19/10/16

Bài 6 và 7 Lịch sử lớp 11

Bài 6
 THẾ CHIẾN THỨ NHẤT (1914 – 1918)
I. NGUYÊN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH
1. Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều về kinh tế và thuộc địa làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc sâu sắc. Hậu quả:
+ Bùng nổ các cuộc chiến tranh đế quốc (Trung-Nhật; Mĩ-Tây Ban Nha; Anh-Bô-ơ; Nga-Nhật).
+ Hình thành 2 khối quân sự đối lập:
Khối Liên minh gồm: Đức, Áo-Hung, Italia (1882)
Khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907)
 Cả hai khối cùng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh bùng nổ.
2. Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28.06, Hoàng thân Áo-Hung bị sám sát tại Xecbia.
- Ngày 28.07, Áo – Hung tuyên chiến với Xec-bi-a.
- Ngày 01.08, Đức tuyên chiến với Nga
- Ngày 03.08, Đức tuyên chiến với Pháp
- Ngày 04.08, Anh tuyên chiến với Đức
=> Chiến tranh thế giới bùng nổ.
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN TRANH
1.   Giai đoạn 1914 – 1916:
Mặt trận phía Tây:
-       Đức nhanh chóng đánh bại quân Pháp và uy hiếp Pari.
Mặt trận phía Đông:
-       Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp.
=> Kết quả: năm 1916, hai phe đều cầm cự
2. Giai đoạn 1917 – 1918:
Mặt trận phía Tây:
- Tháng 4.1917, Mĩ tham chiến cùng Anh, Pháp, Nga.
- Tháng 7.1918 Anh, Pháp phản công
-       Tháng 9.1918 Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công Đức, đồng minh Đức đầu hàng.
-       Ngày 11.11.1918, Đức đầu hàng
Mặt trận phía Đông:
-       Ngày 7.11.1917, Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh.
III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
a.   Kết quả:
- Đem lại lợi ích cho các nước thắng trận.
- Gây ra hậu quả nặng nề: 10 tr người chết, 20tr người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy, chiến phí đến 85 tỉ USD.
b. Tính chất:
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa để phân chia thuộc địa. Kết thúc thời cận đại, mở ra thời hiện đại của lịch sử thế giới.
----------------------



Bài 7
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
1.      Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại.
Lĩnh vực
Tác giả tiêu biểu
Văn học
Coóc-nây, La Phôngten, Mô-li-e…
Âm nhạc
Bét-tô-ven, Môda..
Hội họa
Rem-bran
Tư tưởng
Mông-téc-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô….
2. Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
a. Văn học
- Phương Tây: Tác giả: Vich-to Huy-gô, Lép Tôn-xtôi, Mác Tuên, Ban-dắc, Pu-skin…các tác phẩm của họ đã phản ánh cuộc sống của những người lao động nghèo khổ đương thời.
- Phương Đông: Ra-bin-đra-nát Ta-go, Lỗ Tấn, Hô-xê Ri-dan…nội dung văn học phản ánh đời sống nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao, ý chí anh hùng đấu tranh cho độc lập, tự do.
- Mĩ Latinh: nhà văn Hô-xê Mác-ti tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cu-ba và Mĩ Latinh.
b. Nghệ thuật
- Các lĩnh vực như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc … cũng rất phát triển với cung điện Vec-xay, họa sĩ Van gốc, Phu-gi-ta, Pi-cat-xô, nhà âm nhạc Trai-cốp-xki ..

3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa TK XIX đến đầu TK XX.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét