15/9/15

VĂN HÓA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

VĂN HÓA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học
- Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp nên người ta làm ra lịch gọi là Nông lịch.
- Họ biết 1 năm có 365 ngày chia thành 12 tháng.
- Họ biết quan sát các vì sao, biết sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng…
b. Chữ viết
- Nguyên nhân: do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết ra đời.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
- Phương tiện ghi chép:
+ Giấy Papyrus  (Ai Cập).
+ Đất sét (Lưỡng Hà).
+ Thẻ tre, xương thú, mai rùa..(Trung Quốc)
- Ý nghĩa: đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
c. Toán học
- Nguyên nhân: do nhu cầu tính toán ruộng đất, nhu cầu tính toán trong xây dựng,… mà toán học ra đời.
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học (tính diện tích hình tròn, tam giác…), các bài toán đơn giản về số học, tìm ra  = 3,16,  tìm ra số 0 ...
- Ý nghĩa: để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
d. Kiến trúc
- Nhiều công trình nổi tiếng như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, thành Babilon,…

- Ý nghĩa: những công trình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét