THÔNG BÁO
Tất cả lớp 11 Trần Nhật Duật sẽ ôn tập và kiểm tra câu 1-4 vào ngày Thứ Tư (12/4) nhé. Vì thời gian không còn nữa nên các bạn thông cảm và ôn thi nhé.
NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II
Môn: LỊCH SỬ
11
Năm học 2016 –
2017
Câu 1. Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ
hai (1939-1945)
1.
Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược 1931 – 1937.
Từ
những năm 30, các nước phát xít Đức, Italy, Nhật liên kết thành phe Trục và đẩy mạnh xâm lược như: Đức thôn tính Tiệp Khắc, Nhật Bản xâm lược
Trung Quốc, Italy can thiệp vào Bắc Phi.
Thái độ của các nước đối với phát xít:
-
Liên Xô muốn liên kết với Anh, Pháp để cùng chống PX nhưng bị từ chối.
-
A, P muốn “mượn tay” PX tiêu diệt LX nên dung dưỡng, thỏa hiệp với PX.
-
Mĩ thực hiện “đạo luật trung lập”, không can thiệp ngoài châu Mĩ
2.
Từ hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới.
-
Năm 1938, Hit-le (Hiller) gây ra vụ Xuy-đet để thôn tính
Tiệp Khắc.
-
Ngày 29-9-1938, Hiệp ước Muy-nich được ký kết, A,P trao Xuy-đet cho Đức, đổi lại,
Đức hứa tấn công LX -> Đỉnh cao sự nhân nhượng, thoả hiệp của A, P đối với PX.
- Ngày 23-8-1939, Xô
– Đức ký bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm
phạm lẫn nhau.
-
Ngày 01-9-1939, Đức tấn công Ba Lan.
-
Ngày 03-9-1939, A, P tuyên chiến với Đức.
=>
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 2. Kết cục chiến tranh thế giới thứ hai
-
CNPX bị tiêu diệt tận gốc, thắng lợi thuộc về phe các nước đồng minh. Liên Xô, Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định đánh
bại phát xít.
-
Chiến tranh gây ra hậu quả nặng nề: 70 nước tham gia; 60 tr người chết, 90tr
người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị thiêu hủy, thiệt hại gấp 10 lần
chiến tranh thế giới thứ I.
-Tính chất: lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc phi
nghĩa để phân chia thuộc địa. Từ năm 1941, Đức tấn công Liên Xô, chiến tranh trở
thành chính nghĩa của nhân loại chống phát xít, chống chiến tranh vì hòa bình,
an ninh thế giới.
Câu 3. Cuộc
kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862
Sau Hiệp ước
Nhâm Tuất (1862), nhân dân ĐNK anh dũng chống Pháp. Phong trào ‘tị địa”
diễn ra sôi nổi, gây cho P nhiều khó khăn.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định
(1859-1864)
-
Nguyên nhân: Nhà Nguyễn Ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), nhường 3 tỉnh miền
Đông Nam Kì cho Pháp và buộc Trương Định đi lãnh binh ở miền Tây. Trương Định
không đi, ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
-
Diễn biến:
+
Nhân dân suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái để lãnh đạo cuộc
kháng chiến.
+ Nghĩa
quân xây dựng căn cứ Tân
Hòa (Gò Công) và anh dũng chiến đấu, gây cho Pháp “thất điên
bát đảo”. Pháp tấn công nghĩa quân rút về căn cứ Tân Phước.
+ Ngày
20.8.1864, Pháp bất ngờ tấn công căn cứ Tân Phước, Trương Định bị thương và tự sát để bảo toàn khí tiết.
- Kết quả: khởi nghĩa thất bại.
Câu 4. Nhân
dân Bắc Kì chống Pháp từ 1873-1874
Trong thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương anh dũng chiến đấu,
bị thương và tự sát để không rơi vào tay giặc.
Các sĩ phu, văn thân yêu nước bí mật lập Nghĩa hội chống
Pháp.
Nhân dân Bắc Kì chống Pháp dưới mọi hình thức như tự
tay đốt các dãy phố để tạo thành bức tường lửa chống Pháp.
Ngày 21-12-1873, Gac-ni-ê bị quân của Hoàng Tá Viêm và
Lưu Vĩnh Phúc giết tại Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang. Nhân dân phấn khởi
nhưng triều đình muốn thương lượng với Pháp.
Ngày 15-3-1874, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất, thừa
nhận 6 tỉnh Nam kì thuộc Pháp.
Câu 5. Pháp
đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1882)
Tư bản Pháp đang trên đà phát triển, rất cần nguồn tài
nguyên Bắc kì nên tìm mọi cách xâm lược Bắc kì lần thứ hai.
Ngày 3-4-1882, vu cáo nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước
1874, Ri-vi-e đưa quân tới Hà Nội.
Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gởi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu
giao thành. Không đợi trả lời, Ri-vi-e cho quân tấn công, thành mất, Pháp chiếm
luôn Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định….
Câu 6. Nhân
dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến 1883-1884.
Trong thành Hà Nội, Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu, bị
thương và tự sát để bảo toàn khí tiết.
Nhân dân Bắc Kì chống Pháp dưới mọi hình thức như tự
tay đốt các dãy phố để tạo thành bức tường lửa chống Pháp.
Ngày 19.5.1883, Ri-vi-e bị bị quân của Hoàng Tá Viêm
và Lưu Vĩnh Phúc giết tại Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang => Thể hiện quyết
tâm chống Pháp của nhân dân ta. Triều đình Huế nhân nhượng Pháp.
Câu 7. Cuộc
phản công Kinh thành Huế tháng 7-1885.
Nguyên nhân:
+ Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn
giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
+ Pháp tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến
=> Tôn Thất Thuyết chủ động ra tay trước.
Đêm 4 rạng 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh bất ngờ tấn
công Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ nhưng thất bại.
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng
Trị).
Ngày 13-7-1885, Ông thay mặt vua ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân giúp vua
cứu nước.
=> Phong
trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
Câu 8. Phong
trào Cần Vương
Sau thất bại
ở Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày
13-7-1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân giúp vua
cứu nước.
=> Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
Giai đoạn 1885-1888
- Dưới sự
lãnh đạo của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, phong trào lan rộng khắp Bắc Kì
và Trung Kì, lôi kéo đông đảo văn thân, sĩ phu, tướng lãnh tham gia.
- Tháng
11.1988, Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri.
Giai đoạn 1888-1896: Phong trào được duy trì dưới sự lãnh
đạo của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật…và gây nhiều thiệt hại cho Pháp.
Tuy nhiên, phong trào kéo dài đến năm 1896 thì thất bại.
Đặc điểm của phong trào Cần vương
Đây là một
phong trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, đặc
biệt là nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì. Một số cuộc khởi nghĩa giành được những
thắng lợi bước đầu và gây nhiều thiệt hại cho Pháp như khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba
Đình, Hương Khê. Tuy nhiên, do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ
phong kiến không còn phù hợp…nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
Câu 9. Khởi
nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Nguyên nhân: để hưởng ứng PTCV, giúp vua cứu nước,
Phan Đình Phùng và Cao Thắng xây dựng căn cứ ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình để chống Pháp.
- Diễn biến
Từ 1885 – 1887, là giai đoạn xây dựng căn cứ, phát
triển lực lượng và rèn đúc vũ khí, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của
Pháp.
Từ 1888 – 1896 là giai đoạn chiến đấu quyết liệt, đẩy
lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp.
Tháng 5-1890, Cao Thắng bị thương và hi sinh
Tháng 10-1894, nghĩa quân giành thắng lợi tại Vụ
Quang.
Ngày 28-12-1895, Phan Đình Phùng hi sinh => khởi
nghĩa thất bại (1896)
-Ý nghĩa: đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong
PTCV vì thời gian lâu dài nhất (hơn 10 năm), địa bàn rộng lớn nhất (4 tỉnh), chế
tạo được súng trường kiểu Pháp, gây nhiều thiệt hại cho Pháp và có chỉ huy tài
giỏi như PĐP, Cao Thắng,
- Nguyên nhân thất bại: thiếu đường lối đúng đắn, thiếu
tổ chức lãnh đạo.
---
Chúc các bạn ôn tập và thi
tốt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét