CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU.
Một quốc gia hay một tổ
chức, một liên minh mạnh trước hết phải có một chính sách đối ngoại mạnh, hoàn
chỉnh, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và hiệu quả. Chính sách đối ngoại của
Liên minh châu Âu sau chiến tranh lạnh đến nay, thực tế, là một chính sách đối
ngoại mạnh, hiệu quả và được hoàn chỉnh, phù hợp theo thời gian. Có lẽ vì thế mà
đã từ lâu nay, bên cạnh các cường quốc trên thế giới là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật
Bản đã luôn tồn tại một “cường quốc đặc biệt” – Liên minh châu Âu. Chính sách đối
ngoại của Liên minh châu Âu sau chiến tranh lạnh được chia làm ba giai đoạn như
sau: Chính sách dựa trên Hiệp ước Masstricht; Chính sách châu Á mới; Chính sách
đối ngoại sau sự kiện 11-9.
Thứ nhất, đối với châu Âu, các nước liên minh châu Âu đặt ra
các mục tiêu chiến lược là: Xây dựng một châu Âu thống nhất, không ranh giới
với một nền kinh tế ổn định và phát triển cao; Tăng cường an ninh của liên minh
và của các nước thành viên dưới mọi hình thức. Để đạt được các mục tiêu chiến lược này, các nước
Liên minh châu Âu nêu ra một số biện pháp thực hiện. Các biện pháp này nhằm đẩy
mạnh các quan hệ giữa liên minh với toàn bộ các nước trong khu vực.
Biện pháp thứ nhất là xây dựng một “Liên bang châu Âu” hay
ngôi nhà chung châu Âu. Ý tưởng này đã có từ lâu và đến năm 1992 Hiệp ước Masstricht, thông qua
nhiều nội dung, đã đánh dấu những nỗ lực thống nhất châu Âu của họ. Trước hết là
việc thành lập liên minh kinh tế tiền tệ. Liên minh sẽ dùng đồng tiền chung từ
ngày 31-12-1996. Tuy vậy nếu đến cuối năm 1997 vẫn chưa thực hiện được việc này
thì bắt buộc phải dùng đồng tiền thống nhất từ ngày 1-1-1999[1]. Điều
đó giúp cho châu Âu sẽ đạt tới sự tiến bộ cân đối về kinh tế và xã hội, tạo cho
Liên minh châu Âu một không gian chung, một sân chơi chung rộng lớn.
Mặt khác, để tiến tới một
châu Âu thống nhất, Liên minh châu Âu tập trung vào việc thiết lập ba vành đai
kinh tế: Các nước trong cộng đồng châu Âu, Hiệp hôi mậu dịch tự do châu Âu và một
số nước Đông Âu. Trong đó cộng đồng châu Âu là vành đai hạt nhân của Liên minh.
Xây dựng được ba vành đai này, Liên minh châu Âu sẽ có cơ sở để thống nhất châu
Âu.
Tuy vậy, điều quan trọng
hơn để đi đến thống nhất châu Âu là các quốc gia châu Âu phải có hành động
chung. Việc xác định trong trường hợp nào các nước có hành động chung được trao
trách nhiệm chủ yếu cho Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó, các nhà nước thành viên Liên
minh châu Âu không được tiến hành bất cứ hoạt động nào đi ngược lợi ích chung của
Liên minh. Như vậy các quốc gia thành viên sẽ cùng hành động trong một khuôn khổ
chung, vì một lợi ích chung của Liên minh.
Biện pháp thứ hai là thiết lập một nền an ninh chung châu Âu.
Trước hết các nước Liên
minh châu Âu phải xác định được một chính sách quốc phòng chung và khi gặp điều
kiện thuận lợi sẽ xây dựng một nền quốc phòng chung.
Một tổ chức giữ gìn an
ninh châu Âu đã được thành lập, đó là tổ chức “An ninh và hợp tác châu Âu”
(OSCE). Về lâu dài, tổ chức này có thể nắm quyền kiểm soát toàn châu Âu. Dù
OSCE hầu như không có quyền lực hành chính nhưng OSCE đã nổi lên như một diễn đàn
thực sự được tín nhiệm và như là người trọng tài để giải quyết các xung đột, các
rắc rối xảy ra ở lục địa châu Âu.
Bên cạnh đó, để thiết lập
nền an ninh châu Âu, các nước Liên minh châu Âu cũng như liên bang châu Âu thiết
lập quốc tịch liên bang. Nghĩa là: Bất cứ công dân nào của liên bang cũng đều có
quyền tự do đi lại và sinh sống trên lãnh thổ của các nước thành viên; Công dân
liên bang cũng có quyền bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử cấp địa phương và
bầu cử Nghị viện châu Âu khi công dân đó đang sống ở một nhà nước thành viên khác.
Để giữ gìn hoà bình, tăng cường an ninh quốc tế, các nước Liên
minh châu Âu khẳng định trong quan hệ quốc tế phải tuân thủ theo những nguyên tắc
mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã thông qua từ năm 1945. Đó là các nguyên tắc: Bình đẳng về
chủ quyền giữa các nước; Tôn trọng và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; Giải quyết hoà
bình và các tranh chấp quốc tế; Từ bỏ dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong
quan hệ quốc tế chống lại toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc
gia.
Mặt khác, để thực hiện mục
tiêu giữ gìn hoà bình an ninh quốc tế, các nước Liên minh châu Âu cam kết thực
hiện Đinh ước Henxinki (Phần Lan) 1-8-1975. Về cơ bản, những nguyên tắc của Định
ước Henxinki giống các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Song Định ước
có đề cập thêm một nguyên tắc là không quốc gia nào được vi phạm biên giới của
các quốc gia khác.
Trong chính sách đối ngoại của mình, Liên minh châu Âu coi mục
tiêu khuyến khích hợp tác quốc tế là hết sức quan trọng, vì Liên minh cần thiết
phải có sự hợp tác đa phương, đa dạng với các nước trên thế giới. Quan hệ hợp tác giữa liên minh châu Âu
với các nước tập trung vào ba nhóm chính: Các nước công nghiệp phát triển; Các
nước Đông Âu và Liên Xô cũ; Các nước đang phát triển. Trong bối cảnh chính sách
đối ngoại của Liên minh châu Âu còn đang trong quá trình xây dựng, quan hệ của
Liên minh với ba nhóm nước này chủ yếu dựa trên cơ sở của sự hợp tác về thương
mại và về những liên kết chung.
Như vậy, nội dung chính sách
đối ngoại giai đoạn đầu sau chiến tranh lạnh của Liên minh châu Âu chủ yếu tập
trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất, cần thiết nhất. Đó là việc nhất
thể hoá một châu Âu để có thể đối mặt với
những vấn đề đặt ra: Bình ổn nội khối, suy thoái về kinh tế, khả năng hợp tác
cũng như phòng thủ tập thể kém, hay các vấn đề về xung đột… Mặc dù chính sách
đối ngoại này của Liên minh châu Âu còn đang trong quá trình xây dựng và chưa
hoàn thiện, nhưng có thể thấy, trong giai đoạn đầu của quá trình hợp nhất châu
Âu, Liên minh châu Âu cũng đã đưa ra được một chính sách đối ngoại hợp lý, hiệu
quả. Và dù chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu sau này có được bổ sung
hay hoàn chỉnh hơn cho hợp với xu thế mới, thì chính sách đối ngoại dựa trên
Hiệp ước Masstricht vẫn được xem như là nền tảng quan trọng cho những công
trình được xây dựng sau này.
Chiến lược châu Á mới xác
định được bốn mục tiêu tổng quát và lĩnh vực cho sự xuất hiện ở châu Á của Liên
minh châu Âu. Bốn mục tiêu đó là: Tăng cường sự hiện diện kinh tế tại châu Á để
duy trì vai trò dẫn dắt của Liên minh châu Âu trong nền kinh tế thế giới; Đóng
gớp cho sự ổn định ở châu Á thông qua tiếp xúc hợp tác kinh tế và tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau; Thúc đẩy sự hợp tác kém phồn vinh trong khu vực; Đóng góp
cho sự phát triển và củng cố dân chủ, cai quản bằng pháp luật, tôn trọng quyền
con người và các quyền tự do cơ bản khác ở châu Á.
Sự phát triển nhanh chóng
của Đông Á đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Liên minh châu Âu thoát khỏi khó
khăn. Khi mà thị trường châu Âu đang bị bão hoà thì một thị trường mới, năng động
ở châu Á, đặc biệt là Đông Á, được xem như là một lựa chọn thích hợp cho Liên
minh châu Âu. Bên cạnh đó, thời gian này Mỹ và Nga cũng giảm bớt sự hiện diện
quân sự trực tiếp ở châu Á, một khoảng trống quyền lực xuất hiện ở khu vực.
Trong khi đó, lịch sử đã cho thấy, châu Á, dù muốn hay không, luôn cần có sự hiện
diện của một cường quốc bên ngoài để duy trì sự cân bằng chiến lược giữa các nước
trong khu vực đối lập nhau. Do đó việc Liên minh châu Âu xuất hiện ở đây không
chỉ nhằm tạo lập mối quan hệ về kinh tế mà còn nhằm tăng cường, phát huy được
vai trò của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cả về chính trị và quân sự.
Phát triển quan hệ với châu Á, Liên minh châu Âu sẽ đảm bảo lợi ích của mình ở
khu vực này và do đó tạo được đối trọng với các nước trong khu vực này như
Trung Quốc, Nhật Bản… qua đó duy trì mục đích hàng đầu là vị trí dẫn đầu trong
nền kinh tế thế giới.
Chính sách châu Á mới, như
vậy, là một sự điều chỉnh phù hợp trong chính sách đối ngoại của Liên minh châu
Âu trong sự nổi lên mạnh mẽ của châu Á. Chính sách này đánh dấu sự phát triển mạnh
mẽ của Liên minh không chỉ về kinh tế mà còn bước đầu đánh dấu vai trò của Liên
minh trong đời sống chính trị, quân sự thế giới.
Ngoài việc chính sách đối
ngoại được điều chỉnh tập trung vào chống khủng bố, Liên minh châu Âu còn có những điều chỉnh chính sách trong quan hệ
với các quốc gia, khu vực trên thế giới, đặc biệt là Nga, Mỹ và khu vực Trung
Á. Xin đưa ra đây một số điều chỉnh
tiêu biểu của Liên minh châu Âu trong quan hệ với hai đối tác lớn là Nga và Mỹ.
Trong quan hệ với Nga, hội
nghị cấp cao giữa Liên minh châu Âu và Nga họp tại Matxcova tháng 5-2002 thông
qua tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến luợc Liên
minh châu Âu – Nga. Theo đó, Liên minh châu Âu chính thức công nhận Nga là nước
có nền kinh tế thị trường tự do. Sự thừa nhận này được xem như “giấy thông hành”
không chỉ để hàng hoá Nga thâm nhập một cách bình đẳng vào thị trường các nước
Liên minh châu Âu mà còn là điều kiện để Nga đàm phán gia nhập WTO. Không dừng
lại ở đó, quan hệ hai bên còn có những bước tiến dài trong lĩnh vực chính trị,
an ninh, quân sự. Điểm đặc biệt quan trọng là Liên minh châu Âu đã thay đổi thái
độ về vấn đề Tresnia của Nga[2],
trong khi trước đó không lâu cũng chính Liên minh này đã đi đầu trong việc công
khai lên án rồi tuyên bố cấm vận để trừng phạt Nga về việc sử dụng vũ lực để giải
quyết vấn đề Tresnia.
Trong quan hệ với Mỹ, mặc
dù hai bên còn có những bất đồng về một số vấn đề như: Mỹ không phê chuẩn Nghị đinh
thư
Có thể thấy, sau sự kiện
11-9, chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu không còn dừng lại ở việc hoạch
định ra một chính sách nhằm thống nhất châu Âu. Chính sách đối ngoại này cũng
không chỉ dừng lại ở việc xác định một “Chính sách châu Á mới” có lợi cho sự phát
triển của Liên minh. Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đã chuyển sang
một trang mới: Liên minh châu Âu đã có những hành động trong lĩnh vực chính trị,
quân sự trong quan hệ quốc tế. Tầm ảnh hưởng của Liên minh trong đời sống thế
giới, có thể nói, đã không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn tràn sang các
lĩnh vực chính trị, quân sự. Liên minh châu Âu cũng đã có uy tín trên trường quốc
tế chứ không phải chỉ ở khu vực.
Dù vậy nếu chỉ nhìn Liên
minh châu Âu dưới lăng kính chính sách đối ngoại và an ninh chung có thể sẽ không
đánh giá đúng vị trí cũng như vai trò của Liên minh này trong quan hệ quốc tế
hiện nay. Liên minh châu Âu còn thực sự là một tác nhân quan trọng trong quan hệ
quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét