dự bị quân sự 4 năm.
- Tăng cường
sức mạnh quân đội, chống lại đặc quyền của tầng lớp võ sĩ cũ.
5. Phong
trào văn minh khai hóa thời Meiji.
-
Văn minh khai hoá là tổng hợp các cải cách về văn hoá - xã hội nhằm văn minh
hoá hiện đại hoá Nhật Bản theo mô hình phương Tây.
-
Việc thay đổi cơ cấu chính quyền mới có tính chất cách mạng đã diễn ra thuận lợi trong những năm đầu của chính quyền
Minh Trị.
- Một
trong những nhiệm vụ trước tiên để xóa bỏ sự bất bình đẳng giũa các giai cấp, sự
cách biệt lớn giữa các đẳng cấp.
-
Vì vậy, trong năm 1869 chính quyền đã định ra những tên gọi mới cho 4 tầng lớp
là Kazoku (Hoa tộc), Shizoku (Sĩ tộc), Sotsuzoku (Tốt tộc) và Heimin (Bình
dân).
-
Nhìn chung, trong quá trình thi hành cải cách làm cho “tứ dân bình đẳng” thì tầng
lớp Shizoku phải hy sinh nhiều nhất.
- Đặc
quyền dành cho con cái họ gia nhập quân đội theo chế độ cha truyền con nối trước
đây cũng bị xóa bỏ bởi Lệnh trưng binh.
-
Đây là đường lối của chính phủ mới, nhằm hiện đại hóa Nhật Bản, đuổi kịp các nước
Âu Mỹ bằng cách xây dựng chế độ quân đội hiện đại thay thế cho chế độ quân đội
phong kiến lấy võ sĩ làm trung tâm trước đây.
-
Việc cải cách kinh tế đã giúp chính phủ ổn định được nguồn tài chính.
-
Đây là cơ sở quan trọng để chính phủ thực thi những chính sách mới: phú quốc cường
binh, thực sản hưng nghiệp và văn minh khai hóa.
- Để
tạo cơ sở đưa Nhật Bản thành một quốc gia hiện đại, chính quyền Minh Trị đã quyết
tâm xây dựng nền giáo dục theo mô hình phương Tây.
-
Năm 1871, Bộ giáo dục được thành lập và năm sau (1872), chế độ giáo dục thống
nhất cho cả nước đã được công bố (Gakkusei, học chế).
-
Trên cơ sở học tập chế độ quản lý giáo dục của Pháp, cả nước được chia thành 8
khu đại học.
-
Việc cưỡng bức giáo dục cũng được thi hành.
- Bất
kể là nam hay nữ, khi đến tuổi đều phải tới trường học ít nhất là 3 năm.
-
Cùng với việc tổ chức xây dựng hệ thống trường học từ cấp tiểu học tới bậc đại
học, hàng ngàn thanh niên được lựa chọn
gửi ra nước ngoài để tiếp thu những kiến thức hiện đại.
-
Hàng ngàn giáo sư và chuyên gia kỹ thuật nước ngoài thuộc những lĩnh vực khác
nhau như chính trị, luật pháp, quân sự, ngoại giao, kinh tế, tiền tệ, công nghiệp,
giao thông, giáo dục…đã được mời sang giảng dạy tại Nhật Bản với mức lương rất
cao.
-
Trong bối cảnh ấy, những luồng tư tưởng phương Tây đã tràn vào Nhật Bản.
-
Giáo dục ý thức văn minh hoá cho các tầng lớp nhân dân, khuyến khích học tập
phương Tây, đuổi kịp phương Tây và vượt qua phương Tây.
- Cải
cách ăn mặc, ở, sinh hoạt, dùng lịch theo lối phương Tây.
- Đưa Nhật
Bản từ một nước phong kiến sang một nước TBCN tiên tiến, “phú quốc cường binh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét