9/5/20

Hiện tượng đạo văn trên thế giới

Hiện tượng đạo văn trên thế giới
- Vào tháng 2 năm 2011, người ta khám phá trong luận án của ông Karl-Theodor zu Guttenberg, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Đức, có những đoạn văn của những tác giả khác mà không công bố xuất xứ. Ông đã phải từ chức vào ngày 1 tháng 3 năm 2011 vì mắc tội đạo văn.
- Ngày 10 tháng 8 năm 2012, ký giả Fareed Zakaria của tờ Time và CNN đã bị treo giò một tuần lễ vì đã vi phạm tội đạo văn, cầm nhầm một bài của ký giả Jill Lepore của tờ New Yorker.
- Vào ngày 14 tháng 2 năm 2013, bà Annette Schavan đã phải từ chức Bộ Trưởng Giáo Dục của Đức, sau khi Viện Đại Học Dusseldorf tuyên bố thu hồi bằng tiến sĩ đã trao cho bà cách đó 33 năm. Viện tuyên bố rằng bà đã gian lận “có hệ thống và cố tình” khi viết luận án của mình. Học vị “tiến sĩ” rất được kính nể tại Đức. Danh vị này đi cùng với tên tuổi mỗi khi nêu tên của họ.
- Ngày 6 tháng 10 năm 2014, ông Alain Delchambre, chủ tịch Hội Đồng Quản trị Đại Học ULB của Bỉ đã phải từ chức vì diễn văn khai mạc của ông là một bài sao chép diễn văn của tổng thống Jacques Chirac năm 2003. Mặc dù ông không phải là người chấp bút, nhưng ông đã nhận trách nhiệm về vụ này.
Theo định nghĩa của từ điển Merriam Webster, đạo văn (plagiarize) có nghĩa là:
1. ăn cắp và biến những ý kiến hoặc câu chữ của người khác thành của mình;
2. sử dụng sản phẩm của người khác mà không ghi rõ xuất xứ;
3. ăn cắp văn chương, chữ nghĩa;
4. trình bày một ý kiến hoặc sản phẩm phát xuất từ một nguồn đã có sẵn như là một ý kiến hoặc sản phẩm mới và nguyên thủy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét