30/9/16

Lịch sử 11 bài 3-5

Bài 3: TRUNG QUỐC
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
giảm tải
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX đến đầu Tk XX.
a. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc:
- Ngày 1-1-1851, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo bùng nổ ở Quảng Tây.
- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng một số địa phương, xây dựng chính quyền ở Thiên Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
- Năm 1864, nhà Thanh đàn áp phong trào → khởi nghĩa thất bại.
b. Cuộc vận động Duy Tân:
-  Năm 1898, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được vua  Quang Tự ủng hộ tiến hành cuộc Duy Tân.
- Ngày 21-9-1989, phong trào bị thất bại do:
+  TS còn yếu, PK được đế quốc giúp đỡ nên còn mạnh.
+ Không dựa vào nhân dân mà chỉ dựa vào sĩ phu, quan lại
c. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn:
-Năm 1900, PT Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở  Sơn Đông, nghĩa quân tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
- Liên quân 8 nước can thiệp và đàn áp dã man phong trào.
- Năm 1901, nhà Thanh ký hiệp ước Tân Sửu, TQ trở thành nước nửa thuộc địa nửa PK.
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
a. Tôn Trung Sơn và TQ Đồng minh hội.
- Cuối TK XIX đầu TK XX, giai cấp tư sản ra đời và thành lập các tổ chức chính trị, tiêu biểu là Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng Dân chủ tư sản.
- Năm 1905, TTS thành lập TQ Đồng minh hội nhằm: 
+ Đánh đổ Mãn Thanh, 
+ khôi phục Trung Hoa, 
+ thành lập Dân quốc, 
+ thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
b. Cách mạng Tân Hợi.
- Ngày 9-5-1911, Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc → bùng nổ cuộc đấu tranh.
- 10-10-1911, khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương và nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam và Trung TQ.
-29-12-1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại tổng thống Trung Hoa Dân Quốc và thông qua Hiến pháp lâm thời.
- 6-3-1912, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc. 
- Tính chất: Đây là cuộc cách mạng TS, lật đổ PK, mở đường cho CNTB phát triển.
- Ý nghĩa: Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh ở các nước châu Á.
- Hạn chế: + Không thực sự thủ tiêu giai cấp PK 
     + Không đụng chạm đến các nước đế quốc
     + Không giải quyết ruộng đất cho nông dân
=> Đây là CMTS không triệt để.
                                                                            
Bài 4:CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
1. Quá trình xâm lược của chủ  nghĩa thực dân vào các nước ĐNA.
-Nguyên nhân:
+ Các nước đế quốc đang đẩy mạnh bành trướng thuộc địa sang châu Á.
+ Các nước ĐNA giàu tài nguyên, vị trí thuận lợi lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu → thực dân xâm lược ĐNA.
- Quá trình xâm lược. SGK
- Kết quả: hầu hết các nước đều trở thành thuộc địa của đế quốc (trừ Xiêm).
2. Phong trào chống thực dân của Hà Lan (SGK)
3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin (SGK)

4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia và Lào.
- Nguyên nhân: 
+ Năm 1863, Pháp xâm lược CPC.
+ Năm 1893, Pháp xâm lược Lào.
+ Do sự xâm lược và thống trị tàn bạo, hà khắc của Pháp => nhân dân đứng lên đấu tranh.
- Diễn biến (SGK)
- Kết quả: đều thất bại do mang tính tự phát, thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức lãnh đạo.
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần bất khuất và tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương. 
6. Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu TK XX.
- Giữa TK XIX, trước nguy cơ xâm lược của thực dân Anh và Pháp, vua Ra-ma IV và Ra-ma V tiến hành cải cách mở cửa.
- Nội dung cuộc cải cách năm 1868 ở Xiêm
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, chế độ lao dịch.
+ Giải phóng sức lao động.
+ Giảm nhẹ thuế ruộng đất.
+ Khuyến khích tư nhân kinh doanh công thương nghiệp, ngân hàng.
+ Cải cách theo phương Tây về hành chính, quân đội, ngoại giao…
=> Xiêm phát triển theo con đường TBCN và dựa vào vị trí nước đệm nên giữ được độc lập tương đối về chính trị.


Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH
(Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
1. Châu Phi
a. Các nước đế quốc xâm lược châu Phi.
- Nguyên nhân:
+ Châu Phi là nơi: Giàu tài nguyên; Vị trí quan trọng; Có nền văn hóa lâu đời.
+ Tuy nhiên, trình độ phát triển còn thấp, đa số nhân dân còn sống trong tình trạng bộ lạc, thị tộc.
=> Các nước đế quốc phương Tây xâm lược Châu Phi.
- Quá trình xâm lược của đế quốc: SGK
- Kết quả: Đầu TK XX, các nước hoàn thành phân chia châu Phi. Tuy nhiên, sự phân chia này không đều nhau → mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
b. Phong trào đấu tranh của nhân dân:
- Nguyên nhân: Thực dân áp bức, bóc lột và cai trị hà khắc với nhân dân làm cho nhân dân đói khổ, đứng trước nguy cơ diệt vong => Họ nổi dậy đấu tranh.
- Diễn biến: SGK
- Kết quả: hầu hết các cuộc đấu tranh đều thất bại do:
+ Trình độ tổ chức chiến đấu còn thấp.
+ Lực lượng còn quá chênh lệch.
2. Khu vực Mĩ Latinh.
a. Thực dân xâm lược Mĩ Latinh:
- Mĩ Latinh bao gồm Trung và Nam Mĩ. Nền văn hóa lâu đời như: Văn hóa May-a, In-ca...
- Thế kỉ XV, các nước TBN, BĐN, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt xâm chiếm toàn bộ khu vực này.
b. Phong trào đấu tranh
- Nguyên nhân: do thực dân cai trị dã man, tàn khốc, làm cho nhân dân vô cùng cơ cực , nguy cơ bị diệt chủng => Nhân dân nổi dậy đấu tranh.
- Diễn biến: SGK
- Kết quả: Thắng lợi, hàng loạt quốc gia độc lập ra đời như Hai-i-ti (1804), Braxin (1822)....
c. Mĩ Latinh sau khi độc lập:
- Nhiều nước có nhiều tiến bộ về kinh tế, xã hội. tuy nhiên, phải đấu tranh chống âm mưu bành trướng của Mĩ. 
- Chính sách của Mĩ:
+ Đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823)
+ Thành lập tổ chức Liên Mĩ (1889).
+  Áp dụng chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”.

=> Nhằm can thiệp, biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét