4/4/12

NỘI DUNG ÔN THI HK II LỊCH SỬ 7


NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 7
1.                       Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Ý chí đấu tranh chống áp bức và tinh thần yêu nước của nhân dân ta
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và Bộ chỉ huy Tây Sơn
- Ý nghĩa lịch sử :
+ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Lê-Trịnh, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước và đặt nền tảng thống nhất đất nước.
+ Đánh đuổi ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc.
2.   Chính sách phục hồi kinh tế và xây dựng văn hoá dân tộc của Quang Trung
-       Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (Quang Trung), cho dựng kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
-       Về kinh tế, vua Quang Trung đã:
+ Ban chiếu khuyến nông, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất
+ Bãi bỏ hoặc giảm các thứ thuế
+ Mở cửa thông thương với bên ngoài
ð Kết quả: nền kinh tế được phục hồi và phát triển
-       Về văn hoá giáo dục, vua Quang Trung đạ:
+ Ban chiếu lập học, cho phép mở trường dạy học ở các làng, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.
+ Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và sách chữ Nôm dùng trong giáo dục, thi cử.
ð Đề cao tinh thần dân tộc
3.   Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
-       Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của phong trào Tây Sơn gắn liền với 2 chiến thắng vang dội, đánh bại quân xâm lược Xiêm và Thanh.
a.   Kháng chiến chống Xiêm
-       Cuối năm 1784, theo sự cầu viện của Nguyễn Ánh, 5 vạn quân Xiêm chia làm 2 đường thuỷ-bộ tràn vào chiếm miền Tây Gia Định, chúng ra sức cướp bóc nhân dân ta.
-       Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ cho quân mai phục ở Rạch Gầm – Xoái Mút và cho quân đánh vào doanh trại địch.
-       Ngày 19-1-1785, quân Xiêm lọt vào trận địa mai phục của ta và bị tiêu diệt hoàn toàn, Nguyễn Ánh chạy thoát thân sang Xiêm.
-       Ý nghĩa: đây là trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc, đánh bại quân Xiêm, bảo vệ độc lập dân tộc.
b.   Kháng chiến chống Thanh
-       Cuối năm 1788, theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, 29 vạn quân Thanh tràn vào nước ta, chiếm đóng Thăng Long, ra sức cướp bóc nhân dân ta.
-       Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (Quang Trung) và tiến quân ra Bắc
-       Ngày 23 Tháng Chạp 1788, Quang Trung đến Thanh Hoá, tuyển thêm quân và chia quân thành 5 đạo tiến ra Thăng Long.
-       Đêm 30 Tết Kỉ Dậu (1789), Tây Sơn tiêu diệt các đồn tiền tiêu.
-       Mùng 3 Tết, tiêu diệt đồn Hà Hồi
-       Mùng 5 Tết, tiêu diệt đồn Ngọc Hồi và Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ chạy về nước
-       Trưa Mùng 5 Tết Kỉ Dậu, cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn
-       Với chiến thắng này, quân Tây Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc.

4.   Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII như thế nào?  
-       Thủ công nghiệp: các nghề thủ công truyền thống như: dệt vải lụa, rèn sắt, đúc đồng…đều ngày càng phát triển, hình thành các làng nghề nổi tiếng như Thổ Hà, Bát Tràng, La Khê….
-       Thương nghiệp: được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, thuyền buôn các nước châu Á, châu Âu đến nước ta để mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi… và bán len dạ, đồng hồ… Ngoài ra, họ còn lập các phố xá để buôn bán, hình thành cá đô thị sầm uất như Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà…
5.   Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn
a.   Nguyên nhân thắng lợi
-       Nhân dân một lòng ủng hộ nghĩa quân đánh giặc
-       Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi…
b.   Ý nghĩa lịch sử
-       Kết thúc 20 năm ách đô hộ của nhà Minh trên đất nước ta.
-       Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước
6.   Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
-       Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân.
-       Năm 1806, Nguyễn Ánh xưng đế, xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền.
-       Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)
-       Năm 1831-1832, vua Minh Mạng chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên
-       Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng hệ thống truyền tin từ Bắc chí Nam.
-       Ngoại giao: thần phục nhà Thanh, bắt Lào và Chân Lạp thần phục. Ngoài ra, nhà Nguyễn còn đóng cửa với phương Tây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét