24/11/14

ÔN THI HK I – NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11

ÔN THI HK I – NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11
Baøi 1. Cuộc Duy tân Minh Trị Nhật Bản 1868
Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cuộc cải cách với nội dung:
- Chính trị: thiết lập chính phủ mới. Năm 1889, ban hành Hiến pháp mới, thiết lập chế độ Quân chủ Lập hiến.
- Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN…
- Quân sự:  Quân đội tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, trang bị vũ khí, đạn dược đầy đủ.
- Giáo dục: Bắt buộc, chú trọng giảng dạy khoa học – kĩ thuật, cử học sinh du học….
* Tính chất: Đây là cuộc CMTS do liên minh quý tộc – tư sản thực hiện “từ trên xuống” để mở đường cho CNTB phát triển và giúp Nhật giử vững được nền độc lập của mình.
2. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
a. Tôn Trung Sơn và TQ Đồng minh hội.
- Cuối TK XIX đầu TK XX, giai cấp tư sản ra đời.
- TS bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị, tiêu biểu là Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng Dân chủ tư sản.
- Năm 1905, TTS thành lập TQ Đồng minh hội nhằm: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
b. Cách mạng Tân Hợi.
- Nguyên nhân: ngày 9-5-1911, Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, Đồng minh hội lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa.
- Diễn biến: + ngày 10-10-1911, khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương và nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam và Trung TQ.
+ Ngày 29-12-1911, Quốc dân Đại hội bầu TTS làm Đại tổng thống và thông qua Hiến pháp lâm thời, thành lập nước Trung Hoa Dân quốc.
+ Ngày 6-3-1912, Viên Thế Khải lên làm Đại tổng thống.  Cách mạng kết thúc. 
- Kết quả: lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
- Ý nghĩa: Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh ở các nước châu Á.
- Tính chất: Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản vì đã lật đổ PK, mở đường cho CNTB phát triển. Tuy nhiên, đó là CMTS không triệt để vì:
+ Không thực sự thủ tiêu giai cấp PK 
+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc
+ Không giải quyết ruộng đất cho nông dân
3. Xiêm thế kỉ XIX
- Giữa TK XIX, trước nguy cơ xâm lược của thực dân Anh và Pháp, vua Ra-ma IV và Ra-ma V tiến hành cải cách với nội dung:
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, chế độ lao dịch.
+ Giải phóng sức lao động.
+ Giảm nhẹ thuế ruộng đất.
+ Khuyến khích tư nhân kinh doanh công thương nghiệp, ngân hàng.
+ Cải cách theo phương Tây về hành chính, quân đội, ngoại giao…
Kết quả: nhờ những cải cách đó mà Xiêm đã phát triển theo con đường TBCN. Đồng thời, dựa vào vị trí nước đệm giữa Anh, Pháp và với chính sách ngoại giao mềm dẻo mà Xiêm đã tạm thời giữ được độc lập tương đối về chính trị.

4. Thế chiến thứ nhất 1914 – 1918
a. Nguyên nhân
 Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều về kinh tế và thuộc địa làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc sâu sắc. Hậu quả:
+ Bùng nổ các cuộc chiến tranh chiến quốc (Trung-Nhật; Mĩ-Tây Ban Nha; Anh-Bô-ơ; Nga-Nhật).
+ Hình thành 2 khối quân sự đối lập:
Khối Liên minh gồm: Đức, Áo-Hung, Italia (1882)
Khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907)
 Cả hai khối cùng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh bùng nổ.
 Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28.06.1914, Hoàng thân Áo-Hung bị sám sát tại Xecbia.
- Ngày 28.07, Áo – Hung tuyên chiến với Xec-bi-a.
- Ngày 01.08, Đức tuyên chiến với Nga
- Ngày 03.08, Đức tuyên chiến với Pháp
- Ngày 04.08, Anh tuyên chiến với Đức
=> Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
b. Tính chất:
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa để phân chia thuộc địa. Kết thúc thời cận đại, mở ra thời hiện đại của lịch sử thế giới.
c. Hậu  quả:
- Đem lại lợi ích cho các nước thắng trận.
- Gây ra hậu quả nặng nề: 10 tr người chết, 20tr người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy, chiến phí đến 85 tỉ USD.
5. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
a. Cách mạng Tháng Mười Nga 1917
Nguyên nhân: Để chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại và đưa Nga thoát khỏi chiến tranh, Lênin và đảng Bôn-sê-vich (Bonsheviks) quyết định lật đổ chính phủ lâm thời.
Tháng 4.1917, Lê-nin thông qua Luận cương Tháng Tư và xác định phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
- Ngày 7.10 (20.10), Lênin bí mật về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
- Đêm 24.10 (6.11), cách mạng bùng nổ. Quân khởi nghĩa bao vây Cung điện Mùa Đông.
- Đêm 25.10 (7.11), quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerenxki).
- Đầu 1918, cách mạng thắng lợi trong cả nước.
=> Cách mạng XHCN đầu tiên thắng lợi trên thế giới.
b. Ý nghĩa lịch sử của CMT 10 Nga.
- Đối với Nga: làm thay đổi tình hình đất nước và số phận dân tộc Nga. Mở ra kỉ nguyên mới: đưa công nhân, nhân dân lao động làm chủ đất nước và vận mệnh dân tộc mình.
- Đối với thế giới: làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
CMT 10 làm thay đổi cục diện thế giới vì: Phá vỡ hệ thống thế giới của CNTB; Xây dựng nhà nước công-nông-binh; Phục vụ vì quyền lợi của công – nông và nhân dân lao động.

1 nhận xét: