2/9/17

Di tích Văn hóa Jomon
Người ta phát hiện các thạp bằng gốm, có hoa văn hình dây thừng nên gọi là Jomon. Gốm Jomon xuất hiện ở Nhật Bản từ 8 ngàn năm đến 300 năm trước công nguyên. Người ta lấy tên của loại đồ gốm này để gọi nền văn hóa đá mới có gốm đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản.
Các di chỉ có gốm Jomon được tìm thấy trên khắp nước Nhật, đẵc biệt tập trung nhiều ở vịnh phía Đông quần đảo Nhật Bản, ven bờ Thái Bình Dương như vịnh Sendai, vịnh Tokyo….Dựa vào hình dáng và hoa văn, người ta chia đồ gốm Jomon thành 5 kỳ là tảo kỳ, tiền kỳ, trung kỳ, hậu kỳ và mạt kỳ.
Gốm Jomon Tảo kỳ được tìm thấy nhiều tại các hang động hay mái đá, có hình bát sâu, đáy tròn hoặc nhọn, hoa văn gồm những đường gờ nổi hoặc rãnh chìm, màu nâu đen. Trên mặt gốm còn sót lại những dấu tích của các sợi thực vật.
Đồ gốm tiền kỳ có hình dáng và trang trí phức tạp, thường có đáy bằng, hình bát sâu hoặc ống tròn, hoa văn dây thừng và các điểm nổi.
Đồ gốm Trung kỳ có kích thước lớn, đáy bằng, hình ống tròn hoặc hình vò, hoa văn là những đường gờ nổi lớn.
Vào Hậu kỳ và Mạt kỳ, gốm Jomon có thành mỏng hơn, được làm bằng loại đất sét tốt. Hình dáng cũng đa dạng hơn, ngoài hình bát sâu còn có hình đĩa, bình, có loại có vòi rót.
Kỹ thuật chế tạo gốm chưa cao lắm nhưng nhiều hoa văn trang trí rất đẹp. các đồ gốm chủ yếu là đựng lương thực. Đặc điểm chung của gốm Jomon là được nặn bằng tay, nung lộ thiên ở nhiệt độ thấp (600 – 700 độ) nên thường có màu đen ám khói. Gốm Jomon được dùng để đựng, nấu hay tích trữ thức ăn.
Kinh tế: Chủ nhân của văn hoá Jomon săn bắt và hái lượm. Đàn ông thì săn bắt, đàn bà thì hái lượm. Họ sống trong các nhà hang gọi là Anatate. Mỗi nhà như vậy có khoảng 5,6 người. Đồ đá vẫn là công cụ phổ biến nhất. Bên cạnh những công cụ đá được ghè đẽo đã xuất hiện các công cụ đã được mài nhẵn và đánh bóng công phu. Các dụng cụ bằng xương, sừng hươu hay nanh lợn rừng, cũng rất phổ biến nhất là lưỡi câu và lưỡi giáo. Công cụ bằng tra, gỗ chủ yếu là cán dao, giáo, cung hay đĩa, bát và thuyền gỗ tròn.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, với hình dáng đặc biệt và hoa văn phức tạp, có thể gốm Jomon còn là các vật dụng cúng thần trong các nghi lễ tôn giáo.
Đặc điểm văn hóa Jomon
1- Biết sử dụng cung tên để săn các giống thú rừng cỡ nhỏ và cỡ nhỡ càng ngày càng tăng gia sinh sản.
2) Biết dùng đồ chứa bằng gốm (vò vại, nồi niêu) để nấu chín và dự trữ thức ăn.
3) Biết sử dụng dụng cụ đá mài. Đồ đá mài khác với đá đẽo là có thêm một đợt gia công để trở nên tinh vi hơn. Do đó thời này còn được mệnh danh là thời đồ đá mới (tân thạch khí).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét