CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ VỚI NGA
1. Thế giới đương đại và chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga
Thế giới đương đại đang trải qua thời kỳ thay đổi sâu sắc,
thực chất là sự hình thành hệ thống quốc tế đa trung tâm. Cấu trúc của các mối
quan hệ quốc tế tiếp tục trở nên phức tạp hơn. Kết quả của quá trình toàn cầu
hóa là hình thành các trung tâm quyền lực kinh tế và chính trị mới. Sự phân tán
tiềm lực và phát triển của thế giới đang diễn ra, chuyển dịch nó vào khu vực
châu Á-Thái Bình Dương. Khả năng khống chế kinh tế và chính trị thế giới của
phương Tây lịch sử bị cắt giảm. Sự đa dạng các nền văn hóa và văn minh thế giới,
nhiều mô hình phát triển nhà nước đang được thể hiện rõ ràng.
Những mâu thuẫn trầm trọng liên quan đến sự phát triển thế
giới không đồng đều, khoét sâu khoảng cách giữa mức phúc lợi của các quốc gia,
tăng tính cạnh tranh giành nguồn lực, tiếp cận thị trường, kiểm soát các tuyến
đường vận chuyển huyết mạch. Cạnh tranh không chỉ bao gồm tiềm lực con người,
khoa học và công nghệ, mà ngày càng có tính văn minh, hình thức tranh đua các định
có giá trị.
Trong điều kiện như vậy, mưu toan áp đặt cho các quốc gia
khác thang bậc giá trị của mình, đầy sự bài ngoại, không bao dung và xung đột
trong các vấn đề quốc tế, và cuối cùng có thể dẫn đến hỗn loạn và không quản lý
được trong các mối quan hệ quốc tế. Ngăn ngừa các rạn nứt giữa các nền văn minh,
hình thành mối quan hệ đối tác giữa các nền văn hóa, tôn giáo và văn minh nhằm
bảo đảm phát triển hài hòa của nhân loại được xếp vào hạng các nhiệm vụ ưu
tiên. Tham vọng của các quốc gia phương Tây duy trì vị thế của mình, trong đó
áp đặt quan điểm của họ về quá trình toàn cầu và tiến hành chính sách kiềm chế
các trung tâm thế lực khác, làm gia tăng bất ổn trong quan hệ quốc tế, hỗn loạn
ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Đấu tranh giành ưu thế trong việc hình thành các
nguyên tắc then chốt trong việc tổ chức hệ thống quốc tế tương lai đang trở
thành xu hướng chính của giai đoạn phát triển hiện nay trên thế giới.
Trong hoàn cảnh những mâu thuẫn chính trị, xã hội, kinh tế
trầm trọng và gia tăng bất ổn trong hệ thống chính trị và kinh tế thế giới, vai
trò của yếu tố quyền lực trong các mối quan hệ quốc tế được nâng cao. Việc tăng
cường và hiện đại hóa tiềm lực, chế tạo và triển khai các loại vũ khí mới làm
suy yếu sự ổn định chiến lược và đe dọa an ninh toàn cầu được bảo trợ bởi hệ thống
các hiệp ước và thỏa thuận trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Mặc dù tính chất
nguy hiểm nổ ra chiến tranh quy mô lớn, trong đó chiến tranh hạt nhân giữa các
quốc gia hàng đầu là không cao, nhưng nguy cơ lôi cuốn họ vào các cuộc xung đột
và leo thang khủng hoảng khu vực tăng lên.
Các liên minh quân sự-chính trị hiện hữu không có khả năng
chống lại tất cả các thách thức và đe dọa hiện đại. Trong điều kiện phụ thuộc
tương hỗ giữa tất cả các dân tộc và quốc gia tăng lên, các nỗ lực đảm bảo ổn
định và an ninh trên lãnh thổ riêng của mình là không có triển vọng. Vấn đề đặc
biệt cấp thiết là tuân thủ nguyên tắc tổng hợp an ninh công bằng và toàn vẹn
thích hợp với khu vực châu Âu-Đại Tây dương, Âu Á, châu Á-Thái Bình Dương và
các khu vực khác. Công tác ngoại giao mạng đòi hỏi có các hình thức tham gia
linh hoạt vào các cấu trúc đa phương nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cho
nhiệm vụ chung.
Đối với Hoa Kỳ
Liên bang Nga quan tâm tạo dựng các mối quan hệ cùng có lợi
với Hoa Kỳ, tính đến trách nhiệm đặc biệt của cả hai quốc gia đối với ổn định
chiến lược toàn cầu và tình trạng an ninh quốc tế nói chung, cũng như hiện hữu
tiềm năng đáng kể hợp tác thương mại - đầu tư, khoa học - kỹ thuật và hợp tác
khác. Nga xuất phát từ thực tế là, phát triển đối thoại liên tục và có thể dự
đoán với Hoa Kỳ về các vấn đề quan hệ song phương, cũng như các vấn đề có tầm
quan trọng trên thế giới chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở bình đẳng,
tôn trọng các lợi ích của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau. Nga không công nhận việc Hoa kỳ thực hiện ngoài lãnh thổ quyền tài phán của
mình, bỏ qua pháp luật quốc tế, không chấp nhận mưu đồ gây áp lực quân sự,
chính trị, kinh tế hoặc các áp lực khác, và dành cho mình quyền đáp trả cứng rắn
những hành động thù địch, trong đó bằng cách tăng cường quốc phòng và áp dụng
các biện pháp nhân bản hoặc đối xứng.
Nga ủng hộ hợp tác mang tính xây dựng với Hoa Kỳ trong lĩnh
vực kiểm soát vũ khí với tính toán nhất thiết về sự tương quan bền vững giữa vũ
khí tấn công chiến lược và phòng thủ, nhất thiết làm tăng quá trình giải trừ
vũ khí hạt nhân mang tính đa phương. Liên bang Nga xuất phát từ thực tế là, các
cuộc đàm phán về cắt giảm tiếp theo vũ khí tấn công chiến lược là có khả năng,
chỉ sau khi tính đến tất cả các yếu tố không có ngoại lệ, ảnh hưởng đến sự ổn định
chiến lược toàn cầu. Nga coi việc thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu
của Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh quốc gia Nga và có quyền áp dụng các biện pháp
đáp trả tương xứng.
Nga hy vọng rằng, Hoa Kỳ trong hành động của mình trên trường
quốc tế sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực luật pháp quốc tế, trước hết là,
đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Liên bang Nga cởi mở để tạo dựng các mối quan hệ với Canada
trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau và kinh nghiệm hợp tác đã tích lũy được,
bao gồm cả ở Bắc Cực.
Nga theo đuổi chính sách duy trì hòa bình, ổn định và hợp
tác quốc tế mang tính xây dựng ở Bắc Cực. Liên bang Nga thấy có đủ cơ sở pháp
lý quốc tế hiện hành để giải quyết thành công bằng con đường thương lượng tất cả
các vấn đề phát sinh trong khu vực, bao gồm cả việc thiết lập ranh giới bên
ngoài thềm lục địa ở Bắc Băng Dương. Nga cho rằng, các quốc gia Bắc Cực chịu
trách nhiệm đặc biệt về sự phát triển bền vững của khu vực, và do đó ủng hộ
tăng cường hợp tác ở các định dạng của Hội đồng Bắc Cực, "G 5" ven biển
Bắc Cực, cũng như của Hội đồng khu vực Barents/châu Âu – Bắc Cực. Nga sẽ phản
đối mạnh mẽ bất kỳ các mưu toan nào đưa vào Bắc cực các yếu tố đối đầu chính trị
và đối đầu quân sự, chính trị hóa sự tương tác quốc tế trong khu vực nói chung.
Ý nghĩa cơ bản phát triển khu vực là sử dụng đường biển Bắc như đường giao
thông vận tải quốc gia của Nga ở Bắc Cực, cũng như sử dụng nó để vận chuyển quá
cảnh giữa châu Âu và châu Á.
Liên bang Nga sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng sự hiện diện của
mình ở Nam Cực, trong đó, trên cơ sở sử dụng hữu hiệu các cơ chế, thủ tục được
quy định bởi hệ thống Hiệp ước về Nam Cực ngày 1 tháng 12 năm 1959.
Từ năm 1991 đến 2012, quan hệ Mỹ - Nga phát triển khá gập ghềnh
thăng trầm qua nhiều giai đoạn. Việc phân chia các giai đoạn chỉ mang tính
tương đối và không nhất thiết tuân theo chu kỳ 5 hay 10 năm mà căn cứ và
"thời tiết" chính tự - an ninh giữa hai cường quốc.
GIAI ĐOẠN 1991 - 1999 - THỜI KỲ B.ENXIN
B. Enxin nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga ngày 10/7/1991,
đến trưa ngày 31/12/1999 tuyên bố từ chức
và chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ II gần 6
tháng.
B. Enxin trở thành Tổng thống Liên bang Nga trong tâm trạng
bất mãn và bất bình cao độ với Bộ Chính Trị BCH Trung ương ĐCS Liên Xô do
Goócbachốp chi phối thậm chí ông ta căm thù họ. Về tư tưởng và chính trị
B.Enxin đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa Mác - Lê nin. Ông ta phủ định sạch
trơn những thành tựu to lớn trong hơn 70 năm CNXH, thậm chí còn làm mọi cách
xóa bỏ tận gốc rễ của CNXH về cơ cấu chính trị, cơ cấu kinh tế và các mối quan
hệ xã hội trên quan điểm CNXH. Với B.Enxin, triết gia A.Karr đã nói đúng:
“Trong tất cả mọi kẻ thù, kẻ nguy hiếm nhất là người bạn của ta” .
Việc đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác - Lê nin và phá tan mọi
thành tựu của CNXH mà gần ba trăm triệu người Nga và các dân tộc trong cộng đồng
Xô Viết tạo dựng nên trong hơn 70 năm, Enxin muốn gián tiếp gửi thông điệp tới
Hoa Kỳ và Tây Âu là nước Nga sẽ đi theo Phương Tây, hội nhập với Phương Tây cả
chính trị, kinh tế và xã hội, qua đó cầu xin Mỹ và Tây Âu mở hầu bao cứu nước
Nga đang cận kề bờ vực. Nhưng giới tinh hoa Mỹ và Phương Tây đâu có dễ tin
Enxin - một kẻ đã phản bội lại bạn bè của mình, đã xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử
của dân tộc mình.
Tại Oasinhtơn và thủ đô các nước Tây Âu người ta vui vẻ đón
Enxin và cho Enxin đi tàu bay giấy lên tận mây xanh với việc gán Enxin nhãn C. Mác vị cứu tinh của nền dân chủ
Nga. Nhưng Mỹ và Tây Âu không mở hầu bao cho Enxin, họ chỉ hứa nhiều còn cho
Enxin (về tài chính, công nghệ, đầu tư…) rất nhỏ giọt, chỉ đủ cho Enxin tồn tại với tư cách là ông chủ diện Kremli.
Báo "Độc lập (Nga) ngày 20/6/1998 đã có bài bình luận có giá trị như bản tổng kết
quan hệ Mỹ - Nga dưới thời Enxin: "Mỹ không những không giúp Nga mà còn nhấn
Nga sâu hơn vào vũng bùn bằng chính sách địa chính trị thô thiển của mình)
và người Mỹ hiểu rất rõ Nga không còn gì
đáng giá ngoài ngành dầu khí và họ làm tất cả để phá hoại chỗ dựa kinh tế cuối
cùng của Nga”.
“TUẦN TRĂNG MẬT” NGẮN
NGỦI 2000 - 2002
Từ đầu năm 2000, V.Putin trở thành Tổng thống Nga. Oasinhtơn
tiếp nhận sự kiện này một cách miễn cưỡng. Đến trước sự kiện 11/9/2001, quan hệ
Mỹ - Nga trong trạng thái thăm dò dè chừng đối với nhau.
Sau sự kiện 11/9/2001,ở Niu Yoóc, Tổng thống V.Putin là
nguyên thủ đầu tiên có điện chia buồn đến tổng thống Bush (con) và hứa Nga sẽ hợp
tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Điều đó đã góp phần đưa quan hệ Mỹ -
Nga từ tro tàn lạnh giá đến gần gũi ấm cúng hơn.
Đáp lại việc Nga ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố,
Oasinhtơn đã có thái độ ôn hòa và hợp tác hơn với Nga thể hiện qua các sự kiện
và việc làm: 1) Tỏ ra hiểu biết và thông cảm với Nga trong vấn đề Trechnia, 2)
Công nhận Nga có nền kinh tế thị trường và ủng hộ Nga gia nhập WTO; 3) Đồng ý
Nga làm Chủ tịch G8; 4) Đồng ý Nga có vị trí bình đẳng hơn trong việc thảo luận
các vấn đề Châu Âu với NATO; 5) Giảm chỉ trích Nga trong các vấn để nội bộ (dân
chủ nhân quyền…)
Trong ba năm từ 2000 đến 2002, quan hệ Mỹ - Nga như những
ngày nắng ấm hiếm hoi giữa mùa đông lạnh giá.
“Quan hệ Mỹ - Nga luôn mang tính chất chính trị quân sự…, giống
như xe trên núi, lúc lên lúc xuống, mà thực chất là không ngừng đếm số lượng đầu
đạn hạt nhân của nhau một cách vô ích”.
IV. MỸ - NGA “ĂN MIẾNG TRẢ MIẾNG”- 2003 - 2008
Mọi việc bắt đầu từ cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược Irắc để loại
bỏ chính quyền S. Shussein vào tháng 3/2003. Oasinhtơn phân bua với thế giới về lý do họ phát động chiến tranh
xâm lược Irắc là: 1) Chính quyền S.Hussein sở
hữu vũ khí giết người hàng loạt (vũ khí hóa học vũ khí sinh học). 2)
Chính quyền S.Hussein có quan hệ chặt chẽ với tổ chức khủng bố quốc tế AlQeada.
3) Chính quyền S.Husein là chính quyền ‘độc tài”.
Thực tế chính quyền S.Hussein không sở hữu vũ khí giết người
hàng loạt và không có quan hệ với Al Qeada. Cuộc chiến tranh xâm lược Irắc là
cuộc chiến phi nghĩa, là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, vi phạm thô bạo các
nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và tạo ra một tiền lệ trên chính trường
thế giới. Nga và các đồng minh truyền thống của Mỹ ở Tây Âu như Pháp, Đức phản
đối mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Irắc. Ba tháng sau tháng 3 năm 2003 hàng
trăm triệu người trên các châu lục đã xuống đường biểu tình phản đối Mỹ. Oasinhtơn cho rằng điện Kremli có
vai trò lớn trong việc tập hợp lực lượng, kể cả việc liên hệ với Paris và
Berlin, chống Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Irắc.
Để trả thù Nga, Mỹ đã phản công lại bằng nhiều hoạt động chống Nga:
1) Tiến hành các cuộc "Cách mạng màu" ở sân sau của
Nga: cách mạng hoa Hồng ở Grudia năm 2003, Cách mạng Cam ở Ucraina năm 2004,
cách mạng hoa Tuylip ở Cưrơgưxtan năm 2005;
2) Kết nạp các nước Đông Âu và Ban Tích vào NATO;
3) Lôi kéo các nước Trung Á, sân sau của Nga xa rời Nga, ngả
theo Mỹ và Phương Tây;
4) Xây dựng lá chắn tên lửa ở Ba Lan và hệ thống ra da cảnh báo sớm ở Cộng hòa Séc;
5) Ráo riết can thiệp vào công việc nội bộ của Nga xuyên tạc
và vu cáo Nga vi phạm dân chủ, nhân quyền...
V. Putin đã khôi phục lại nước Nga từ đống đổ nát do Enxin để
lại, và Nga đã có khả năng đáp trả mạnh mẽ các đòn xấu chơi của Mỹ.
Tháng 7/2008 Nga quyết định triển khai tổ hợp tên lửa chiến
thuật Iscander tầm bắn 600 km ở Belarút và Kaleningrat có khả năng vô hiệu hóa
NMD của Mỹ ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. Đồng thời, Nga đưa tổ hợp tên lửa
"Topol - M” cơ động đặt dưới tầng hầm vào chế độ trực chiến. Tên lửa
"Topol - M có hai điểm ưa việt: 1)
Tốc độ xuất phát cao và 2) Thời gian lấy đà tăng tốc ngắn.
Ngày 8/8/2008 Grudia tấn công Alkhadia. Nga phản công lại
Grudia trong cuộc chiến 5 ngày (8 - 12/8/2008) và sau đó công nhận nền độc lập
của Alkhadia và Nam Oxechia.
Ngày 28/8/2008,Nga thử tên lửa "Topol-M-RS-12M” có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ
tên lửa.
Ngày 12/10/2008 Nga thử 3 tên lửa đạn đạo RSM - 54 - Sineva'
mang 10 đần đạn hạt nhân với tầm bắn 11.000 km từ tàu sân bay Admiral
Kuznetsov.
Ngày 22/9/2008, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Igor
Luckin Frolov tuyên bố: “ chúng tôi sẽ tăng cường hiện diện tại Mỹ Latinh”.
Tháng 11/2008, Nga phối hợp với Vênê-xuêla tập trận hải quân
tại sân sau của Mỹ.
Năm cuối cùng trong nhiệm kỳ II của Bush (2008) quan hệ Mỹ-Nga
rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991.
QUAN HỆ MỸ-NGA TRONG NHIỆM KỲ I (2009 - 2012) CỦA TỔNG THỐNG
B. OBAMA
Trong 4 năm nhiệm kỳ I của Tổng thống B.Obama, quan hệ Mỹ -
Nga cũng đầy thăng trầm với hai năm đầu (2009 - 2010) như mùa xuân ấm áp thì
hai năm cuối (2011 - 2012) lại rơi vào mùa đông lạnh giá.
Do sai lầm cả trong chính sách đội nội và chính sách đối ngoại,
sau 8 năm cầm quyền Bush đã bàn giao cho Obama một nước Mỹ suy yếu trên tất cả
các lĩnh vực: nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nặng nề nhất kể từ sau cuộc Đại
suy thoái 1929 - l933; chính trị nội bộ chia rẽ sâu sắc; đời sống đại đa số người
dân khó khăn, xã hội phân tâm; vai trò vị thế của Mỹ trên thế giới suy giảm
nghiêm trọng; hơn một tỷ người Hồi giáo trên thế giới coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất; các đồng
minh bạn bè truyền thống, nhất là các nước Tây Âu, Mỹ la tinh, Trung Đông, Nam
Á, thiếu lòng tin đối với Oasinhtơn; Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ thách thức vai
trò và lợi ích của Mỹ tại nhiều khu vực chiến lược quan trọng.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống B.Obama đã tỉnh táo nhận ra rằng:
không thể để quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục suy giảm hơn nữa mà phải khôi phục, phát
triển mỗi quan hệ này
Mặt khác, Nga cũng không hề có lợi thậm chí có thể gặp thách
thức, thua thiệt lớn khi quan hệ Mỹ - Nga tụt dốc. Vì lợi ích của Nga, bộ đôi
Medvedev - Putin đã chủ động phát tín hiệu sẵn sàng hợp tác với Tổng thống thứ
44 của Hoa Kỳ trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế và khu vực.
Cuối tháng 11/2008 Tổng thống D.Medvedev là một trong những
nguyên thủ đầu tiên gửi điện chúc mừng B.Obama trúng cử Tổng thống thứ 44 của
Hoa Kỳ và nhắn gửi Oasinhtơn là điện Kremli sẵn sàng hợp tác với Mỹ về mọi vấn
đề mà hai bên quan tâm.
Đầu tháng 2/2009, người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố sẽ xem
xét việc trì hoãn thời gian triển khai hệ thống lá chắn tên lửa ở Đông Âu. Ngay
sau đó, Nga tuyên bố hoãn triển khai hệ thống tên lửa hiện đại Iscander ở
Kaleningrat và Belarut.
Giữa tháng 2/2008, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ W.Berns phát tín
hiệu là chưa kết nạp Ucraina vào NATO ngay, mà cần chuẩn bị thêm.
Giữa tháng 2/2009, tại hội nghị An ninh ở Murich (Đức), Phó
Tổng thống Mỹ J.Biden phát tín hiệu đầy thiện chí: Mỹ cần hợp tác với Nga và Mỹ
phản đối mối lợi mà NATO thu được từ thiệt hại của Nga.
Ngày 5/3/2009, dưới áp lực của Mỹ, tại cuộc họp cấp ngoại
trưởng của NATO ở Brúc xen, NATO quyết định mời Nga trở lại đối thoại với NATO.
Ngày 6/3/2009, Ngoại trưởng Mỹ H.Clitơn trao cho Ngoại trưởng
Nga Sergei Lavrob món quà có ý nghĩa đặc biệt: vật bấm nút “bắt đầu lại”. Sự kiện
này báo hiệu một trang mới trong mối quan hệ Mỹ - Nga và được dư luận quốc tế
quan tâm.
Tại hội nghị G20 tại Luân Đôn (Anh) vào tháng 4/2009, Tổng
thống B.Obama cho rằng: Không thể xây dựng lá chẵn tên lửa ở Đông Âu mà không
thảo luận vớí Nga và NATO đã đi quá nhanh trong việc mời Ucraina và Grudia vào
NATO. Tại hội nghị này Obama và Medvedev đã thảo luận mở lại vòng đàm phán giải
trừ quân bị và khởi động xây dựng hiệp ước Chiến lược START-II (STAR – I ký năm
1991 đến 5/12/2009 hết hiệu lực).
Đáp lại thiện chí của Mỹ, Nga cho Mỹ và NATO sử dụng đường bộ
qua Nga để chuyên chở vũ khí, hậu cần cho cuộc chiến tranh chống khủng bố ở
Apganixtan.
Ngày 8/4/2010 tại Praha (Cộng hoà Séc) Tổng thống Nga
D.Medvedev và Tổng thống Mỹ B.Obama ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến
lược giai đoạn II (START - II).
Việc ký hiệp ước START - II không phải là mọi thắc mắc trong
quan hệ Mỹ - Nga đã được giải quyết, nhưng ít ra cũng là một bước tiến ấm lên mối
quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới này. Đáng tiếc là ngọn lửa
ấm vừa được nhen nhóm trong quan hệ Mỹ - Nga trong năm 2009-2010 lại nhanh
chóng tắt lịm trong 2 năm cuối nhiệm kỳ I của B.Obama: 2011-2012
Từ năm 2011, đặc biệt là năm 2012 và tháng 1/2013 (Trước khi
B.Obama nhậm chức nhiệm kỳ II) quan hệ Mỹ - Nga lại căng thẳng đến mức mà nhiều
người cho rằng bắt đầu cuộc ciến tranh lạnh mới.
Vấn đề nhức nhối trong quan hệ Mỹ - Nga làm Mátxcơva bất bình đối với Oasinhtơn là
Nhà Trắng thường xuyên dùng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp thô bạo vào
công việc nội bộ của Nga. Điển hình là việc Mỹ sử dụng cơ quan Phát triển Quốc
tế (USAID) một tổ chức phi chính phủ của Mỹ hoạt động ở Nga từ năm 1992, để hỗ
trợ các lực lượng đối lập ở Nga tổ chức các hoạt động chống Putin - Medveder.
Trong các công trình được công bố ở Mỹ và Canada, nhà báo Canada Mark Mackinnon
và nhà báo Mỹ chuyên viết phóng sự điều tra Wayne Malsen, cựu nhân viên cơ quan
an ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã vạch rõ: Tại cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga ngày
4/12/2011, các tổ chức đối lập ở Nga đã được USAID và tỷ phú Soros cấp toàn bộ
tài chính để tổ chức các hoạt động chống Putin - Medvedev và làm sai lệch kết
quả cuộc bầu cử (Đảng nước Nga thống nhất của Putin - Medvedev thất bại trong
cuộc bầu cử này)
Trong một tuyên bố chính thức, Bộ Ngoại giao Nga tố cáo
USAID can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Nga và cố tình gây ảnh hưởng đến kết
quả bầu của (4/12/2011) bằng cách cung cấp tài chính cho các lực lượng đối lập.
Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, Nga không cần các khoản viện trợ
nước ngoài và không cần USAID giảng về xã hội dân sự cho Nga.
Và cái gì đến sẽ đến, từ 1/10/2012 Nga yêu cầu cơ quan Phát
triển quốc tế của Mỹ (USAID) phải đóng cửa và rời khỏi Nga1).
Do tình hình chiến lược quốc tế phức tạp, cạnh tranh địa
chính trị giữa Nga và Mỹ tạm thời hoà dịu, sự hợp tác trong vấn đề như Apganixtan
lại tạo cơ hội nâng cao quan hệ Mỹ - Nga
trong thời gian nhất định.
Không dừng lại ở đó, cuộc chiến ngoại giao giữa Mỹ - Nga tiếp
tục leo thang theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.
Trung tuần tháng 11/2012, Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông
qua (với tỷ lệ áp đảo) Dư luật Magnisky nhằm mục đích chống Nga2)
Điện Kremli bình tĩnh đáp trả Dư luật Magnisky bằng việc
ngày 26/12/2012 tất cả 143 Thượng nghị sỹ thuộc Thượng viện Nga đã bỏ phiếu
thông qua Dự luật cấm các gia đình Mỹ nhận con nuôi Nga – Dự luật Dima
Yakovlev3) và được tổng thống V.Putin ký ban hành ngày sau đó. Cùng với Đạo luật
cấm công dân Mỹ nhận con nuôi Nga, Duma quốc gia (Hạ viện) Nga còn thông qua
hai đạo luật khác: Cấm những tổ chức phi thương mại (như USAID) nước ngoài hoạt
động chính trị ở Nga và cấm những người nước ngoài vi phạm các quyền của người
Nga nhập cảnh Liên bang Nga. Các đạo luật này có hiệu lực từ 1/1/2013.
Mặc dù vấn đề dân chủ, nhân quyền luôn gây nhức nhối trong
quan hệ Mỹ - Nga nhưng dù sao đó chưa phải là vấn đề hệ trọng mang tính sinh tử.
Vấn đề nghiêm trọng là ở chỗ, hai cường quốc "ăn miếng trả miếng”nhau trên
lĩnh vực an ninh, quân sự.
Tháng 11/2011, Mỹ có kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tại
Châu Âu. Ngay sau đó Tổng thống D. Medvedev đã nhắc lại lời cảnh cáo đanh thép
của V.Putin: Nga sẽ bố trí tại ranh giới với NATO hệ thống vũ khí tấn công hiện
đại nhất để huỷ diệt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Đại diện Nga thường trú
tại NATO tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không để người
Mỹ biến mình thành kẻ ngốc”.
Mỹ tiếp tục bao vây và gây áp lực đối với Nga, thu hẹp không
gian chiến lược của Nga từ khắp các hướng Tây Bắc, Tây, Tây Nam đối với Nga.
Ngày 14/12/2012, trong chuyến thăm căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam - Thổ
Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ký lệnh bố trí hai hệ thống
phòng thủ tên lửa Patriot cùng 400 binh sĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ nói là để bảo vệ Thổ
Nhĩ Kỳ trước tên lửa của Xyri, thực chất là đe dọa Nga từ phía Tây Nam.
Tất nhiên, điện Kremli sẽ không thụ động đỡ đòn, mà họ chủ động
và sẵn sàng “ăn miếng trả miếng". Quan điểm cứng rắn không khoan nhượng của
bộ đôi quyền lực Putin - Medveder thể hiện rõ trong Chiến lược quốc phòng mới
công bố ngày 5/2/2010 trong đó xác định: Nga phát triển vũ khí tấn công thế hệ
mới và xây dựng quân đội Nga hung mạnh có khả năng bảo vệ vững chắc độc lập,
toàn vẹn lãnh thổ. Putin - Medveder yêu cần START - II phải kèm theo vấn đề
phòng thủ tên lửa (NMD) mà Mỹ xây dựng ở Đông Âu nói riêng, trên thế giới nói
chung, việc Mỹ xây dựng NMD làm mất cân bằng chiến lược buộc Nga phải xem xét lại.
Như vậy, từ năm 1991
đến năm 2012, qua bốn đời tổng thống
Mỹ (Bush cha, Clinton, Bush con, Obama), quan hệ Mỹ - Nga gập ghềnh, thăng trầm
qua 4 giai đoạn, trong đó chỉ có 2 giai đoạn ngắn (2001- 2002 và 2009 - 2010)
là tương đối êm ấm, còn phần lớn thời gian ở trong trạng thái lạnh nhạt, căng
thẳng theo kiểu “ăn miếng trả miếng". Khách quan và nghiêm túc phải thừa
nhận: quan hệ Mỹ - Nga lạnh nhạt, băng giá chủ yếu do Mỹ lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp thô bạo vào
công tiệc nội bộ của Nga, làm cho Nga chia rẽ, suy yếu, đồng thời lôi kéo các
nước Ban tích, Đông Âu, Trung Á xa rời Nga, ngả theo Mỹ và phương Tây, bằng mọi cách chèn ép bao vây và
thu hẹp không gian chiến lược của Nga.
QUAN HỆ MỸ - NGA TRONG NHIỆM KỲ II CỦA B. OBAMA
Một câu hỏi, quan hệ Mỹ - Nga đi về đâu ?!
Không chỉ người Mỹ,
người Nga, mà có thể nói đây là vấn đề được cả thế giới quan tâm, vì đây là hai
cường quốc có sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới. Cho dù vấn đề “an ninh phi
truyền thống” và vấn đề “sức mạnh mềm” có quan trọng bao nhiêu thì vẫn phải xếp
sau sức mạnh quân sự. An ninh truyền thống, sức mạnh cứng với hạt nhân là bộ ba
vũ khí hiện đại: vũ khí hạt nhân, tên lửa hành trình và tàu ngầm, tàu sân bay
và các phương tiện chuyển tải khác vẫn là nhân tố chủ yếu để phân vai, xác định
vị trí, vai trò của các quốc gia trên sân khấu chính trị thế giới hiện nay.
Vực thẳm khó khỏa lấp trong quan hệ Mỹ - Nga là hai cường quốc
này thiếu lòng tin đối với nhau: Mỹ không tin Nga và Nga càng không tin Mỹ.
Không tin nhau, nhưng họ cần đến nhau: Nga cần Mỹ và Mỹ cũng
cần Nga.
Trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân, hạn chế phát triển vũ
khí tấn công chiến lược và cấm phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, Mỹ rất cần
sự hợp tác của Nga.
Trong việc giải quyết các điểm nóng khu vực (cuộc xung đột ở
Xyri, chương trình hạt nhân bị nghi ngờ của Iran, quan hệ Ixraen - Palex-tin…)
Mỹ cần sự hợp tác của Nga.
Trong cuộc chiến chóng khủng bố, nhất là cuộc chiến ở
Ápganixtan, Mỹ rất cần sự hợp tác và hỗ trợ của Nga. Ngược lại Nga cũng cần sự
hợp tác của Mỹ trong nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến lợi ích của Nga.
Về kinh tế, Nga cần Mỹ, các nước EU, Nhật Bản cả nguồn tài
chính và công nghệ, kỹ thuật hiện đại thông qua việc thu hút FDI từ ba trung
tâm kinh tế thế giới. Để chuyển mô hình phát triển kinh tế từ dựa vào xuất khẩu
năng lượng (dầu mỏ, khí đốt) và nguyên liệu, mô hình này kém sức cạnh tranh và
phụ thuộc vào thị trường thế giới, sang mô hình phát triển theo chiều sâu với
hàm lượng chất xám cao trong hàng hóa dịch vụ nhất thiết Nga phải mở rộng, thúc
đẩy hợp tác toàn diện về kinh tế với Mỹ, EU và Nhật Bản.
Lịch sử, hiện tại và tương lai, Nga gắn với Châu Âu, Bắc Mỹ
và đây là hướng phát triển chủ yếu của Nga.
Về an ninh, quốc phòng, Nga và Mỹ đều cần đến nhau.
Trong điều kiện Trung quốc trỗi dậy mạnh mẽ và đang thách thức
vai trò và lợi ích của Mỹ trên nhiều lĩnh vực trọng yếu và tại các khu vực chiến
lược, muốn hay không Mỹ rất cần giữ ổn định quan hệ với Nga và không để rơi vào
trạng thái cùng một lúc phải đương đầu đối phó với hai cường quốc (Trung quốc
và Nga).
Ngược lại, Nga cũng có nhu cầu ổn định quan hệ với Mỹ đề tập
trung phát triển kinh tế và tránh một cuộc chạy đua quân sự tốn kém ảnh hưởng lớn
đến sự phục hồi của Nga.
Những Phân tích trên cho phép rút ra 5 nhận định khái quát
sau:
- Một là, để bảo vệ lợi ích chiến lược, chủ quyền và sự phát
triển của quốc gia trong điều kiện diễn ra cuộc đua tranh quyết liệt giữa các
cường quốc hàng đầu thế giới, Nga cần hợp tác với Mỹ và Mỹ cũng cần hợp tác với
Nga.
- Hai là, Mỹ và Nga cần đến nhau, nhưng họ thiếu lòng tin đối
với nhau.
- Ba là trong quan hệ Mỹ - Nga, Mỹ thường ở thế chủ động,
trong nhiều trường hợp Nga bị động đối phó.
- Bốn là, từ năm 1991 đến nay, Mỹ luôn có nhiều hoạt động
chèn ép, thu hẹp không gian chiến lược của Nga, can thiệp vào công việc nội bộ
của Nga, làm cho Nga suy yếu.
- Năm là, Trung Quốc luôn là ẩn số lớn trong mối quan hệ Mỹ
- Nga. Người Nga không bao giờ quên một thời Trung Quốc ddã bán đứng họ để đi với
Mỹ và Mỹ cũng đã thành công (một thời) dùng con bài Trung Quốc để chống Nga. Do
đó sự biến thiên, thăng trầm trong quan hệ Mỹ - Nga luôn chịu tác động của quan
hệ Mỹ - Trung và quan hệ Trung - Nga.
Từ tất cả những điều trình bày ở trên, có thể dự báo khái
quát về xu hướng phát triển quan hệ Mỹ - Nga trong nhịêm kỳ II (2012-2016) của
Tổng thống B.Obama như sau: Mỹ tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Nga
và xây dựng lá chẵn tên lửa ở Châu Âu. Hai vấn đề này tạo ra hố ngăn cách trong
quan hệ Mỹ - Nga và làm cho mối quan hệ giữa diện Kremli và Nhà Trắng tiếp tục
lên xuống thất thường, nhưng sẽ không dẫn tới khủng hoảng, đến chiến tranh lạnh,
mà cơ bản ổn định, hai bên nhân nhượng nhau nhằm từng bước cải thiện, đến cuối
nhiệm kỳ II của B.Obama (2012 - 2016) quan hệ Mỹ - Nga sẽ tốt hơn cuối nhiệm kỳ
I (2008 - 2012).
Quan hệ Mỹ - Nga được cải thiện là phù hợp với xu thế chủ đạo
của thế giới hiện nay là hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong điều kiện
đó, các nước trong đó có Việt Nam, có thể tận dụng cơ hội thuận lợi để phát triển
đất nước. Ngược lại những chuyện trục lợi trên quan hệ Mỹ - Nga theo kiểu “Toạ
sơn quan hổ đấu” sẽ không vừa lòng trong quan hệ Mỹ - Nga được cải thiện mặc dù
bên ngoài vẫn tỏ ra ủng hộ! ./.
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ MỸ - NGA TRÊN THẾ GIỚI
Năm 2009 - 2010 có nhiều sự kiện quan trọng về kinh tế khiến
dư luận quốc tế quan tâm đến vai trò của Trung Quốc trên sân khấu chính trị -
kinh tế quốc tế và mối quan hệ Mỹ - Trung.
Năm 2010 tổng lượng GDP của Trung Quốc đã vượt tổng GDP của
Nhật Bản đưa kinh tế Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ)
Trong hai năm 2009-2010 khi ba trung tâm kinh tế thế giới là
Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn loay hoay dưới hố sâu suy thoái, khủng hoảng, bế tắc, thì
kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng với tốc độ 8-10% làm dư luận thế giới phải
ngỡ ngàng khâm phục. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lớn nhất thế giới, vượt
trên 3.000 tỷ USD, họ đã mua hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của chính phủ Mỹ và trở
thành chủ nợ lớn nhất của nền kinh tế số 1 thế giới.
Bị choáng ngợp trước ánh hào quang của các sự kiện và số liệu
trên, cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, Tây Âu và nhiều nước đang phát triển đã có
hai sự nhầm lẫn, ngộ nhận lớn và cho rằng:
1) Trung Quốc sẽ cứu nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng
hoảng, bế tắc;
2) Quan hệ Mỹ -Trung là mối quan hệ quan trọng nhất thế giới
và thế giới bắt đầu thời kỳ sống trong cấu trúc quyền lực G2 (Mỹ và Trung Quốc
sẽ quyết định vận mệnh của thế giới giống như Mỹ và Liên Xô giai đoạn 1949 -
1991).
Họ nhầm lẫn vì thiếu hiểu biết về lịch sử tư tưởng Trung Quốc
và tâm tính người Hoa.
Trung Quốc không sẵn sàng mở hầu bao ra cứu nền kinh tế thế
giới như người ta lầm tưởng. Quan hệ Mỹ
- Trung chưa phải là mối quan hệ quốc tế quan trọng đến mức có thể trở thành cấu
trúc quyền lực mới G2. Về kinh tế tổng lượng GDP của Trung quốc lớn thứ hai thế
giới, song chất lượng phát triển kinh tế rất thấp với các điểm nổi bật: không
cân bằng không hợp lý không bền vững và năng suất, hiệu quả thua xa Mỹ, Nhật và
EU. Về quân sự, cả số lượng và chất lượng của các vũ khí chiến lược hiện đại
Trung Quốc còn thua xa Mỹ và Nga, một thập niên nữa cũng chưa đuổi kịp “bác
Sam" và '”bác Gấu" !
Ít ra là từ nay đến năm 2020, trong việc giải quyết những vấn
đề trọng đại của thế giới và các điểm nóng khu vực (trừ vấn đề hạt nhân của
CHDCND Triều Tiên), Nga luôn có vai trò quan trọng hơn Trung quốc, và Mỹ cần
Nga hơn Trung quốc. Vì thế, trên sân khấu chính trị thế giới nếu không thừa nhận Nga có vai trò lớn hơn
Trung Quốc, thì cũng không thể cho rằng Trung Quốc quan trọng hơn Nga.
Quan hệ Mỹ-Nga và quan hệ Mỹ-Trung là hai mối quan hệ quốc tế
quan trọng nhất trên thế giới đồng thời cũng là những mối quan hệ trắc trở, gập
ghềnh, phức tạp và khó đoán định nhất.