15 lợi ích tuyệt vời
của việc nghe nhạc có thể bạn chưa biết
Nếu bạn yêu thích âm
nhạc, chứng tỏ bạn đang có một "người đồng hành" cực tốt đó.
Charles Darwin từng có
lần nói rằng: "Nếu tôi có cơ hội được sống thêm lần nữa, tôi sẽ đưa ra
một quy tắc đọc thơ và nghe nhạc ít nhất một tuần một lần".
Hay như Albert
Einstein tuyên bố: "Nếu tôi không phải là một nhà vật lý, tôi sẽ là một
nhạc sĩ".
Còn Jimi Hendrix lại
coi khái niệm âm nhạc như là "tôn giáo" của mình.
Tôi luôn cảm thấy ngạc
nhiên và thán phục những người có thể vừa hát, vừa đàn ghita. Khi còn là một đứa
trẻ, tôi thường ở phòng hàng giờ liền để nghe nhạc của ca sĩ -
nhạc sĩ mà tôi thần tượng. Đến khi lớn lên, tôi luôn bật rock 'n' roll mỗi khi
làm việc nhà và xem đó là một điều tuyệt vời - giờ thì tôi đã biết được lý do tại
sao lại như vậy.
Nghiên cứu gần đây cho
thấy rằng việc nghe nhạc giúp chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc và cải
thiện sức khỏe thể chất một cách đáng kinh ngạc. Nếu được học hoặc đào
tạo về âm nhạc không chỉ giúp nâng cao chỉ số IQ mà nó còn
mang lại nhiều lợi ích khi chúng ta về già nữa. Dưới đây là 15 lợi ích tuyệt vời
đã được khoa học chứng minh của việc nghe nhạc có thể bạn chưa biết.
1. ÂM NHẠC LÀM BẠN
CẢM THẤY HẠNH PHÚC HƠN
"Tôi không hát
bởi vì tôi hạnh phúc; tôi hạnh phúc bởi vì tôi hát." - William James
Nghiên cứu đã chứng
minh rằng khi bạn nghe bài hát yêu thích, não của bạn sẽ giải phóng dopamine,
một dạng dẫn truyền thần kinh. Valorie Salimpoor, một nhà thần kinh học tại trường
Đại học McGill, đã tiến hành thử nghiệm trên 8 người yêu thích âm nhạc bằng
cách tiêm một chất phóng xạ vào cơ thể họ, sau đó cho nghe bản nhạc mà họ yêu
thích. Một máy PET dùng để quét các phản xạ thần kinh cho thấy rằng một lượng lớn
dopamine đã được phóng ra, điều này cho thấy rằng họ có những cảm xúc hạnh
phúc, thích thú và vui vẻ.
Vì vậy, nếu muốn cải
thiện tâm trạng, hãy nghe bản nhạc mà bạn yêu thích trong vòng 15 phút nhé. Đó
là tất cả những gì bạn cần để có được tâm trạng thoải mái.
2. ÂM NHẠC GIÚP BẠN
CÓ THÊM NHIỀU ĐỘNG LỰC
"Nếu nghe nhạc
của tôi mọi người sẽ thấy rằng nó là một nguồn động lực lớn dành cho họ, dù có
bất cứ chuyện gì xảy ra, hãy tiếp tục bước về phía trước và đừng lùi bước."
- Eminem
Marcelo Bigliassi cùng
đồng nghiệp của ông đã nhận ra rằng các vận động viên khi nghe thể loại nhạc có
tiết tấu nhanh hoặc chậm sẽ hoàn thành chặng đường 800m nhanh hơn so với các vận
động viên nghe nhạc có tiết tấu bình thường hoặc không nghe nhạc. Nếu bạn muốn
tham gia vào các hoạt động yêu cầu vận động mạnh thì hãy nghe nhạc để chúng
truyền cảm hứng cho bạn nhé!
3. ÂM NHẠC LÀM GIẢM
CĂNG THẲNG VÀ CẢI THIỆN SỨC KHỎE
"Tôi nghĩ âm
nhạc cũng chính là một phương thuốc chữa bệnh. Nó được xem như một sự bùng nổ của
nhân loại. Nó là một thứ gì đó có thể khiến tất cả chúng ta đều xúc động. Không
còn rào cản về văn hóa." - Billy Joel
Khi nghe những bài hát
mà bạn yêu thích có thể làm giảm đi các hoóc-môn gây căng thẳng trong
cơ thể, giúp cơ thể chống lại các triệu chứng gây căng thẳng kéo dài. Đây là một
phần phát hiện quan trọng bởi căng thẳng chiếm 60% nguyên nhân gây ra tất cả
các bệnh. Một nghiên cứu cho thấy rằng nếu mọi người tham gia sáng tác bằng các
nhạc cụ hay ngồi hát cùng nhau, hệ thống miễn dịch của họ được thúc đẩy mạnh
hơn so với việc chỉ ngồi yên lắng nghe.
Để luôn giữ bình tĩnh
và giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, hãy bật radio lên, hát
theo và rung chân theo từng điệu nhạc để loại bỏ tối đa những bệnh có thể mắc
phải.
4. ÂM NHẠC GIÚP BẠN
NGỦ NGON HƠN
"Âm nhạc gột rửa
tất cả bụi bẩn của cuộc sống hàng ngày." - Berthold Auerbach
Hơn 30% người Mỹ thường
bị mất ngủ.. Một nghiên cứu cho thấy những sinh viên nghe nhạc cổ điển thư giãn
trong 45 phút trước khi đi ngủ thường sẽ ngủ ngon hơn so với những người nghe
audiobook hoặc không nghe gì cả. Nếu cảm thấy khó ngủ, hãy thử nghe một chút nhạc
Bach hoặc nhạc Mozart trước khi đi ngủ nhé!
5. ÂM NHẠC GIÚP GIẢM
NGUY CƠ MẮC BỆNH TRẦM CẢM
"Âm nhạc là
nơi nương náu tâm hồn của tôi. Khi cảm thấy cô đơn, một mình tôi có thể đắm
chìm trong đó." - Maya Angelou
Hơn 350 triệu người
trên thế giới mắc bệnh trầm cảm, 90% trong số đó thường bị mất ngủ.
Nghiên cứu về giấc ngủ ở trên cho thấy các triệu chứng của bệnh trầm cảm giảm
đi đáng kể so với nhóm người thường nghe nhạc cổ điển trước khi đi ngủ, không
bao gồm hai nhóm còn lại. Một nghiên cứu khác do Hans Joachim Trappe ở Đức cũng
đã chứng minh rằng âm nhạc có lợi đối với những bệnh nhân bị trầm cảm, nhưng
còn phụ thuộc vào từng loại nhạc. Nhạc nhẹ và nhạc cổ điển giúp nâng cao tinh
thần hơn, còn những loại nhạc kỹ thuật số, nhạc mạnh thường làm giảm tinh thần
nhiều hơn.
Thời gian tới, nếu bạn
cảm thấy tinh thần đi xuống, hãy thử nghe nhạc cổ điển hoặc ngồi thiền để cải
thiện tinh thần.
6. ÂM NHẠC GIÚP BẠN
ĂN ÍT HƠN
"Có một mối
quan hệ thân thiết giữa ăn uống và âm nhạc." - Thomas Hardy
Nghiên cứu tại trường
Đại học Công nghệ Georgia cho thấy một không gian có ánh sáng nhẹ cùng âm nhạc
trong khi ăn sẽ giúp cho mọi người cảm thấy thoải mái, tiêu thụ ít calo hơn và
họ sẽ chú ý vào bữa ăn của mình nhiều hơn. Còn nếu bạn đang tìm cách kiềm chế sự
thèm ăn của mình, hãy thử giảm ánh sáng đi và nghe một bản nhạc nhẹ cho bữa ăn
của mình xem sao.
7. ÂM NHẠC GIÚP BẠN
TỈNH TÁO KHI LÁI XE
"Tôi thích ngồi
một mình trong xe nghe nhạc lúc trời mưa. Hát những bài hát mà tôi yêu thích."
- Alison Krauss
Một nghiên cứu ở Hà
Lan cho rằng nghe nhạc khi lái xe có ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của bạn,
nó giúp bạn cảm thấy an toàn hơn khi không nghe nhạc. Lần sau, nếu bạn cảm thấy
lo lắng khi tham gia giao thông, hãy bật vài giai điệu lên để cải thiện tình
hình nhé. Nghe nhạc sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình lái xe của bạn mà còn
giúp bạn lái xe an toàn hơn đấy.
8. ÂM NHẠC GIÚP
TĂNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ GHI NHỚ
"Âm nhạc là
ngôn ngữ của trí nhớ." - Jodi Picoult
Các nhà nghiên cứu cho
thấy âm nhạc giúp bạn học tập và nhớ thông tin tốt hơn, nhưng
còn phụ thuộc vào việc bạn đam mê âm nhạc đến mức độ nào hoặc bạn có phải là một
nhạc sĩ hay không. Việc ghi nhớ các nhân vật Nhật Bản trong khi nghe nhạc dường
như có ảnh hưởng tích cực hoặc vừa phải. Kết quả cho thấy những người tham gia
nghiên cứu là những nhạc sĩ học tốt hơn với các thể loại nhạc bình thường và kết
quả thử nghiệm tốt hơn khi bạn được nghe thể loại mà mình yêu thích. Bên cạnh
đó, với những người không phải là nhạc sĩ, họ thường học tốt hơn khi nghe âm nhạc.
Hãy ghi nhớ những kết
quả này nhé! Bây giờ, bạn đã có một chiến lược học tập hiệu quả hơn để làm tốt
các bài kiểm tra tiếp theo rồi đó.
9. ÂM NHẠC GIÚP BỆNH
NHÂN THƯ GIÃN TRƯỚC/SAU PHẪU THUẬT
"Hát để tai họa
sợ hãi mà tránh xa mình." - Miguel de Cervantes
Các nhà khoa học đã nhận
ra rằng việc nghe nhạc trước khi phẫu thuật giúp bệnh nhân giảm lo lắng. Thực tế,
nó thậm chí còn hiệu quả hơn việc uống Midazolam, một loại thuốc an thần được
tiêm cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật, nhưng thuốc này lại có tác dụng phụ
như ho và buồn nôn. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy việc nghe nhạc nhẹ trong
thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường sau khi phẫu thuật tim giúp tăng
thư giãn cho bệnh nhân.
Trên thế giới, có 234 triệu ca phẫu thuật lớn được thực hiện mỗi năm. Nếu bạn
hoặc ai đó bạn biết chuẩn bị phải làm phẫu thuật, hãy thử nghe một giai điệu nhạc
nhẹ giúp họ bớt lo lắng. Nó sẽ có tác dụng tốt hơn và chắc chắn không có tác dụng
phụ như các loại thuốc an thần.
10. ÂM NHẠC LÀM GIẢM
ĐAU
"Một điều rất
hay về âm nhạc đó là khi gặp sự cố, nó có thể làm giảm bớt đau đớn" -
Bob Marely
Một nghiên cứu tại trường
Đại học Drexel ở Philadelphia cho thấy rằng các liệu pháp chữa trị bằng âm nhạc
có tác dụng tốt hơn các biện pháp thông thường với các bệnh nhân ung
thư. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng cho thấy âm nhạc như một "liều
thuốc giảm đau" với các bệnh nhân hồi sức cấp cứu và bệnh nhân lớn tuổi,
nhưng cũng tùy vào loại nhạc mà họ nghe như nhạc nhẹ, nhạc cổ điển hay các bản
nhạc mà bệnh nhân thích chẳng hạn.
Bob Marely đã đúng về điều này - nghe nhạc mà bạn thích có thể giúp giảm đau hiệu
quả.
11. ÂM NHẠC GIÚP CẢI
THIỆN TRÍ NHỚ CỦA CÁC BỆNH NHÂN ALZHEIMER
"Không có cách
nào có thể khôi phục được quá khứ đã bị lãng quên. Nhưng âm nhạc có thể tìm lại
được cảm giác đó." - Oliver Sacks
Một tổ chức phi lợi
nhuận có tên gọi Music & Memory đã giúp những người bị mắc bệnh Alzheimer
và bệnh Dementias (sa sút trí nhớ), những bệnh liên quan đến tuổi già, nhớ lại
bằng cách cho họ nghe các bài hát mà họ yêu thích. Việc nhớ lại quá khứ thường
gây xúc động mạnh. Ví dụ như sau khi Henry nghe được thể loại nhạc từ thời của
ông, ông ngồi trên xe lăn và mất toàn bộ trí nhớ chỉ có thể nói được tên bài
hát là Cab Colorway và hồi tưởng lại cuộc sống hạnh phúc của mình.
Tiến sĩ Laura
Mosqueda, Giám đốc của Geriatrics tại trường Đại học California, Trường Y khoa
Irvine đã giải thích rằng âm nhạc ảnh hưởng đến rất nhiều khu vực của não bộ,
nó gây kích thích kéo dài mà vẫn giúp cơ thể khỏe mạnh.
Để kết nối được với những người mắc phải bệnh mất trí nhớ có liên quan đến bệnh
tuổi già, bạn nên cho họ nghe các bài hát mà họ yêu thích.
12. ÂM NHẠC GIÚP
CÁC BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ HỒI PHỤC
"Tôi biết tại
sao những con chim trong lồng lại hát." - Maya Angelou
Nghiên cứu tại trường
Đại học Helsinki cho thấy bệnh nhân đột quỵ khi nghe những thể loại nhạc mà họ
yêu thích trong hai giờ một ngày sẽ cải thiện đáng kể sự phục hồi chức năng nhận
thức so với những người chỉ nghe đọc sách hoặc không nghe gì cả. Hầu hết các bản
nhạc chứa lời bài hát, trong đó cho thấy nó là sự kết hợp của âm nhạc và tiếng
nói, củng cố khả năng thính giác và lời nói của bệnh nhân.
Đột quỵ đứng thứ 5 trong các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ. Nếu bạn biết ai đó
đã bị một cơn đột quỵ thì hãy cho họ nghe những bài hát mà họ yêu thích càng sớm
càng tốt để có thể tăng đáng kể khả năng phục hồi sức khoẻ của họ.
13. ÂM NHẠC LÀM
TĂNG TÍNH SÁNG TẠO TRONG LỜI NÓI
"Âm nhạc là
linh hồn của ngôn từ trong tâm trí." - Modest Mouse
Sau một tháng học nhạc
(theo nhịp điệu, giai điệu và giọng nói), một nghiên cứu tại trường Đại học
York cho thấy rằng 90% trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 6 có một sự gia tăng đáng
kể về sự sáng tạo trong cách nói chuyện. Nhà nghiên cứu Sylvain Moreno cho rằng
việc đào tạo âm nhạc đã có một "hiệu ứng chuyển giao" đó là việc
tăng cường khả năng của trẻ để chúng hiểu được lời nói và giải thích ý nghĩa của
lời nói đó. Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ trưởng thành và trẻ em được đào
tạo âm nhạc có khả năng vượt trội hơn so với những người không được đào tạo âm
nhạc qua các bài kiểm tra trí nhớ.
Vấn đề không phải bạn là người lớn hay trẻ em, nếu muốn thúc đẩy kỹ năng nói của
mình, hãy thử các bài học âm nhạc nhé!
14. ÂM NHẠC GIÚP
TĂNG CHỈ SỐ IQ VÀ KHẢ NĂNG DIỄN XUẤT
"Âm nhạc có thể
làm thay đổi thế giới bởi nó có thể làm thay đổi con người." - Bono
Nghiên cứu cho thấy rằng
các bài học âm nhạc sẽ giúp kết quả học tập có thành tích cao và tăng chỉ số IQ
ở trẻ nhỏ. Trong một nghiên cứu tiến hành, với nhóm nhỏ trẻ em từ 6 tuổi, gồm
có một nhóm đánh máy và một nhóm hát trong 36 tuần đã có sự gia tăng đáng kể chỉ
số IQ và kết quả kiểm tra tiêu chuẩn hóa giáo dục thì chỉ quên một trong hai
bài học kịch hoặc không còn bài để học. Kết quả cho thấy nhóm hát đã làm tốt
hơn nhóm đánh máy.
Để giúp con bạn có thể đạt được thành tích học tập xuất sắc, hãy khuyến khích
chúng hát hoặc học chơi một loại nhạc cụ nào đó.
15. ÂM NHẠC GIÚP
NÃO BỘ KHỎE MẠNH DÙ ĐÃ LỚN TUỔI
"Âm nhạc thực
sự là hơi thở của cuộc sống. Chúng tôi ăn để không bị chết đói. Chúng ta hát để
có thể biết mình vẫn sống." - Yasmina Khadra
Một nghiên cứu tiến
hành với nhóm người lớn tuổi khỏe mạnh cho thấy rằng những người có hơn 10 năm
hoặc nhiều năm kinh nghiệm về âm nhạc đạt điểm cao hơn trong một bài kiểm tra
nhận thức so với nhạc sĩ có 1 năm hoặc 9 năm kinh nghiệm nghiên cứu âm nhạc.
Còn những người không phải là nhạc sĩ đạt điểm số rất thấp. "Khi nghiên
cứu một nhạc cụ đòi hỏi nhiều năm thực hành và học tập, nó có thể tạo ra các kết
nối thay thế trong não mà có thể bù đắp cho sự suy giảm nhận thức khi chúng ta
già đi," nhà nghiên cứu Brenda Hanna - Pladdy nói.
Ông trùm kinh doanh
Warren Buffet vẫn minh mẫn ở độ tuổi 84 bằng cách chơi Ukulele. Không bao giờ
là quá muộn để chơi một nhạc cụ để giữ não bộ của bạn khỏe mạnh.
Plato đã đúng khi nói:
"Âm nhạc và nhịp điệu tìm đường vào nơi bí mật của tâm hồn. Không cần
biết bạn còn trẻ hay đã già, khỏe mạnh hay đau ốm, vui hay buồn, âm nhạc đều có
thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn bằng nhiều cách. Nó làm giảm căng thẳng,
lo lắng, giải tỏa tâm trạng, tăng cường sức khỏe, giúp bạn ngủ ngon hơn, làm giảm
bớt nỗi đau của bạn và thậm chí còn làm cho bạn thông minh hơn".
Nghiên cứu mới đây cho
thấy rằng: "Âm nhạc có thể truyền đạt cảm xúc của con người, cơ bản nó
không phân biệt nền văn hóa và dân tộc của người nghe". Chúng tôi chỉ mới
bắt đầu tìm hiểu về tất cả những gì mà loại "ngôn ngữ" này thể hiện
trên thế giới. Thay vì cắt kinh phí cho các chương trình âm nhạc và nghệ thuật
trong các trường học, tại sao chúng ta không đầu tư vào việc khám phá tất cả những
nơi bí mật mà âm nhạc có thể chạm đến để có thể tiếp tục gặt hái những lợi ích
tuyệt vời của nó?