12/5/20

Tại sao Bộ Ngoại giao Trung Quốc vu khống ông Phạm Văn Đồng? - Sputnik

Tại sao Bộ Ngoại giao Trung Quốc vu khống ông Phạm Văn Đồng?


Trong tài liệu này, ông Phạm Văn Đồng được cho là đã công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sathuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Cái gọi là “công hàm Phạm Văn Đồng” đó là gì và nói về điều gì? Ông Grigory Lokshin, một trong những chuyên gia Việt Nam học kỳ cựu nhất của Nga, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã giải đáp các câu hỏi này.

Trung Quốc đã biến chuyện thực tế thành điều giả mạo như thế nào

Ông Grigory Lokshin cho biết, đây không phải là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc đề cập đến tài liệu này. Theo các nhà khoa học và tuyên truyền chính trị Trung Quốc, trong tài liệu này, người đứng đầu chính phủ VNDCCH đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và Nam Sa).
"Trong nhiều năm nghiên cứu vấn đề Biển Đông, tôi thường gặp tuyên bố này trong các bài viết và chuyên khảo của giới khoa học Trung Quốc. Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu xem “công hàm Phạm Văn Đồng” là gì, tôi đã sớm phát hiện ra rằng các tuyên bố của Trung Quốc về bản chất tài liệu này là hoàn toàn sai sự thật và được thiết kế nhằm tới sự thiếu hiểu biết của đông đảo người dân Trung Quốc và toàn bộ cộng đồng thế giới.
Thứ nhất, đó không phải là công hàm chính thức, mà chỉ là một bức công thư do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai, người mà ông nhiều năm gắn bó và tin tưởng qua quan hệ tình cảm thân thiện. Hai ông từng dẫn đầu phái đoàn của nước mình dự Hội nghị Genève 1954 và hiểu nhau rất rõ.
Thứ hai, bức công thư này đề cập đến tuyên bố của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 4 tháng 9 năm 1958 về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Đây là thời kỳ đỉnh cao của cuộc khủng hoảng chính trị - quân sự gay gắt trong quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan. Khi đó, cả hai bên gần như sắp diễn ra chiến tranh. Trong thời điểm căng thắng đối với Trung Quốc đó, ông Phạm Văn Đồng khẳng định với người đứng đầu chính phủ Trung Quốc rằng Việt Nam sẽ ủng hộ Bắc Kinh. Cụ thể, trong bức công thư đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết rằng chính phủ VNDCCH ghi nhận Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”. Và chỉ có vậy mà thôi!

Thứ ba, bức thư này không hề có từ nào nói
đến Hoàng Sa hay Trường Sa. Về sau, chính quyền Trung Quốc đã lý giải điều này một cách sai lạc, trên thực tế họ đã xuyên tạc nội dung bức công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Thứ tư, cách lý giải của Trung Quốc về bức công thư của ông Phạm Văn Đồng là hoàn toàn bóp méo thiện chí của VNDCCH đối với Trung Quốc, khi đó (năm 1958) đang lâm vào tình huống khó khăn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các cố vấn của ông không phải là các chính trị gia ngây thơ và thiếu hiểu biết. Họ biết rất rõ, ngay cả tại hội nghị thế giới về hiệp ước hòa bình với Nhật Bản tại San Francisco năm 1951, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã không được công nhận là của Trung Quốc như Bắc Kinh mong muốn, mà là của Việt Nam, thuộc Nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ người Pháp bảo hộ chính quyền vua Bảo Đại. Và năm 1954, theo Hiệp định Genève, hai quần đảo đó tạm thời thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa, được thành lập ở miền Nam Việt Nam. Vào thời điểm ông Phạm Văn Đồng viết bức công thư nói trên, hai quần đảo này không thuộc quyền kiểm soát của VNDCCH, do đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có quyền hành với các quần đảo đó. Thật vậy, ngay cả khi muốn làm điều này, trong bức công thư của mình, ông Phạm Văn Đồng cũng không thể xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc hội VNDCCH".

Tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là không có căn cứ

Điều đáng ngạc nhiên là Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể đưa “sáng kiến tuyên truyền” này vào tài liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc – cụ thể là Công hàm gửi Liên Hợp Quốc ngày 17 tháng 4 năm nay. Việc này nói lên điều gì? - Sputnik hỏi ông Lokshin.
Theo ông Grigory Lokshin, điều này trước hết nói lên tham vọng của Trung Quốc, muốn lợi dụng thời điểm cả thế giới đang bận tâm với cuộc chiến chống đại dịch coronavirus, để leo thang căng thẳng trong khu vực biển Đông và đưa ra các yêu cầu mới đối với Việt Nam, thậm chí đe dọa trực tiếp chống nước này. Đồng thời, Công hàm của Trung Quốc lần này lại một lần nữa nói lên rằng, Trung Quốc hoàn toàn không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào trong việc xác nhận chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu có, Trung Quốc từ lâu đã giới thiệu chúng với cộng đồng thế giới.
"Do không có bằng chứng đáng tin cậy, chính quyền Trung Quốc buộc phải dùng đến những biện chứng hoàn toàn dối trá. Các dẫn chứng của Trung Quốc về cáí gọi là “công hàm Phạm Văn Đồng” không hề có ý nghĩa pháp lý nào và không hề có bất cứ cơ sở nào. Ngoài ra, các liên kết này còn phủ bóng đen lên một trong những nhà lãnh đạo được kính trọng nhất của Việt Nam và vẫn sống mãi trong ký ức của mọi người dân đất nước này như Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tôi cho rằng cần phải bảo vệ tên tuổi ông Phạm Văn Đồng trước những lời bịa đặt vu khống hiện đang được tất cả kẻ thù của Việt Nam sử dụng, đặc biệt là các thế lực phản động trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, những người cáo buộc nhà lãnh đạo Việt Nam “đầu hàng Trung Quốc”. Sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông hiện đại, tích cực hướng đến tất cả các nước trong Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ khác, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam đang làm tất cả mọi điều để mang sự thật đến với cộng đồng thế giới. Chân lý đó là: Trung Quốc không được quyền nêu yêu sách chủ quyền đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong Biển Đông và không có lý do nhỏ nhất nào để tuyên bố rằng chính phủ VNDCCH thông qua Thủ tướng Phạm Văn Đồng "đã nhượng lại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc".
Cộng đồng khoa học Nga đồng cảm với những nỗ lực này của Việt Nam và tìm cách đóng góp vào việc giải quyết chính trị các tranh chấp trong Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc 1982.

5/5/20

Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)

Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)
1. Kế hoạch Navare: chia thành hai bước:
-  Bước một:  Cuối 1953 đầu 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung và Nam.
- Bước hai: từ  Thu – Đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta đàm phán theo điều kiện có lợi cho Pháp.
2. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 
a. Chủ trương của ta
- Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực và phân tán lực lượng địch
b. Diễn biến 
- Tháng 12.1953, ta tiến công Lai Châu, Navare buộc phải tăng cường cho Điện Biên Phủ. -  nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.
-  Tháng 12.1953, liên quân Lào – Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Sê-nô, Navare buộc phải tăng viện cho Sê-nô-  nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
-  Tháng 01.1954, liên quân Lào – Việt tiến công Thượng Lào, giải phóng Phong Xa-lì. Navare đưa quân tăng cường cho Luông Pha-bang - nơi tập trung binh lực thứ tư  của Pháp.
- Tháng 02.1954, ta tiến công Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-cu. Pháp buộc phải tăng cường cho Plây Cu - nơi tập trung binh lực thứ  năm.
=>  Kế hoạch Na-va bước đầu phá sản.
3. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
a. Âm mưu của Pháp-Mỹ 
-  Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt nên Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 16.200 quân, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
-  Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
b. Chủ trương của ta
-  Tháng 12.1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
c. Diễn biến : Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt:
- Đợt 1 (13.3 đến 17.3.1954): Ta tiến công tiêu diệt phân khu Bắc.
- Đợt 2 (30.3 đến 26.4.1954): Ta tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh, bao vây, chia cắt, khống chế địch.
- Đợt 3 (1.5 đến 7.5.1954): Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
Chiều 7.5, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.
d. Kết quả
Ta loại khỏi vòng chiến 16.200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
e.Ý nghĩa
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va.
-  Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
-  Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
-  Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
4. Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
+ Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
+ Ở Lào: lực lượng kháng chiến tập kết ở Sầm Nưa và Phongxalì.
+ Ở Campuchia: không có vùng tập kết.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 07.1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban  quốc  tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.
Ý nghĩa
- Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và được các cường quốc, các nước tham dự Hội nghị tôn trọng.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.
- Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút quân đội về nước.
5. Nguyên nhân thắng lợi, Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945  -  1954 )
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính  trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung.
- Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác.
b. Ý nghĩa lịch sử 
Đối với dân tộc
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta.
- Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đối với thế giới
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở  Á, Phi, Mỹ La- tinh.

4/5/20

Việt Nam thành công nhất thế giới trong xử lý Covid-19

Báo Anh: "Việt Nam thành công nhất thế giới trong xử lý Covid-19"

(Dân Việt) Báo chí Anh những ngày qua đã có các bài viết về việc Việt Nam kiểm soát thành công dịch Covid-19, cho rằng Chính phủ Việt Nam đã rất quyết liệt, sáng tạo. Họ cũng đề cập có những nghi ngờ việc Việt Nam “giấu dịch”, song dẫn lời các chuyên gia y tế, báo chí Anh cho biết không có gì khẳng định điều đó.

Số liệu nhất quán
Reuters trong bài viết ngày 2/5, cho biết: Chính phủ chính thức thông báo chỉ có 270 ca nhiễm, không ca nào tử vong. Điều đó khiến Việt Nam trên đường hồi phục nền kinh tế nhanh hơn nhiều so với hầu hết các nước.
Bài viết dẫn lời các chuyên gia y tế công cộng nói rằng, Việt Nam thành công vì đã đưa ra những quyết định sớm, kiên quyết. "Những bước này rất dễ miêu tả nhưng rất khó thực hiện, song họ rất thành công trong việc thực hiện lặp đi lặp lại" - Matthew Moore - chuyên gia tại Hà Nội của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người đã liên lạc với Chính phủ Việt Nam từ khi dịch bùng phát đầu tháng 1/2020 - nhận định. Ông nói rằng CDC có "sự tin tưởng to lớn" vào việc ứng phó của Chính phủ với khủng hoảng Covid-19.
 bao anh: "viet nam thanh cong nhat the gioi trong xu ly covid-19" hinh anh 1
Nhân viên y tế tại một trung tâm xét nghiệm nhanh ở Hà Nội. Ảnh: Reuters.
Cũng theo Reuters, các chuyên gia cho rằng việc kết hợp sự lãnh đạo của một đảng với nền kinh tế thị trường mở, cùng ký ức của người dân về những đại dịch trước đây để sẵn sàng hợp tác - đó là những yếu tố giúp Việt Nam thành công.
"Họ rất có tổ chức, họ có thể đưa ra các quyết định chính sách trên toàn quốc có hiệu lực nhanh chóng và hiệu quả mà không gây nhiều tranh cãi" - Guy Thwaites - Giám đốc Viện Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford, đơn vị tại TP.HCM - cho biết. Phòng thí nghiệm của ông đã giúp quá trình xét nghiệm ở Việt Nam. 
Reuters đề cập đã có nghi ngờ số liệu Chính phủ công bố. Nhưng ông Thwaites nói, số xét nghiệm dương tính mà phòng thí nghiệm của ông xử lý phù hợp với dữ liệu của Chính phủ. Ông cũng cho biết, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM nơi ông làm việc chưa nhận một ca nào mà không được phản ánh trong con số Chính phủ đưa ra.
Reuters còn đến gặp người quản lý tại 13 nhà tang lễ tại Hà Nội và họ cho biết, họ không thấy có sự gia tăng số người chết. Một nhà tang lễ còn nói rằng, yêu cầu tổ chức đám tang đã giảm đi trong thời gian giãn cách xã hội chứ không tăng, bởi số tai nạn giao thông giảm - mà tai nạn giao thông vốn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Việt Nam.
Todd Pollack - một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trường y khoa Harvard hiện làm việc tại Hà Nội, nói rằng chưa đến 10% người dương tính với Covid-19 là trên 60 tuổi - nhóm tuổi này dễ tử vong nhất do dịch. Theo ông, tất cả bệnh nhân được giám sát chặt trong các cơ sở y tế và được chăm sóc y tế tốt.
Một chuyên gia về an ninh sinh học và bệnh truyền nhiễm khác, Krutika Kuppalli thuộc Trung tâm An ninh Y tế Đại học John Hopkins nói: "Không có cách nào để biết chắc, nhưng họ (Việt Nam) đã ứng phó rất tốt, với việc xét nghiệm, cách ly".
Thành công nhất thế giới
Một báo khác của Anh, báo Telegraph, trong bài viết ngày 2/5, gọi Việt Nam là quốc gia thành công nhất thế giới trong việc giải quyết dịch Covid-19.  Với gần 1.500km đường biên giới với Trung Quốc và nghèo hơn nhiều quốc gia Châu Á khác, song Việt Nam đã kiểm soát được dịch. 
Theo bài báo, sau gần một tháng đóng cửa, Việt Nam đang dần nới lỏng giãn cách xã hội. Tờ báo cũng điểm lại những biện pháp Việt Nam đã làm và cho biết, các doanh nghiệp đang dần dần trở lại bình thường sau những tổn thất vừa qua.    
Báo The Guardian ngày 1/5 so sánh, trong khi dịch khiến hàng trăm nghìn người tử vong trên thế giới thì Việt Nam đã kiểm soát dịch thành công.
Theo Guardian, trong những yếu tố chính dẫn tới việc ứng phó thành công, thì sự kịp thời là yếu tố hàng đầu. Tiếp theo, Việt Nam đã tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế và ban hành những chính sách kiềm chế trước cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chẳng hạn khi WHO vẫn chưa khuyến cáo đeo khẩu trang hay dừng đi lại trên các tuyến quốc tế thì Việt Nam đã thực hiện.
Tờ báo cũng nhắc tới các nguyên tắc của Bộ Y tế đưa ra: Cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Từ đầu đại dịch, Chính phủ đã xem chống dịch như chống giặc. Các bác sĩ và y tá được nhắc tới là những người lính, quân đội là trung tâm chống dịch, phụ trách phần ăn uống, vận chuyển, chỗ ở cho hàng nghìn người cách ly trở về từ vùng dịch - Guardian viết.
“Cũng giống trong chiến tranh, hầu hết các lĩnh vực, kể cả hàng không, y tế, sản xuất thực phẩm đều được huy động và dành cho việc kiềm chế dịch. Công dân được động viên thông qua mạng xã hội, tin nhắn và các chương trình truyền hình để quyên góp cho quỹ phòng chống dịch của đất nước”.
Guardian cho rằng, các thông điệp này “không chỉ được truyền thông theo kiểu quân sự khô cứng. Thay vào đó, Chính phủ rất sáng tạo. Họ cập nhật cho người dân thông qua tin nhắn thường xuyên và đã tập hợp các ca sĩ pop nổi tiếng sản xuất nên bài hát về virus để giáo dục dân chúng, tập hợp các họa sĩ sáng tạo poster và sử dụng những nhân vật trẻ, có ảnh hưởng để truyền đi thông điệp tích cực tới những người đang bị cách ly bắt buộc”. Những thông điệp sáng tạo này đã đồng cảm với nhiều người bị cách ly.
“Việt Nam đã làm rõ từ đầu dịch rằng họ muốn bảo vệ danh tiếng là một điểm đến an toàn. Nhưng bằng cách cởi mở với người dân, Chính phủ đã đạt được nhiều hơn là bảo vệ hình ảnh, họ xây dựng vững chắc hơn lòng tin với công chúng” - Guardian viết.