Lớp 10 - Cơ sở Trần Nhật Duật vì không còn nhiều thời gian (20-4 đã thi) nên Kế hoạch ôn tập như sau:
Thứ 5 (7/4) sẽ Ôn tập và kiểm tra câu 5, 6 và Thứ 6 (8/4) sẽ Ôn tập và kiểm tra câu 7, 8.
Thứ 5 (14/4) sẽ Ôn tập và kiểm tra từ câu 1 đến câu 4.
Thứ 6 (15/4) sẽ Ôn tập toàn bộ Đề cương.
Vì thời gian không còn nhiều, đề nghị các Bạn cố gắng nghiêm túc thực hiện theo Kế hoạch trên nhé.
Lớp 10 - Cơ sở Cộng Hòa làm việc theo Kế hoạch sau:
Thứ Ba (5/4), Ôn tập và kiểm tra câu 7,8.
Thứ Tư (6/4), Ôn tập và kiểm tra câu 6.
Thứ Hai (11/4), Ôn tập và kiểm tra câu 4,5.
Thứ Ba (12/4), Ôn tập và kiểm tra câu 1-2-3.
Thứ Tư (13/4), Ôn tập và kiểm tra toàn bộ Đề cương.
Thứ Ba (19/4), Ôn tập toàn bộ Đề cương.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: LỊCH SỬ 10
Câu
1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước
- Giữa thế kỉ XVIII, đất nước chia cắt, chế độ phong
kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống
nhân dân vô cùng cơ cực.
- Năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn (Bình Định).
- Từ 1771 – 1777, Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng
Trong.
- Từ năm 1786 – 1788 Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ tập
đoàn Lê – Trịnh.
=> Bước đầu thống nhất đất nước.
Câu
2. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của
Tây Sơn gắn liền với hai cuộc kháng chiến vĩ đại.
a. Cuộc kháng
chiến chống quân Xiêm (1785)
- Cuối năm 1784, theo sự cầu viện của Nguyễn Ánh, 5 vạn
quân tràn vào chiếm đóng gần một nửa đất Gia Định. Chúng ra sức cướp phá dân
ta.
- Tháng 1- 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục
kích ở Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy
sang Xiêm.
=> Miền Nam trở lại yên bình.
b. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
- Cuối 1788, theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, 29 vạn
quân Thanh tràn vào chiếm Thăng Long. Chúng ra sức cướp phá dân ta.
- Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy
niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Quang Trung dừng chân tại Thanh Hóa, Nghệ An để tuyển
thêm quân.
- Từ đêm 30 đến Trưa Mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), nghĩa
quân Tây Sơn lập nên chiến công hiển hách ở Ngọc Hồi, Đống Đa, đánh bại hoàn
toàn quân xâm lược.
=> với hai cuộc kháng chiến vĩ đại, PTTS đã bảo vệ
vẹn toàn độc lập dân tộc.
Câu
3. Tây Sơn và công cuộc xây dựng, khôi phục đất nước
- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, lập vương triều
Tây Sơn.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung)
và thực hiện chính sách:
+ Xây dựng chế độ chuyên chế.
+ Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
+ Lập lại sổ hộ.
+ Tổ chức lại giáo dục, thi cử, dịch sách chữ Hán ra
chữ Nôm, dùng chữ Nôm để làm tài liệu dạy học, thi cử.
+ Xây dựng quân đội mạnh.
- Đối ngoại: quan hệ hoà hảo với nhà Thanh, quan hệ với
Lào và Chân lạp rất tốt đẹp.
- Năm 1792 Quang Trung qua đời.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây
Sơn lần lượt sụp đổ.
Câu
4. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước
- chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn
- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua (Gia Long), lập ra
triều Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
- Năm 1804, đổi tên nước là Việt Nam.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Gia Long chia cắt nước làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định
thành do Tổng trấn cai quản và Các Trực Doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp
cai quản.
+ 1831 – 1832 Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và
một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành
của triều đình. Dưới là Phủ, huyện, châu, xã vẫn giữ như cũ.
- Quan lại: lúc đầu tuyển chọn những người trước đây
theo Nguyễn Ánh, về sau thông qua giáo dục, khoa cử.
- Luật pháp: ban hành bộ Hoàng triều luật lệ với 400
điều nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị và an ninh đất nước.
- Quân đội: được tổ chức quy cũ trang bị đầy đủ song lạc
hậu, thô sơ.
- Ngoại giao:
+ Thần phục nhà Thanh (Trung quốc).
+ Bắt Lào – Chân Lạp thần phục.
+ “Bế quan tỏa cảng” với phương Tây làm cho VN ngày càng suy yếu.
Câu
5: Tình hình văn hóa – giáo dục dưới Triều Nguyễn
- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế các tôn giáo
khác, đặc biệt là Thiên Chúa giáo.
- Giáo dục: Nho học được củng cố, song số người thi đỗ
đạt không bằng thế kỉ trước.
- Văn học: Văn học chữ Hán kém phát triển, Văn học chư
Nôm phát triển với nhiều tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện
Thanh Quan.
- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được
biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí…
- Kiến trúc: tiêu biểu là Kinh đô Huế, lăng tẩm, thành
lũy ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội.
- Nghệ thuật dân gian: Tiếp tục phát triển theo các
hình thức cũ.
Liên hệ một số Di sản văn hóa của Nhà Nguyễn được UNESCO công nhận.
Câu
6. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
1. Nguyên nhân:
- Sâu xa: + Kinh tế: nước Anh phát triển nhất
Châu Âu đặc biệt là công nghiệp len dạ.
+
Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế do vua Charles I đứng đầu đã kìm hãm sự
phát triển kinh tế, nắm độc quyền ngoại thương, thuế khóa nặng nề
+ Xã hội: Tư sản, quý tộc mới có thế lực về kinh tế
nhưng không có quyền lực chính trị. Nhân dân bị PK và Giáo hội bóc lột nặng nề.
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân, tư sản, quý tộc mới với
PK gay gắt.
- Trực tiếp: Tháng 4-1640, Vua Charles I triệu tập Quốc hội để đòi
tăng thuế nhưng bị phản đối => chiến tranh bùng nổ.
2. Diễn biến
- 8 -1642, nội chiến bùng nổ giữa vua và Quốc hội. Đến 1648, nội chiến kết
thúc.
- 30-1-1649, Charles I bị xử tử; Anh trở thành nước cộng hòa do
O.Cromwell đứng đầu =>Cách mạng đạt đỉnh cao.
- 1653 - 1658, O. Cromwell thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- 1658, Romwell mất, Anh lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 12-1688 William Orange lên làm vua, nền quân chủ lập hiến được
xác lập.
3. Kết quả, Ý nghĩa lịch sử
Kết quả: Cách mạng Anh do TS và Quý tộc mới lãnh đạo, lật đổ
phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. => Đây là CMTS.
Ý nghĩa: mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ
tư bản.
Câu
7. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ TK XVIII
1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ
chiến tranh
Sâu xa:
- Đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập ra 13 thuộc địa ở
Bắc Mĩ.
- Giữa TK XVIII, kinh tế thuộc địa phát triển
nhanh theo TBCN, tiếng Anh được sử dụng
và hình thành thị trường thống nhất, thuộc địa là nơi cạnh tranh với chính quốc.
- Chính phủ Anh đã: Cấm sản xuất một số hàng công nghiệp,
cấm thuộc địa mở doanh nghiệp, cấm đưa máy móc, thợ lành nghề từ Anh sang, cấm
khai hoang vùng đất miền Tây, cấm tự do buôn bán, ban hành chế độ thuế khóa nặng
nề..
=> mâu thuẫn giữa thuộc địa với chính quốc sâu sắc.
Trực tiếp:
- Tháng 12-1773, sự kiện chè Boston bùng nổ, Anh đóng
cửa cảng Boston.
- Tháng 9-1774, Đại hội Lục địa lần thứ nhất tại
Philadelphia thất bại.
=> Chiến tranh bùng nổ.
2. Kết quả
Kết quả
- Năm 1783, Anh ký hòa ước Versaillès, công nhận độc lập
của Bắc Mĩ.
- Năm 1787, thông qua Hiến pháp, xác lập thể chế Cộng
hòa Liên bang do Tổng thống G.Washington đứng đầu.
- Năm 1789, G.Washington trở thành Tổng thống đầu tiên
của Mĩ.
Ý nghĩa
- Lật đổ nền thống trị của Anh, mở đường cho CNTB phát
triển -> đây là CMTS đầu tiên nổ ra ngoài châu Âu, thúc đẩy phong trào cách
mạng chống phong kiến ở Châu Âu, là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với nước Pháp.
Câu
8: Cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
1. Tình hình kinh tế xã hội nước Pháp trước
cách mạng
- Kinh tế
+ Nông nghiệp lạc hậu, công cụ sản xuất lạc hậu, thô
sơ, nạn đói thường xuyên…
+ Công – thương nghiệp phát triển, có nhiều xưởng lớn,
sử dụng máy móc phổ biến. mở rộng buôn bán với châu Âu và phương Đông nhưng bị
PK kìm hãm.
- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế do vua
Louis XVI đứng đầu
- Xã hội: gồm 3 Đẳng cấp:
+ Tăng lữ, Quý tộc: hưởng mọi đặc quyền, giữ chức vụ
cao, không nộp thuế..muốn duy trì PK.
+ Đẳng cấp Thứ ba gồm: tư sản, nông dân, bình
dân…không có quyền lực chính trị, phải chịu mọi thứ thue61t, bị PK áp bức, bóc
lột nặng nề.
=> Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ 3 với Tăng lữ, Quý tộc
ngày càng sâu sắc.
2. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- TK XVIII, xuất hiện Trào lưu “Triết học Ánh sáng” với
các đại biểu như: Voltaire, Rousseau,
Montesquieu. Các ông đã kịch liệt tố cáo, phê phán sự thối nát của chế độ
PK và Giáo hội Ki-tô, đưa ra triết lý về xây dựng nhà nước mới =>thức tỉnh
nhân dân đấu tranh.
3. Ý nghĩa lịch sử cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Tính chât:
Cách mạng Pháp do Tư sản lãnh đạo, lật đổ và xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến,
giải quyết vấn để ruộng đất cho nhân dân, xóa bỏ những cản trở phát triển kinh
tế TBCN và hình thành thị trường dân tộc thống nhất => Đây là cách mạng tư sản
triệt để.
- Hạn chế:
NHÂN DÂN là lực lượng làm cách mạng thắng lợi nhưng quyền lực nằm trong tay tư
sản.
-Ý nghĩa:
làm lung lay chế độ phong kiến châu Âu, mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của
chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét