4/4/12

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 6


NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
1.   Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
-       Nông nghiệp: nhân dân ta đã biết sử dụng công cụ bằng sắt, sử dụng sức kéo trâu bò, biết trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá.
-       Thủ công nghiệp: các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, dệt vải… ngày càng phát triển mạnh mẽ.
-       Thương nghiệp cũng có những bước phát triển mới, buôn bán với các nước bên ngoài.
2.   Tình hình văn hoá nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
-       Chính quyền đô hộ cho mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và phong tục tập quán của người Hán vào nước ta để “đồng hoá” dân ta.
-       Dân ta vẫn giữ được Tiếng Việt, phong tục tập quán của người Việt như nhuộm răng, ăn trầu… Đồng thời, dân ta đã tiếp thu và “Việt hoá” chữ Hán…
ð Kết quả: dân ta không bị đồng hoá.
3.   Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
-       Nguyên nhân: do căm ghét sự thống trị tàn bạo của bọn đô hộ nhà Lương, Lý Bí về quê chuẩn bị khởi nghĩa.
-       Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (Sơn Tây), hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ. Nghĩa quân đánh chiếm thành Long Biên, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
-       Năm 542 và 543, nhà Lương 2 lần cho quân sang đàn áp nhưng đều bị thất bại.
-       Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt niên hiệu Thiên Đức, đặt tên nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch và thành lập triều đình với 2 ban văn, võ.
4.   Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
-       Năm 618, nhà Đường đặt ách đô hộ ở nước ta. Nhà Đường cho đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội)
-       Nhà Đường đã:
+ Cho sửa sang đường giao thông thuỷ bộ.
+ Cho xây thành, đắp luỹ và tăng số quân đồn trú.
+ Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt dân ta cống nạp các sản vật quý như ngọc trai, sừng tê, đồi mồi, trầm hương ….
ð Đời sống nhân dân ta vô cùng cơ cực
5.   Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ VI như thế nào?
a.   Kinh tế
-       Nông nghiệp: người Cham-pa đã biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò, biết trồng lúa nước, cây ăn quả, khai thác lâm sản… đặc biệt, họ biết chế tạo ra guồng nước để đưa nước tưới cho các thửa ruộng cao.
-       Thủ công nghiệp: nghề làm gốm ngày càng phát triển mạnh
-       Thương nghiệp phát triển, buôn bán với các nước như Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ…
b.   Văn hoá
-       Chữ viết: từ thế kỉ IV, người Cham-pa biết tiếp thu chữ Phạn (Ấn Độ) để sáng tạo ra chữ viết riêng.
-       Tôn giáo: theo đạo Bà La môn, đạo Phật
-       Người Cham-pa có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu cau…
-       Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu như Tháp Chăm, đền, tượng…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét