Học thuyết
Monroe - “châu Mỹ của người châu Mỹ”
Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2019/02/20/hoc-thuyet-monroe-la-gi/
Nằm ở khu vực châu Mỹ, mục tiêu bành trướng ảnh
hưởng đầu tiên của Mỹ là các nước châu Mỹ Latinh. Vào những thập niên đầu tiên
của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đã hướng về cách mạng. Cho tới năm 1822, dưới
sự lãnh đạo tài tình của Simon Bolivar, Francisco Miranda, José de San Martin
và Miguel Hidalgo, tất cả khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở châu Mỹ
- từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc - đều đã giành được độc
lập. Nga, Phổ và Áo đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ trước các cuộc
cách mạng. Bằng việc can thiệp vào những nước nơi phong trào của quần chúng đang
đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này - có sự tham gia của Pháp thời hậu
Napoleon - đã hy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng. Khi Liên minh tuyên
bố ý định muốn phục hồi các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha thì người Mỹ bắt đầu
lo âu.
Tháng 12/1823, khi biết hải quân Anh sẽ bảo vệ
châu Mỹ Latinh chống lại Liên minh Thần thánh và Pháp vì lợi ích thương mại của
Anh, Tổng thống Monroe (nhiệm kỳ 1817-1825) đã nhân dịp gửi thông điệp hàng năm
tới Quốc hội công bố những điều mà sau này người ta gọi là Học thuyết Monroe -
chối từ chấp nhận bất cứ một sự mở rộng thống trị tiếp theo của châu Âu ở các nước
châu Mỹ:
Các nước lục địa châu Mỹ... từ nay trở đi
không thể được coi là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một
cường quốc châu Âu nào tiến hành.
Chúng ta phải coi bất kỳ toan tính nào về phần
họ nhằm mở rộng hệ thống [chính trị] của họ tới bất cứ bộ phận nào của bán cầu
này đều là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta.
Chúng ta đã không can thiệp và sẽ không can
thiệp vào những thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất cứ cường quốc châu
Âu nào. Nhưng với những Chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền
độc lập ấy và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta phải coi bất kỳ một sự can thiệp
nào nhằm mục đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ bằng bất kỳ phương thức
nào do bất cứ cường quốc châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù
nghịch đối với nước Mỹ.
Nguồn: https://baophapluat.vn/nhung-toan-tinh-cua-thuyet-banh-truong-theo-dinh-menh-post367062.html
Học thuyết Monroe đã thể hiện tinh thần đoàn
kết với các nền cộng hòa mới giành độc lập ở châu Mỹ Latinh. Những dân tộc này đã
công nhận tầm quan trọng của quan hệ chính trị với Mỹ bằng việc thiết lập các
hiến pháp mới của mình theo mô hình của Bắc Mỹ xét trên nhiều phương diện. Thực
chất nội dung “châu
Mỹ của người châu Mỹ”của
học thuyết Monroe là “châu
Mỹ của người Bắc Mỹ”, để biện minh cho hành động bành trướng ở Tây bán cầu
trong lúc Mỹ chưa đủ lực để vươn xa hơn.
Vào thời kỳ này, Mỹ còn yếu hơn rất nhiều cả
về thế và lực so với các cường quốc khác ở châu Âu mà đặc biệt là so với Anh và
Pháp, vì vậy Mỹ chỉ có thể thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ ở “sân nhà” là
chủ yếu, chứ chưa thể bành trướng ảnh hưởng ở châu Âu. Do đó, về thực chất, học
thuyết Monroe không phải là một thứ chủ nghĩa biệt lập thuần túy mà là luận
thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, phân chia thị trường. Đây cũng là học thuyết
chống lại mọi sự can thiệp của các cường quốc châu Âu vào Bắc và Nam Mỹ, và việc
Bắc Mỹ can thiệp vào châu Âu. Từ đây có thể thấy là không phải Mỹ muốn biệt lập,
không có tham vọng dính líu gì tới bên ngoài mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các
cường quốc châu Âu, không cho họ bành trướng ảnh hưởng và buôn bán ở lục địa
châu Mỹ vì Mỹ coi đây là “sân
sau” tự nhiên, là khu vực ảnh
hưởng của riêng Mỹ. Mỹ đã tuân thủ chiến lược biệt lập theo học thuyết Monroe
cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai.
Haushofer - nhà tư tưởng địa-chính trị lỗi lạc
người Đức - trong khi nghiên cứu nước Mỹ đã nhận định đây là đất nước đã sử dụng
thành công nhất địa-chính trị trong khu vực của nó; học thuyết Monroe đã quy định
sự thống trị của nước Mỹ ở châu Mỹ latinh và không phải chịu sự cạnh tranh của bất
cứ sức mạnh nào [85, tr.3].
Nguồn: https://baophapluat.vn/nhung-toan-tinh-cua-thuyet-banh-truong-theo-dinh-menh-post367062.html
Mỹ liên tục có những hành động can thiệp tại
các khu vực của châu Mỹ La-tinh. Trong khoảng thời gian giữa năm 1900 và 1920,
Mỹ đã tiến hành sáu vụ can thiệp dai dẳng tại sáu nước ở phía Tây bán cầu -
trong đó nổi bật là Haiti, Cộng hòa Dominica và Nicaragua. Washington đã đưa ra
hàng loạt các lời biện minh cho các hành động can thiệp này như: để thiết lập ổn
định chính trị và Chính phủ dân chủ, để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho Mỹ
(thường được gọi là chính sách ngoại giao USD), để duy trì tuyến đường biển nối
với kênh đào Panama và thậm chí là để tránh cho các nước châu Âu khỏi việc đòi
nợ bằng vũ lực. Năm 1867, Mỹ đã ép Pháp phải rút quân đội ra khỏi Mexico. Tuy
nhiên, nửa thế kỷ sau, trong một phần của chiến dịch sai lầm nhằm đàn áp cuộc nổi
dậy của người Mexico và ngăn chặn các cuộc đột kích vào lãnh thổ của Mỹ, Tổng
thống Woodrow Wilson đã cử 11.000 quân tới vùng phía bắc của Mexico trong một nỗ
lực không thành nhằm vây bắt thủ lĩnh nổi loạn Francisco Pancho Villa.
Những năm 20 của thế kỷ XIX, Mỹ vẫn tiếp tục
chính sách bành trướng nhưng để làm yên lòng các nước Mỹ La-tinh, trong hội nghị
liên Mỹ (năm 1928) tại La Habana, Bộ Ngoại giao Mỹ ra sức giải thích rằng học
thuyết Monroe không có nghĩa là đặt châu Mỹ dưới sự thống trị của Mỹ mà chỉ nhằm
đặt toàn châu Mỹ ra ngoài tầm tham vọng của châu Âu. Chính quyền sau này của
Herbert Hoover (1929-1933) và Franklin D. Roosevelt (1933-1945) bác bỏ quyền
can thiệp của Mỹ ở châu Mỹ Latinh.
Đặc biệt, chính sách láng giềng thân thiện của
Roosevelt năm 1934 dù không thể xóa hết các căng thẳng giữa Mỹ và châu Mỹ
Latinh đã giúp giảm bớt thái độ thù địch với các hành động can thiệp và đơn phương
trước đây của Mỹ trong khi vẫn đảm bảo được sự bành trướng của tư bản Mỹ ở khu
vực này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét