1. Sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ (Hoa Kỳ)
Những thành tựu
của phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, XVI đã tìm ra Bắc Mỹ, là vùng đất được gọi là
“Tân thế giới”. Đầu thế kỷ XVI mở đầu cho “cơn sóng nhập cư khổng lồ” từ châu
Âu sang Bắc Mỹ. Vùng Bắc Mỹ bị coi như là “vùng đất vô chủ” nên các nước châu
Âu giành nhau xâm chiếm. Lần lượt Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển… đem
quân đội và dân di cư sang xâm chiếm, xây dựng cơ sở ở vùng đất mới. Tuy nhiên,
chiến thắng cuối cùng thuộc về Anh.
Những người Anh
di cư đầu tiên đến Bắc Mỹ vào cuối thế kỷ XVI. Công cuộc di thực của Anh đến
vùng đất mới được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bởi sự phá sản của nông dân sau cuộc
cách mạng ruộng đất ở Anh.
Đến năm 1752,
Anh đã thành lập được 13 vùng thuộc địa từ bờ biển Đại Tây Dương đến dãy núi
Appalachia. Quá trình di dân từ châu Âu sang Bắc Mỹ cũng là quá trình xâm lược
và tiêu diệt thổ dân Indians, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền.
*Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ:
Trong các thế kỷ
XVII, XVIII, các vùng thuộc địa ở Bắc Mỹ đã trở thành nơi cung cấp lương thực
và nguyên liệu cho chính quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ở vùng đất
thuộc địa đã xuất hiện những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong nông nghiệp: thực dân Anh bóc lột về nông nghiệp dựa trên sức lao động chủ yếu của nô lệ và dân nghèo làm thuê. Quý tộc tư sản Anh trở thành các đại địa chủ, chủ đồn điền ở Bắc Mỹ.
Tầng lớp đại địa
chủ đem ruộng đất phát canh thu tô với những điều kiện nặng nề. Để chống sự bóc
lột tàn khốc, nông dân rời bỏ ruộng đất kéo nhau đi làm ăn ở vùng đất phía Tây.
Họ trở thành những người nông dân tự do có quyền tư hữu ruộng đất và thoát khỏi
sự ràng buộc của những tàn dư phong kiến. Trong các đồn điền ở phía Nam, chủ đồn
điền gia tăng sự bóc lột tàn bạo nô lệ, đẩy nhanh quá trình tích luỹ tư bản ở Bắc
Mỹ. Cho nên về cơ bản, kinh tế đồn điền ở Bắc Mỹ là nằm trong phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Nhà tư bản và chủ đồn điền - chủ nô chỉ là một mà thôi.
Sự phát triển
kinh tế công - thương nghiệp ở Bắc Mỹ cũng phát triển theo hướng Tư bản chủ
nghĩa. Đến thế kỷ XVIII, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ đang trên
đà phát triển. Các công trường thủ công tập trung và phân tán ở một số nơi, sự
tiến bộ về kỹ thuật đã đưa sản xuất lên trình độ máy móc, nhất là ngành đóng
tàu và đóng đồ gỗ ở các thuộc địa duyên hải. Công nghiệp dệt tơ, dệt vải, đường,
giấy, nấu rượu được mở mang nhanh chóng.
Sự phát triển nhanh chóng các ngành công
thương nghiệp của Bắc Mỹ làm cho giai cấp thống trị Anh lo ngại. Nhiều đạo luật
được ban hành nhằm ngăn chặn sự phát triển kinh tế ở Bắc Mỹ dẫn tới làn sóng bất
mãn trong tầng lớp tư sản ở thuộc địa và chủ đồn điền. Mâu thuẫn về kinh tế giữa
thuộc địa và chính quốc ngày càng sâu sắc và trở thành một trong những nguyên
nhân dẫn tới cuộc chiến tranh giành độc lập.
1.2.3.2. Nguyên nhân, diễn biến chính của cách mạng
* Nguyên nhân:
Chính sách thống trị của Anh: đi đôi với
những chính sách cản trở về kinh tế, giai cấp thống trị Anh còn thi hành nhiều
biện pháp chính trị nhằm ngăn cản sự liên kết giữa các thuộc địa. Áp dụng chính
sách “chia để trị” 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ có chế độ khác nhau và hình thức thống
trị khác nhau nhưng các thuộc địa đều phải tuân theo luật lệ của nước Anh.
Sự hình thành dân tộc tư sản Bắc Mỹ: một
trong những yếu tố quyết định sự hình thành dân tộc Bắc Mỹ chính là sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhờ đó, nó có khả năng tự chủ tăng cường
mối liên hệ với nhau và hình thành thị trường dân tộc. Sự trao đổi buôn bán giữa
các thuộc địa, sự thống nhất về giá cả, tín dụng và luật lệ mậu dịch, việc xây
dựng đường sá, thiết lập trạm bưu điện, tăng cường sợi dây liên hệ giữa các địa
phương, tạo điều kiện cho nó trở thành một khối cộng đồng kinh tế - trên cơ sở
đó quan hệ giữa nhân dân các khối thuộc địa ngày càng gắn bó, có chung một yêu
cầu chính trị và đoàn kết tương trợ nhau. Cùng với sự phát triển kinh tế, là sự
phát triển văn hóa, sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chung… Yêu cầu bức thiết của
13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về
phía Tây. Mặc dầu dùng mọi thủ đoạn kinh tế và chính trị, giai cấp tư sản Anh vẫn không thể nào
ngăn cản được sự hình thành của chủ nghĩa dân tộc ở Bắc Mỹ. Cộng đồng cư dân Bắc
Mỹ cùng liên kết và ngày càng mong muốn thoát ly khỏi nước Anh.
Mâu thuẫn sâu sắc giữa thuộc địa và chính quốc:
Sự lớn mạnh của sức sản xuất và sự phát triển của các thuộc địa làm cho mâu thuẫn
giữa thuộc địa và các chính quốc ngày càng thêm gay gắt. Chế độ nô lệ da đen, sự
bóc lột làm thuê da trắng, những nhân tố kinh tế phong kiến, chính sách thống
trị chia rẽ và ngu dân là những trở lực
ngăn cản sự phát triển của Bắc Mỹ, gây nên làn sóng bất mãn trong các tầng lớp
xã hội. Họ đấu tranh đòi ruộng đất, đòi độc lập về kinh tế và thống nhất về
chính trị. Những chính sách của chính quốc không chỉ đối lập với quần chúng
nhân dân mà còn va chạm nghiêm trọng tới quyền lợi của giai cấp tư sản và chủ đồn
điền.
Nhằm ngăn ngừa
sự lớn mạnh của công thương nghiệp ở các thuộc địa, chính phủ Anh đã ban hành
nhiều đạo luật hết sức vô lý bởi vậy càng khoét sâu mâu thuẫn giữa thuộc địa Bắc
Mỹ với chính quốc Anh. Đầu những năm 70 của thế kỷ XVIII, quan hệ giữa chính quốc
và thuộc địa trở nên hết sức căng thẳng. Chính phủ Anh tăng cường quân đội sang
Bắc Mỹ và thi hành nhiều chính sách nghiêm ngặt. Nhiều nơi đã đứng dậy đấu
tranh công khai chống lại quân đội Anh.
* Diễn biến chính:
Sự kiện Boston: Vụ đổ chè ở cảng Boston tháng 12/1773 là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới của tình hình. Cuối năm 1773, khi những chiếc tàu chở chè cập bến Boston thì những toán người Bắc Mỹ cải trang lọt vào bến tàu và xông lên ném những kiện chè xuống biển. Công ty Đông Ấn Anh bị thiệt 18 ngàn đồng bảng Anh trong vụ này. Bọn cầm quyền Anh ở London lợi dụng sự kiện đó chuyển sang tấn công, tuyên bố để tiến hành chiến tranh để “trừng phạt những người phiến loạn”. Mùa xuân năm 1774 cảng Boston bị đóng cửa, hàng hoá ngưng trệ, các nhà máy bị tê liệt. Hàng ngàn công nhân, thợ thủ công và ngư dân bị thất nghiệp. Sự kiện Boston trở thành mồi lửa để thổi bùng cuộc cách mạng của 13 bang thuộc địa.
Hội nghị lục địa lần thứ nhất từ ngày
5/9 - 26/10/1774 ở Philadenphia. Hội nghị thông qua bản “Tuyên ngôn về các quyền
hạn” phản đối chế độ chuyên chế và đòi huỷ bỏ những trở ngại đối với công thương
nghiệp, yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp. Đại hội
thông qua quyết nghị tẩy chay hàng Anh. Vua Anh không những không chấp nhận bản
tuyên ngôn mà còn ban hành những đạo luật cấm Bắc Mỹ buôn bán với các nước
khác, cấm ngư dân đánh cá ven biển, tuyên bố các thuộc địa “nổi loạn” và điều
quân sang Bắc Mỹ. Các thuộc địa Bắc Mỹ đứng trước ngưỡng cửa của cuộc chiến
tranh cách mạng, chống thực dân Anh giành độc lập. Tháng 4-1775 chiến tranh
bùng nổ.
Hội nghị lục địa lần thứ II (1775) ngày 10-5-1775: nhằm mục đích giải
quyết những vấn đề cụ thể của chiến tranh, xác định quyền độc lập, tự do của Bắc
Mĩ. Hội nghị quyết định thành lập “Quân đội lục địa”, bổ nhiệm Washington - sĩ
quan người Virginia làm chỉ huy. Hội nghị kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia
đóng góp xây dựng quân đội. Chính quyền Anh quyết tâm đàn áp thuộc địa, tăng cường
quân đội. Chúng tuyên bố dùng chính sách vũ lực phong toả lục địa, thông qua
ngân sách chiến tranh.
Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc Mĩ
(1776): Sau một thời gian tranh cãi, bản Tuyên ngôn độc lập được thông qua
ngày 4/7/1776. Một quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã ra đời với nền độc lập
của mình. Tuyên ngôn độc lập là bản tuyên bố đầu tiên về quyền của con người. Nội dung tiến bộ đó phản ánh thời đại của nó
ra đời là thời đại của cao trào cách mạng. Nó tấn công vào chế độ phong kiến và
chế độ quân chủ, đòi hỏi thiết lập một chế độ dân chủ tư sản. Tuyên ngôn còn bộc
lộ nhiều hạn chế, nhưng trong điều kiện lịch sử lúc đó, Tuyên ngôn là một văn
kiện mang tính chất tiến bộ rõ rệt và có tiếng vang rất lớn, được hoan nghênh ở
khắp châu Âu là nơi đang âm ỉ ngọn lửa đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên
chế phong kiến. Ngày 7/10/1776, Hội nghị thông qua bản “Các điều khoản của Liên
bang” nêu lên một quy chế đầu tiên của Liên bang.
Chiến thắng Saratoga ngày 17 - 10 – 1777, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến, làm cho ưu thế của Mỹ trên trường quốc tế được đề cao. Pháp và Tây Ban Nha công khai ủng hộ Mỹ làm cho Anh rất hoảng sợ phải cầu cứu Nga, nhưng Nga từ chối. Nước Anh bị cô lập trên mặt biển. Điều đó có ảnh hưởng đến quá trình chiến tranh.
Chiến thắng Yorktown đã giáng đòn quyết
định, giành thắng lợi cuối cùng buộc Anh phải ngồi vào bàn đàm phán. Cuộc đàm
phán kéo dài trong khoảng 1782 - 1783 tại Versailles đã tạo nên về mặt pháp lý
một cơ sở chính trị cho việc chấm dứt chiến tranh. Hiệp ước Versailles đánh dấu
tháng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Bắc Mĩ. Nó tuyên
bố sự thắng lợi của một cuộc cách mạng mở đường cho phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa phát triển. Một quốc gia mới ở Bắc Mĩ ra đời, đó là Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ (United States of America) mà ta thường gọi là nước Mĩ hoặc Hoa Kì. Ngày
14/1/1784, quốc hội Liên bang đã phê chuẩn hiệp ước trên.
Cuộc chiến
tranh kết thúc, mâu thuẫn giai cấp vốn có ở trong nước bùng lên dữ dội, đời sống
của nhân dân lao động không những không hề được cải thiện. Tình trạng đó làm
cho mâu thuẫn giai cấp gay gắt và dẫn tới nhiều cuộc khởi nghĩa.
1.2.3.3. Kết
quả, tính chất, ý nghĩa lịch sử
* Kết quả:
Theo Hiệp ước
Versailles đã kí ngày 3-9-1783, nước Anh phải thừa nhận chủ quyền và nền độc lập
quốc gia của Hợp chúng quốc Mỹ có biên giới kéo dài đến sông Mississippi và từ
biên giới Canada đến Florida.
Năm 1787, thông
qua Hiến pháp, nước Mỹ là một Cộng hoà liên bang được tổ chức theo “tam quyền
phân lập”, George Washington làm tổng thống đầu tiên. Hiến pháp Mỹ năm 1787 ra
đời sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập kết thúc mang tính chất tư sản rõ rệt.
* Tính chất, ý nghĩa lịch sử
Cuộc chiến
tranh giành độc lập đã đập tan chế độ thực dân Anh, không chỉ là cuộc giải
phóng dân tộc mà còn là cuộc cách mạng tư sản nhằm phá bỏ quan hệ sản xuất cũ,
thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của sức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Đồng thời, nó còn tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình
thành dân tộc Mỹ. Sự ra đời của nhà nước Hợp chúng quốc Mỹ đánh dấu thắng lợi vẻ
vang đó.
Cách mạng tư sản
Mỹ là cuộc cách mạng tư sản góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu
Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XX
* Hạn chế:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét