18/10/21

Mỹ trong khủng hoảng kinh tế (1929-1933).

 


Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt. Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội. Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.

Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp. Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục. Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ. Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.

 

 

NƯỚC MỸ TỪ 1929 – 1933

Sau chấn động nghiêm trọng ngày 24/10/1929, giá cổ phiếu hạ chưa từng có ở thị trường chứng khoáng. Ở thị trường chứng khoáng NiuOóc  mà người Mỹ gọi là “ ngày thứ 5 đen tối” thì ngày 29/10/1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán. Ở thị trường chứng khoán Niu Oóc, giá một cổ phiếu được coi là bảo đảm nhất đã sụt 80% so với tháng 9.Vào cuối tháng,các cổ đông đã mất 15 tỷ đôla và giá trị các loại chứng khoáng đã giảm 40 tỷ đô la. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của suy thoái tiếp diễn không gì cCác nhà máy liên tiếp đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.

Hàng triệu người thất nghiệp không còn phương kế sinh sống, hàng ngàn người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố.Nhà nước không thu được thuế hàng ngàn người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố..Nhà nước không thu được thuế, công chức và giáo viên không được trả lương.Đến năm 1932,cuộc khủng hoảng kinh tế đạt tới đỉnh cao nhất. Tổng sản lượng công nghiệp chỉ đạt 53,85 năm 1929,sản xuất than bị đẩy lùi lại mức năm 1904, gang lùi lại mức năm 1896, thép bằng mức 1901. Công nghiệp đúc thép chỉ sử dụng 16% công suất, 115.000 xí nghiệp công thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (40% tổng số ngân hàng Mỹ ) đóng cửa. Cuộc khủng hoảng trong nông nghiệp trở nên trầm trọng vì nông sản bị mất giá. Trong những năm 1929-1930 đã có tới 75% dân trại bị phá sản.Diện tích gieo trồng ở các bang miền Nam bị thu hẹp từ 43 triệu acoro năm 1929, còn 36 triệu acoro năm 1932. Tình hình nội thương và ngoại thương đều giảm sút nghiêm trọng. Gía trị hàng xuất khẩu từ 5 tỷ 241 triệu giảm xuống 2,4 tỷ nhập khẩu tù 4 tỷ 399 triệu giảm còn 1 tỷ 322 triệu. Thu nhập quốc dân giảm một nửa nạn thất nghiệp lên tới 12 triệu 1932. Đứng trước nạn thất nghiệp và nghèo đói lan tràn,phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ bùng nổ và phát triển. Những năm 1929-1934 số người tham gia bãi công lên tới 3,5 triệu người trong đó là những cuộc đấu tranh không có tổ chức.Một hình thức mới của cuộc đấu tranh là phong trào có tổ chức của những người thất nghiệp, theo sáng kiến của Đảng cộng sản, họ lập ra hội đồng những người thất nghiệp, tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng và “các cuộc đi bộ vì đói “đầu tiên có tính chất toàn quốc của hàng chục vạn người thất nghiệp ở Oasinhton. Tiếp theo là cuộc đi bộ của cựu chiến binh thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo đến Oasinhton đòi nhà trắng phải cung cấp lương bổng mà đáng ra họ phải được hưởng. Chính quyền Huvo nđã cho quân đội,  cảnh sát giải tán các cuộc đấu tranh và bắt bớ hàng loạt người tham gia.Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1930, Đảng cộng hòa đã mất nhiều ghế và Đảng dân chủ chiếm đa số. Đến cuộc bầu cử tổng thống 1932, Đảng cộng hòa lại đưa Huvo ra ứng cử, còn Đảng dân chủ cử Rudoven. Khi tranh cử , Rudoven hứa sẽ thực hiện một “chính sách mới.”(New Deal).

Rudơven (Franklin Roosevelt)  đưa ra một “ván bài mới” với xương sống là luật phục hưng công nghiệp quốc gia (NIRA), quy định nghiêm khắc sự điều tiết của Nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ, buộc các nhà công nghiệp phải hạn chế và điều chỉnh sự sản xuất của mình và chấp hành luật “cạnh tranh thật thà”. NIRA cũng cho phép công nhân lập ra các tổ chức công đoàn để giải quyết tranh chấp với chủ xí nghiệp.

Về nông nghiệp, ban hành luật điều chỉnh nông nghiệp (AAA). Luật này khuyến khích việc giảm sản xuất các nông phẩm quá thừa so với nhu cầu thị trường và nâng cao giá nông phẩm theo luật định.

Chính quyền cũng ban hành luật khẩn cấp về ngân hàng để cứu các nhà ngân hàng đang phá sản bằng sự giúp đỡ của nhà nước về tài chính. Để các ngân hàng có tiền trả nợ nhân dân tăng thêm sức mua của quân chúng đã bị cạn kiệt.

Như vậy, nếu Huvơ lấy tiết kiệm chi tiêu làm chính, thì Rudơven giảm cung tăng cầu là chủ yếu, tạo ra sức hút ban đầu để cho sản xuất và tiêu dùng trở lại bình thường.

Chính sách ván bài mới tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước nhưng đồng thời có sự nhượng bộ đối với quần chúng lao động nhằm xoa dịu mâu thuẫn, căn bệnh vốn có của CNTB trong cơn nguy khốn. Lúc đầu, các nhà tư sản Mĩ coi chính sách đó như “chiếc phao cứu mạng”nhưng sau khi khủng hoảng qua khỏi cuối 1933, các phần tử phản động cực đoan quay qua chống chính sách của Rudơven. Rudơven phải đương đầu với sự kháng cự mạnh mẽ của tư bản độc quyền. Tòa án tối cao Liên bang đã phủ quyết “ván bài mới” cho rằng nó vi phạm Hiến pháp Mĩ, nhưng một bộ phận giai cấp tư sản tự do, quần chúng nhân dân ủng hộ ông. Nhờ đó ông được bầu lại 1936, 1940, 1944, điều chưa từng thấy trong lịch sử nước Mĩ.

Về đối ngoại, năm 1933, Rudơve đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, chấm dứt chính sách mù quáng của các tổng thống tiền nhiệm, thi hành chính sách “láng giềng thân thiện” với các nươc Mĩ Latinh. Tuy nhiên, đối với sự xâm lược của chủ nghĩa phát xít, đường lối của chính phủ Mĩ về cơ bản phù hợp với chính sách của Anh, Pháp – chính sách dung túng cho những hành động ăn cướp của khối phát xít bất chấp ý chí của hàng triệu người Mĩ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Nguyên nhân xảy ra suy thoái diễn ra nặng nề và kéo dài nhất trong lịch sử từ trước đến nay ở Mĩ:

Thứ nhất, khả năng sản xuất của đất nước đã vượt quá khả năng tiêu thụ thực tế, một phần lớn thu nhập quốc dân thuộc về một số ít người. Lợi nhuận thu nhập của công ti tăng (76% trong thời gian 1922-1929), trong khi công nhân trong các xí nghiệp và nông dân không được nhận phần xứng đáng của họ trong thu nhập quốc dân, không có khả năng mua được hàng hóa do chính họ sản xuất.

Thứ hai, chính sách của chính phủ về thuế biểu nợ của chiến tranh đã làm cho hàng hóa vào Mĩ không thể bán ra nước ngoài, đặc biệt những nông sản lâu nay vẫn xuất khẩu: lúa, mì, bông, thuốc lá.

Thứ ba, việc cấp tín dụng quá dễ dàng đã tạo ra sự lạm dụng. Người ta mua chứng khoán không phải là để tạo ra một khoản đầu tư ổn định mà chủ yếu là để đầu cơ (tức là để bán lại kiếm lời một khoản thời gian ngắn sau đó).Nợ của chính phủ va  của tư nhân cuối cùng đã vượt qua con số 100 tỉ đola.

Thứ tư, sự cơ giới hóa được đẩy mạnh đã làm giảm nhu cầu về thợ không lành nghề và dẩy họ  vào con đường thất nghiệp. Thất nghiệp gia tăng thì sức mua giảm. Chính phủ không có chính sách đúng dắn để thủ tiêu nạn thất nghiệp, do vậy không thể giảm được nạn nghèo đói trong nhân dân.

Nhìn chung, các nhà kinh tế Mĩ đều kết luận rằng: sự giàu có của nước Mĩ là có thật nhưng đã chứa sẵn những “bệnh tật” bên trong, mà chủ yếu là do sự phân phối không công bằng. Đó là nguyên nhân chính làm sụp đỗ “lâu đài” phồn vinh trong những năm 20 của nước Mĩ.

SỰ HÌNH THÀNH “TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI”

 

HOA KỲ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI (1919 – 1991)

 

I. SỰ HÌNH THÀNH “TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI” THEO HỆ THỐNG (VERSAILLES-WASHINGTON

 

1.1. Sự hình thành Hệ thống Versaillès

 

Cuộc thế chiến I kết thúc với sự thắng lợi thuộc về phe Hiệp ước mà đứng đầu là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản và Italia. Tuy nhiên, dù thắng trận hay bại trận thì các nước cũng lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế lẫn chính trị. Để phân chia thành quả giữa các nước thắng trận và quyết định số phận của những nước bại trận, các nước đế quốc đã triệu tập Hội nghị ở Versaillès của Pháp và ở Washington (Mĩ). Những quyết định của các hội nghị này đã hình thành một trật tự thế giới mới theo hệ thống V- O (Versaillès - Washington)

 

Hoàn cảnh lịch sử

Chiến tranh thế giới kết thúc, các nước thắng trận họp hội nghị ở Versaillès để phân chia lại thế giới .Hội nghị khai mạc ngày 18-1- 1919, trong tình hình thế giới có sự thay đổi lớn ,đó là:

Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga làm cho CNTB không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. Đồng  thời, CMT10 Nga còn thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển đe dọa đến sự tồn tại của CNTB. Vì thế các nước đế quốc tìm mọi cách để tiêu diệt nước Nga Xô viết .

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã tàn phá nghiêm trọng các nước tham chiến, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản sau chiến tranh, Mĩ vươn lên hàng đầu về kinh tế, thành chủ nợ của các nước châu Âu, các nước đế quốc còn lại dù thắng trận hay thất bại cũng đều bị suy yếu .

Hội nghị gồm đại biểu của 27 nước tham dự , nắm quyền quyết định của hội nghị là 3 cường quốc Mĩ, Anh, Pháp. Mỗi nước đế quốc tham gia hội nghị đều có tham vọng mục đích riêng, mâu thuẫn với nhau, do đó hội nghị diễn ra hết sức gay go quyết liệt.

Quan điểm của các cường quốc

Pháp muốn dựa vào ưu thế lục quân của mình để giữ vai trò bá chủ lục địa châu Âu, nhân cơ hội này làm cho Đức suy yếu hết kình địch với Pháp. Pháp đòi lại vùng Andat và Floren, muốn chiếm vùng Xarơ của Đức, cắt lãnh thổ của Đức nhập và Đồng minh Pháp, bắt Đức phải bồi thường chiến tranh lớn và chịu sự kiểm soát về kinh tế quân sự.

Anh và Mĩ cũng muốn kiềm chế Đức phụ thuộc vào mình vừa muốn níu giữ Đức cân bằng với Pháp, đồng thời lại vừa muốn phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức như là một công cụ để tấn công nước Nga Xô viết. Trong đó, vấn đề nước Đức được các cường quốc chú trọng nhất.

Nhật Bản củng cố địa vị ở Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã dần xâm nhập vào Trung Quốc, bắt nước này kí với Nhật hiệp ước 21 điểm (công nhận ảnh hưởng và quyền lợi của Nhật ở Trung Quốc, lôi kéo Trung Quốc tham gia chiến tranh). Để che giấu tham vọng của mình đối với Trung Quốc, Nhật cũng nêu thuyết "Châu Á của người châu Á", mà thực chất là của Nhật. Nhật được thừa hưởng mọi quyền lợi của Đức ở vùng Sơn Đông (Trung Quốc). Không những thế, Nhật Bản còn muốn chiếm cả vùng Viễn Đông của Nga, mở rộng ảnh hưởng ra cả vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Italy hy vọng sẽ mở rộng lãnh thổ của mình xuống xuống vùng Địa Trung Hải và Ban Căng, mở rộng xuống vùng Bắc Phi.

Như vậy các nước đế quốc thăng trận đều tuỳ theo lực lượng và yêu cầu của mình để tổ chức lại thế giới sao cho phù hợp quyền lợi của mình nhất và muốn giành lấy những lợi lộc béo bở nhất. Vì thế các nước đế quốc tranh cãi quyết liệt kéo dài hội nghị nữa năm. Lênin đã bình luận châm biếm rằng “Chúng cãi cọ nhau từ 5 tháng nay và bầy thú dữ đó cắn cấu nhau loạn xạ đến nỗi chỉ còn lại cái đuôi”. Mặc dù không một nước đế quốc nào thỏa mãn kết quả của hội nghị nhưng cuối cùng, những thoả hiệp và các văn kiện được ký kết giữa các nước trong hội nghị đã hình thành một hệ thống mới - thường được gọi là hệ thống hoà ước Versaillès.

 

1.2. Sự thành lập Hội Quốc Liên

Để đảm bảo hoàn bình, an ninh thế giới và duy trì hiện trạng thế giới theo hệ thống Versaillès, các nước đã tiến hành ký kết Quy ước thành lập hội Quốc liên (ngày 25-1-1919). Mục đích thành lập hội Quốc liên: phát triển hợp tác đảm bảo hòa bình và an ninh cho các dân tộc.

Về mặt tổ chức gồm những nước sáng lập và những nước kí vào quy ước sáng lập.

Cơ quan lãnh đạo gồm: Cơ quan chung có Đại hội đồng gồm đại biểu của tất cà các nước hội viên, họp mỗi năm 1 lần vào tháng 9. Hội đồng thường trực gồm 5 đại biểu của các cường quốc và một số ủy vên có kì hạn do Đại hội đồng bàu ra, họp mỗi năm 3 lần. Ban thư kí thường trực như một nội các làm việc hành chính thường xuyên.

Cơ quan chuyên môn gồm có Tòa án Quốc tế và các Cục Quốc tế, trong đó có Cục Quốc tế Lao động.

Nội dung hoạt động của HQL là giám sát việc tái giảm quân bị, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị tạm thời, giải quyết những vấn đế tranh chấp quốc tế. Những quan hệ quốc tế trước trái với quy ước đều bị hủy bỏ. Nước nào vi phạm bằng biện pháp kinh tế và tài chính.

Như vậy Hội Quốc liên được thành lập trước hết nhằm giữ gìn trật tự của thế giới tư bản do các nước ĐQ chiến thắng sắp đặt tại hội nghị Versaillès. Nó là kết quả sự dung hòa mâu thuẫn trong phe ĐQ về việc phân chia lại thế giới chủ yếu là bốn cường quốc Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. Do đó, Hội Quốc liên chỉ là một công cụ của chủ nghĩa ĐQ nhằm dung hòa và bảo vệ những quyền lợi giữa các nước ĐQ với nhau, nhưng lại được che đậy bằng những danh từ đẹp đẽ trang trọng.

 

1.3. Hội nghị Washington và vai trò của Mỹ

Hội nghị Versaillès kết thúc không một nước nào thỏa mãn với kết quả của hội nghị đặc biệt là Mĩ, thượng nghị viện Mĩ không thông qua hòa ước Versaillès. Mâu thuẫn Mĩ – Anh, Mĩ – Nhật càng gay gắt hơn. Do đo tháng 11-1921, Mĩ triệu tập hội nghị Washington gồm Anh, Pháp, Italy, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Quốc.

Phái đoàn của các cường quốc châu Âu và Mĩ đều do những nhân vật tiếng tăm cầm đẩu: trưởng đoàn Anh là Bá tước Banphua (Balfour), Pháp là Bơriăng (Briand) và Xarô (Sarraut), Mĩ là Hingơ (Hughes). Mặc dù đế quốc Mĩ cố che đậy cho Hội nghị Washington bằng những danh từ đẹp đẽ, nhưng mục đích của Mĩ đ ra cho hội nghị này thật rõ ràng là tìm cách củng cố vị trí trên thế giới và khu vực Thái Bình Dương trên cơ sở làm thiệt hại quyền lợi của các địch thủ khác trước hết là Anh và Nhật.

Hội nghị đã kí được ba bản hiệp ước quan trọng:

Hiệp ước 4 nước (Mĩ, Anh, Nhật, Pháp)

Kí ngày 3-12-1921. Hiệp ước "cùng đảm bảo không xâm phạm đến các đảo thuộc địa ở Thái Bình Dương" đã xác nhận lại về mặt pháp lí việc phân chia thuộc địa ở Hội nghị Versaillès. Nhân dịp đó, Mĩ gây áp lực buộc Anh không gia hạn thêm hiệp ước Liên minh Anh – Nhật (kí từ 1902) để cô lập Nhật

Hiệp ước 9 nước (6-2-1922)

Công nhận nguyên tắc "hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc", đổng thời cũng nêu nguyên tắc "mở rộng cửa Trung Quốc" cho các nước tự do vào buôn bán trên sở bình đẳng. Hiệp ước này do các nước đế quốc chủ nghĩa có ít nhiều quyển lợi khác nhau ở Trung Quốc cùng nhau kí kết nhằm chống lại lợi ích dân tộc của Trung Quốc, biến Trung Quốc thành một "thị trường chung" của các nước đế quốc phương Tây và Nhật Bản. Giai cấp thống trị Trung Quốc đã chấp nhận những điều ước si nhục đó và Mĩ là kẻ thù được nhiều lợi lộc nhất (bởi Mĩ đã vượt tất cả các nước tư bản chủ nghĩa khác vể công nghiệp và thương nghiệp, do đó có khả năng loại trừ các đối thủ ra khỏi Trung Quốc bằng một cuộc cạnh tranh bình thường không đổ máu). Hiệp ước 9 nước còn thể hiện rõ sự cấu kết giữa các nước đế quốc chủ nghĩa nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và ở các nước thuộc châu Á lúc bấy giờ.

Hiệp ước 5 nước (6-6-1922) Mĩ, Anh, Nhật, Pháp, Italy

Quy định tỉ lệ Hải quân cho mỗi nước: Mĩ, Anh bằng nhau; Pháp, Ý bằng nhau; Nhật xếp sau    (theo tỉ lệ mới 5:5:3:1,75:1,75 theo thứ tự các nuớc là Anh: Mĩ: Nhật: Pháp: Ý). Như vậy từ đây Anh mất quyền bá chủ trước đây trên mặt biển. Rõ ràng, Hội nghị Washington hoàn toàn có lợi cho Mĩ. Trước áp lực của Mĩ, Nhật phải từ bỏ một phần khá lớn ưu thế đã giành được trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Trung Quốc. Anh phải nhượng bộ Mĩ, nhận quyền bình đẳng về hải quân và hủy bỏ Liên minh Anh - Nhật (nhằm chống lai Mĩ). Như thế là Mĩ nắm được thị trường Viễn Đông và Trung Quốc, nâng cao địa vị hải quân của mình lên hàng đẩu thế giới trước sự lùi bước tạm thời của các đế quốc khác, nhất là Nhật. Mĩ giữ được vai trò lãnh đạo ở Hội nghi Washington là do kết quả trực tiếp của sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Với hệ thống hiệp ước Washington, Mĩ giải quyết quyền lợi của mình không phải trong "khuôn khổ" của hệ thống hòa ước Versailles mà bằng cách lập thêm một "khuồn khổ" mới do Mĩ chi phối. Khuôn khổ mới này, một mặt chống lại khuôn khổ cũ của hệ thống hòa ước Versailles (mà Quốc hội Mĩ không thừa nhận), làm cho tác dụng thực tiễn của nó bị suy yếu đi, nhưng mặt khác lại bổ sung vào khuôn khổ cũ để hình thành nên một khuôn khổ mới vể tổ chức lại thế giới một cách hoàn chỉnh hơn sau chiến tranh. Đó là hệ thống Versailles - Washington.

II. THỜI KÌ PHỤC HỒI KINH TẾ (1918-1929)

 

 

2.1. Tình hình kinh tế, chính trị các nước TB

Ngày 11-11-1918, nước Đức chính thức kí đình chiến. Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt với sự thất bại hoàn toàn của khối liên minh Đức – Ao.

Chiến tranh đã gây ra những tổn thất nặng nề về người và của cho cả hai phe tham chiến. Chiến trường chính diễn ra ở Châu Âu, vì thế các cường quốc TBCN châu Âu bị suy yếu nghiêm trọng.

Hai cường quốc tư bản lâu đời Anh và Pháp tuy chiến thắng, nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ nhiều sau chiến tranh. Anh bị mất 70% tàu buôn nên nền ngoại thương – một ngành quan trọng của đế quốc Anh – giảm sút, chỉ còn bằng nửa chiến tranh. Nợ nhà nước tăng lên gấp 12 lần so với năm 1914. Từ vị trí chủ nợ, Anh trở thành con nợ của Mĩ với 5,6 tỉ đôla. Năm 1920, sản lượng công nghiệp giảm sút 32,5% so với năm 1913.

Sau chiến tranh, Pháp lấy lại được vùng Anđát và Loren, quyền khai thác than vùng than Xarơ, một phần thuộc địa của Đức ở châu Phi, tiền bồi thường chiến tranh… nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Mười tỉnh có nền nông nghiệp phát triển nhất bị phá hoại hoàn toàn. Tổng số thiệt hại của Pháp lên tới gần 200 tỉ phơrăng. Nước Pháp có 1,5 triệu người chết. Do cách mạng Nga thành công , nước Pháp mất nguồn nguyên liệu quan trọng do nước Nga cung cấp (55% sắt, 74,3% than, 18,5% dầu lửa), mất vốn đấu tư ở Nga tương đương với 13 tỉ phơrăng. Trong khi đó những món nợ khổng lồ  Pháp vay của Mĩ đã vượt quá 4 tỉ đôla.

Italia tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất về phía phe “Hiệp ước”nên cũng là nước chiến thắng. Nhưng là một đồng minh lép vế, Italia không được gì trong cuộc chia phần ở Hội nghị Vécxai. Trong khi đó, chiến tranh đã làm cho đất nước kiệt quệ, tiêu mất 65 tỉ lia vàng, gần 60% tàu buôn bị hủy hoại, 63,4 vạn người bị giết, vay của Mĩ, Anh 4 tỉ đôla.

Tình cảnh các nước thất trận như Đức, Ao – Hung còn bi đát hơn nhiều. Chiến tranh đã tàn phá nặng nề đất nước. Sau chiến tranh, hai đế quốc này lại bị các nuớc thắng trận trừng phạt, bắt bối thường nặng nề, tước hết thuộc địa, xâu xé đấu nước (Đức mất 1/8 lãnh thổ, đế quốc Ao – Hung, bị chia làm nhiều quốc gia tư sản độc lập).

Tóm lại, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cường quốc châu Âu đều lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đặc biệt trong những năm 1920 –1921. Trong khi đó, các cường quốc ngoài châu Âu như  Mĩ và Nhật không bị tàn phá bởi chiến tranh lại được hưởng nhiều quyền lợi do chiến tranh đem lại, đã vượt nhiều nước TBCN ở châu Âu về kinh tế và tài chính. Làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng  giữa các cường quốc tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm của chủ nghĩa tư bản thế giới trước đây.

Nước Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất và là trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế (châu Âu nợ Mĩ trên 10 tỉ đôla, Mĩ có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 số vàng thế giới). Cũng  từ đó đánh dấu giai đoạn mới trong cố gắng vươn lên chiếm vị trí bá quyền thế giới của Mĩ. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế 1920-1921 ở châu Âu cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của Mĩ. Nhu cầu hàng hóa Mĩ ở châu Âu giảm đi, trong khi sức mua của nhân dân Mĩ giảm sút. Tháng 7-1920, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ. Đến tháng 3-1921, sản lượng công nghiệp giảm sút 1/3. Số xí nghiệp bị phá sản ngày càng nhiều. Cuộc khủng hoảng nông nghiệp cũng diễn ra cùng lúc với khủng hoảng công nghiệp.

Cũng giống như Mĩ , Nhật bản đã phát triển kinh tế mạnh mẽ nhờ lợi dụng chiến tranh thế giới. Trong thời gian 1914 – 1919, sản lượng công nghiệp Nhật tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới của Nhật ra đời. Thanh toán mậu dịch từ 1915 đến 1920 dư thừa 1.207 triệu yên. Sự bột phát của kinh tế Nhật còn tiếp tục 18 tháng sau chiến tranh kết thúc. Sau đó, Nhật cũng lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 – 1921. Nền kinh tế bị sa sút nhiều công ti bị thua lỗ hoặc phá sản. Số người thất nghiệp lên tới 12 vạn.

Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ 2, tất cả các nước TBCN đã lần lượt lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, làm cho đời sống của nhân dân, nhất là những người lao động, cực khổ. Tình hình ấy cùng với ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến một cao trào cách mạng hết sức mạnh mẽ làm lay CNTB đến tận gốc rễ.

2.2. Nước Mĩ

Giai đoạn 1918-1921

 

Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất từ 4/1917 và đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của đồng minh cũng như việc đã trở thành trọng tài trong cuộc đàm phán để đi đến hòa ước Vecxai. Cũng trong thời gian này Mĩ trở thành là chủ nợ, nhất là đối với các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu đang bị suy yếu bởi chiến tranh. Theo con số thống kê, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu nợ Mĩ trên 10 tỉ đôla. Hai năm sau đó, do nhu cầu về hàng hóa của các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu sau chiến tranh, đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Mĩ phát triển một nền kinh tế công nghiệp cực kì phát triển. Năm 1919 hàng Mĩ xuất sang châu Âu con số lên tới 8 tỉ đôla, vốn đầu tư dài hạn ra bên ngoài của Mĩ là 6,4 tỉ đôla. Mĩ cũng là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ ( chiếm 1/3 dự trữ vàng thế giới).

Tình hình kinh tế phát triển thuận lợi trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã biến Mĩ thành một nước giàu mạnh nhất, là trung tâm kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế. Đây cũng là thời gian, Mĩ cố gắng vươn lên giành quyền bá chủ thế giới.

Những điều kiện để phát triển một nền kinh tế ở Mĩ chấm dứt vào năm 1920, khi nhu cầu hàng hóa Mĩ của các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu giảm đi và sức mua của người lao động Mĩ cũng giảm sút, đã đưa nền kinh tế Mĩ bước sang một thời kì long đong, công nghiệp bị đình đốn, công nhân thất nghiệp đầy đường, đời sống của người lao động hết sức khó khăn, đó là ngòi nổ của các cuộc đấu tranh, bãi công của công nhân Mĩ.

Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất vừa mới kết thúc, ở Mĩ đã nổ ra những cuộc bãi công lớn ( hơn 4 triệu công nhân bãi công- năm 1919), phong trào đấu tranh diễn ra gay gắt trong các ngành như: ngành than, luyện thép và ngành giao thông vận tải đường sắt. Tiêu biểu là  phong trào bãi công của 35 vạn công nhân luyện thép vào 9/1919, kéo dài đến 4 tháng, mặc dù sau đó bị đàn áp và thất bại nhưng phong trào đã ngăn chặn việc hạ tiền lương công nhân của giới chủ trong nghành này.

Tuy nhiên, hầu như tất cả các phong trào của công nhân Mĩ từ 1919-1921 đều diễn ra lẻ tẻ, theo hình thức của một nhóm nhỏ và chưa có đường lối, tổ chức rõ ràng, cho nên hầu hết đều thất bại.

Năm 1918-1919, ở Mĩ xuất hiện hai Đảng Cộng sản: Đảng Cộng Sản Mĩ và Đảng Cộng Sản công nhân Mĩ. Sự ra đời của hai Đảng Cộng Sản này chính là hệ quả của việc ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga và là hiện thân của Đảng Bônshêvích, tuy nó không có vai trò rõ ràng như các nước khác. Đến năm 1921, hai đảng này hợp nhất lại thành Đảng Cộng Sản Mĩ. Tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh, bãi công của công nhân và thành lập các tổ chức công đoàn.

Cuối năm 1920, sau cuộc tổng tuyển cử, Đảng Cộng hòa đã giành thắng lợi và Hácđinh là vị Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa (3/1921), đã đưa ra những biện pháp và chính sách tích cực, kích thích nền công nghiệp sản xuất Mĩ phát triển mạnh mẽ.

Giai đoạn 1922-1929

 

Khi lên nắm chính quyền, Đảng Cộng Hòa đã cố gắng đưa ra những biện pháp tích cực nhất cho Mĩ phát triển một nền công nghiệp (đạo luật thuế quan Fordney (1922) và đạo luật Halew (1929) nhằm đẩy hàng rào thuế quan lên một mức cao hơn, đảm bảo vị thế độc quyền cho các nhà sản xuất Mĩ trong thị trường nội địa cũng như trên trường quốc tế).

Đạo luật năm 1920, Chính phủ Cộng hòa đã giao quyền quản lí đường sắt cho các doanh ngiệp mà trước đây thuộc quyền sở hữu của nhà nước trong chiến tranh. Đội tàu buôn thuộc quyền quản lí của Chính phủ nay cũng được bán lại cho các doanh nghiệp, phục vụ cho việc sản xuất.

Chính nhờ những chính sách tích cực như vậy, đã để lại những kết quả cũng hết sức tích cực: mà người ta hay gọi đây là thời kì “ phồn vinh” của nền kinh tế Mĩ:

+ Từ năm 1922 Mĩ đã có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, trong khi các nước cạnh tranh Mĩ vẫn đang còn trong tình trạng phục hồi. Mĩ đã khẳng định được vị thế số 1 của mình và ngày càng vượt trội so với các đối thủ.

+ Năm 1922, tại hội nghị Giơnevơ đồng đôla được công nhận là tiền quốc tế cùng với đồng bảng Anh. Quy chế này đã khẳng định vị trí của Mĩ và từ đó Mĩ được hưởng nhiều lợi thế trên tất cả các mặt.

Đây là giai đoạn Mĩ nằm ở trong thời kì Công nghiệp hóa phát triển cao cùng với sự tích tụ và tập trung tư bản mạnh mẽ. Các xí nghiệp ngày càng được mở rộng về quy mô và sản xuất ra nhiều loại sản phẩm.

Từ năm 1922-1929, trong nghành công nghiệp chế biến Mĩ đã có 5.400 trường hợp “hợp chất” các xí nghiệp vừa và nhỏ. Tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa được áp dụng mạnh mẽ bằng các phương pháp For và phương pháp Taylo. Đã đưa lại cho nền kinh tế Mĩ một nền công nghiệp phát triển hết sức mạnh mẽ.

Thay đổi kĩ thuật và phương pháp sản xuất tiên tiến đã àm cho nền kinh tế Mĩ, vốn có nhiều lợi thế hơn so với các nước tư bản chủ nghĩa Châu Âu, phát triển với một tốc độ nhanh- mạnh trong suốt thời kì ổn định của các nước tư bản chủ nghĩa.

Sản lượng công nghiệp Mĩ năm 1923-1929 tăng 69%.

Sản lượng công nghiệp Mĩ 1926-1929 vượt quá 9% so với 5 cường quốc Pháp, Anh, Đức, Nhật và Italia cộng lại.

Tư bản công nghiệp ở Mĩ tăng từ 6 tỉ 456 triệu đôla (1919) lên đến 14 tỉ 416 triệu đôla. Con số khổng lồ đó đã chứng minh cho sự phát triển nhanh- mạnh, phồn vinh của nền kinh tế Mĩ.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển phồn vinh và kì diệu này, ở Mĩ vẫn tồn tại những mặt hạn chế về kinh tế, nhiều nghành công nghiệp Mĩ trong giai đoạn này chỉ sử dụng 60-80% công suất. Tình trạng công nhân thất nghiệp thường xuyên xảy ra, năm 1922-1927, công nhân thất nghiệp ở Mĩ lên tới 3,4 triệu. Đồng thời do phương châm “ tự do thái quá” của nền kinh tế Mĩ mà dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều giữa các nghành công nghiệp cũng như giữu công nghiệp và nông nghiệp. Nông nghiệp Mĩ trong giai đoạn này sa sút nghiệp trọng, mức tiêu thụ giảm đi còn một nửa so với thời kì 1900-1920. Đời sống nông dân khó khăn.

Nhưng nhìn chung thì đây là một giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của nước Mĩ, đã mang lại cho người dân một cuộc sống tương đối đầy đủ: Một gia đình bình thường Mĩ lúc này có thể mua được một chiếc ôtô bằng chính số tiền của họ, mua những vật dụng đáng giá và thường xuyên đến rạp chiếu phim…

 

 

chính trị- xã hội

Ở Mĩ “kinh doanh là kinh doanh”, đó là lời tuyên bố đanh thép của Culítgiơ, vị tổng thống kế vị sau khi Hácđinh chết. Điều đó chứng tỏ ông ta có năng lực lãnh đọa hơn Hácđinh. Ông hủy bỏ những chính sách kinh tế bảo thủ của Hácđinh nhưng cuối cùng chính ông cũng mắc vào cái vòng luẩn quẩn ấy.

Về mặt đối nội: Đảng Cộng hòa ra sức đàn áp phong trào bãi công của công nhân, đồng thời thi hành những chính sách nhằm tiêu diệt những tư tưởng “cấp tiến”. Vào tháng 8/1927, Đảng Cộng hòa đã đưa ra xét xử tử hình hai nạn nhân là công nhân gốc Ý vì tội đề ra tư tưởng “tiến bộ”. Thi hành những chính sách bảo thủ, khiến đời sống người dân vô cùng khổ cực.

Về mặt đối ngoại:  Theo đuổi lập trường chống Nga- Xô Viết, cự tuyệt tất cả những đề nghị về xây dựng mối quan hệ với Liên bang Nga. Chi phối và điều khiển các nước tư bản chủ nghĩa theo quỹ đạo của Mĩ, thông qua hệ thống “Hiệp ước Oasinhtơn”. Đồng thời mở rộng thế lực ra Thái Bình Dương và Viễn Đông. Còn ở khu vực Mĩ Latinh, Mĩ sử dụng học thuyết của Mơnrô “Châu Mĩ của người Mĩ” để giải thích những hành động của mình.

15/10/21

Học thuyết Monroe - “châu Mỹ của người châu Mỹ”

 

Học thuyết Monroe - “châu Mỹ của người châu Mỹ”

Học thuyết Monroe là gì?

Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2019/02/20/hoc-thuyet-monroe-la-gi/

Nằm ở khu vực châu Mỹ, mục tiêu bành trướng ảnh hưởng đầu tiên của Mỹ là các nước châu Mỹ Latinh. Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đã hướng về cách mạng. Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo tài tình của Simon Bolivar, Francisco Miranda, José de San Martin và Miguel Hidalgo, tất cả khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở châu Mỹ - từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc - đều đã giành được độc lập. Nga, Phổ và Áo đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ trước các cuộc cách mạng. Bằng việc can thiệp vào những nước nơi phong trào của quần chúng đang đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này - có sự tham gia của Pháp thời hậu Napoleon - đã hy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng. Khi Liên minh tuyên bố ý định muốn phục hồi các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha thì người Mỹ bắt đầu lo âu.

Tháng 12/1823, khi biết hải quân Anh sẽ bảo vệ châu Mỹ Latinh chống lại Liên minh Thần thánh và Pháp vì lợi ích thương mại của Anh, Tổng thống Monroe (nhiệm kỳ 1817-1825) đã nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội công bố những điều mà sau này người ta gọi là Học thuyết Monroe - chối từ chấp nhận bất cứ một sự mở rộng thống trị tiếp theo của châu Âu ở các nước châu Mỹ:

Các nước lục địa châu Mỹ... từ nay trở đi không thể được coi là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc châu Âu nào tiến hành.

Chúng ta phải coi bất kỳ toan tính nào về phần họ nhằm mở rộng hệ thống [chính trị] của họ tới bất cứ bộ phận nào của bán cầu này đều là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta.

Chúng ta đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất cứ cường quốc châu Âu nào. Nhưng với những Chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền độc lập ấy và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta phải coi bất kỳ một sự can thiệp nào nhằm mục đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ bằng bất kỳ phương thức nào do bất cứ cường quốc châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù nghịch đối với nước Mỹ.

Những toan tính của thuyết “bành trướng theo định mệnh”

Nguồn: https://baophapluat.vn/nhung-toan-tinh-cua-thuyet-banh-truong-theo-dinh-menh-post367062.html

Học thuyết Monroe đã thể hiện tinh thần đoàn kết với các nền cộng hòa mới giành độc lập ở châu Mỹ Latinh. Những dân tộc này đã công nhận tầm quan trọng của quan hệ chính trị với Mỹ bằng việc thiết lập các hiến pháp mới của mình theo mô hình của Bắc Mỹ xét trên nhiều phương diện. Thực chất nội dung châu Mỹ của người châu Mỹcủa học thuyết Monroe là châu Mỹ của người Bắc Mỹ”, để biện minh cho hành động bành trướng ở Tây bán cầu trong lúc Mỹ chưa đủ lực để vươn xa hơn.

Vào thời kỳ này, Mỹ còn yếu hơn rất nhiều cả về thế và lực so với các cường quốc khác ở châu Âu mà đặc biệt là so với Anh và Pháp, vì vậy Mỹ chỉ có thể thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ ở sân nhà là chủ yếu, chứ chưa thể bành trướng ảnh hưởng ở châu Âu. Do đó, về thực chất, học thuyết Monroe không phải là một thứ chủ nghĩa biệt lập thuần túy mà là luận thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, phân chia thị trường. Đây cũng là học thuyết chống lại mọi sự can thiệp của các cường quốc châu Âu vào Bắc và Nam Mỹ, và việc Bắc Mỹ can thiệp vào châu Âu. Từ đây có thể thấy là không phải Mỹ muốn biệt lập, không có tham vọng dính líu gì tới bên ngoài mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các cường quốc châu Âu, không cho họ bành trướng ảnh hưởng và buôn bán ở lục địa châu Mỹ vì Mỹ coi đây là sân sau tự nhiên, là khu vực ảnh hưởng của riêng Mỹ. Mỹ đã tuân thủ chiến lược biệt lập theo học thuyết Monroe cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai.

Haushofer - nhà tư tưởng địa-chính trị lỗi lạc người Đức - trong khi nghiên cứu nước Mỹ đã nhận định đây là đất nước đã sử dụng thành công nhất địa-chính trị trong khu vực của nó; học thuyết Monroe đã quy định sự thống trị của nước Mỹ ở châu Mỹ latinh và không phải chịu sự cạnh tranh của bất cứ sức mạnh nào [85, tr.3].

02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố

Nguồn: https://baophapluat.vn/nhung-toan-tinh-cua-thuyet-banh-truong-theo-dinh-menh-post367062.html

Mỹ liên tục có những hành động can thiệp tại các khu vực của châu Mỹ La-tinh. Trong khoảng thời gian giữa năm 1900 và 1920, Mỹ đã tiến hành sáu vụ can thiệp dai dẳng tại sáu nước ở phía Tây bán cầu - trong đó nổi bật là Haiti, Cộng hòa Dominica và Nicaragua. Washington đã đưa ra hàng loạt các lời biện minh cho các hành động can thiệp này như: để thiết lập ổn định chính trị và Chính phủ dân chủ, để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho Mỹ (thường được gọi là chính sách ngoại giao USD), để duy trì tuyến đường biển nối với kênh đào Panama và thậm chí là để tránh cho các nước châu Âu khỏi việc đòi nợ bằng vũ lực. Năm 1867, Mỹ đã ép Pháp phải rút quân đội ra khỏi Mexico. Tuy nhiên, nửa thế kỷ sau, trong một phần của chiến dịch sai lầm nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Mexico và ngăn chặn các cuộc đột kích vào lãnh thổ của Mỹ, Tổng thống Woodrow Wilson đã cử 11.000 quân tới vùng phía bắc của Mexico trong một nỗ lực không thành nhằm vây bắt thủ lĩnh nổi loạn Francisco Pancho Villa.

Những năm 20 của thế kỷ XIX, Mỹ vẫn tiếp tục chính sách bành trướng nhưng để làm yên lòng các nước Mỹ La-tinh, trong hội nghị liên Mỹ (năm 1928) tại La Habana, Bộ Ngoại giao Mỹ ra sức giải thích rằng học thuyết Monroe không có nghĩa là đặt châu Mỹ dưới sự thống trị của Mỹ mà chỉ nhằm đặt toàn châu Mỹ ra ngoài tầm tham vọng của châu Âu. Chính quyền sau này của Herbert Hoover (1929-1933) và Franklin D. Roosevelt (1933-1945) bác bỏ quyền can thiệp của Mỹ ở châu Mỹ Latinh.

Đặc biệt, chính sách láng giềng thân thiện của Roosevelt năm 1934 dù không thể xóa hết các căng thẳng giữa Mỹ và châu Mỹ Latinh đã giúp giảm bớt thái độ thù địch với các hành động can thiệp và đơn phương trước đây của Mỹ trong khi vẫn đảm bảo được sự bành trướng của tư bản Mỹ ở khu vực này.