19/10/16

Bài 6 và 7 Lịch sử lớp 11

Bài 6
 THẾ CHIẾN THỨ NHẤT (1914 – 1918)
I. NGUYÊN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH
1. Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều về kinh tế và thuộc địa làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc sâu sắc. Hậu quả:
+ Bùng nổ các cuộc chiến tranh đế quốc (Trung-Nhật; Mĩ-Tây Ban Nha; Anh-Bô-ơ; Nga-Nhật).
+ Hình thành 2 khối quân sự đối lập:
Khối Liên minh gồm: Đức, Áo-Hung, Italia (1882)
Khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907)
 Cả hai khối cùng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh bùng nổ.
2. Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28.06, Hoàng thân Áo-Hung bị sám sát tại Xecbia.
- Ngày 28.07, Áo – Hung tuyên chiến với Xec-bi-a.
- Ngày 01.08, Đức tuyên chiến với Nga
- Ngày 03.08, Đức tuyên chiến với Pháp
- Ngày 04.08, Anh tuyên chiến với Đức
=> Chiến tranh thế giới bùng nổ.
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN TRANH
1.   Giai đoạn 1914 – 1916:
Mặt trận phía Tây:
-       Đức nhanh chóng đánh bại quân Pháp và uy hiếp Pari.
Mặt trận phía Đông:
-       Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp.
=> Kết quả: năm 1916, hai phe đều cầm cự
2. Giai đoạn 1917 – 1918:
Mặt trận phía Tây:
- Tháng 4.1917, Mĩ tham chiến cùng Anh, Pháp, Nga.
- Tháng 7.1918 Anh, Pháp phản công
-       Tháng 9.1918 Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công Đức, đồng minh Đức đầu hàng.
-       Ngày 11.11.1918, Đức đầu hàng
Mặt trận phía Đông:
-       Ngày 7.11.1917, Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh.
III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
a.   Kết quả:
- Đem lại lợi ích cho các nước thắng trận.
- Gây ra hậu quả nặng nề: 10 tr người chết, 20tr người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy, chiến phí đến 85 tỉ USD.
b. Tính chất:
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa để phân chia thuộc địa. Kết thúc thời cận đại, mở ra thời hiện đại của lịch sử thế giới.
----------------------



Bài 7
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
1.      Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại.
Lĩnh vực
Tác giả tiêu biểu
Văn học
Coóc-nây, La Phôngten, Mô-li-e…
Âm nhạc
Bét-tô-ven, Môda..
Hội họa
Rem-bran
Tư tưởng
Mông-téc-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô….
2. Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
a. Văn học
- Phương Tây: Tác giả: Vich-to Huy-gô, Lép Tôn-xtôi, Mác Tuên, Ban-dắc, Pu-skin…các tác phẩm của họ đã phản ánh cuộc sống của những người lao động nghèo khổ đương thời.
- Phương Đông: Ra-bin-đra-nát Ta-go, Lỗ Tấn, Hô-xê Ri-dan…nội dung văn học phản ánh đời sống nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao, ý chí anh hùng đấu tranh cho độc lập, tự do.
- Mĩ Latinh: nhà văn Hô-xê Mác-ti tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cu-ba và Mĩ Latinh.
b. Nghệ thuật
- Các lĩnh vực như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc … cũng rất phát triển với cung điện Vec-xay, họa sĩ Van gốc, Phu-gi-ta, Pi-cat-xô, nhà âm nhạc Trai-cốp-xki ..

3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa TK XIX đến đầu TK XX.

30/9/16

Lịch sử 11 bài 3-5

Bài 3: TRUNG QUỐC
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
giảm tải
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX đến đầu Tk XX.
a. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc:
- Ngày 1-1-1851, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo bùng nổ ở Quảng Tây.
- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng một số địa phương, xây dựng chính quyền ở Thiên Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
- Năm 1864, nhà Thanh đàn áp phong trào → khởi nghĩa thất bại.
b. Cuộc vận động Duy Tân:
-  Năm 1898, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được vua  Quang Tự ủng hộ tiến hành cuộc Duy Tân.
- Ngày 21-9-1989, phong trào bị thất bại do:
+  TS còn yếu, PK được đế quốc giúp đỡ nên còn mạnh.
+ Không dựa vào nhân dân mà chỉ dựa vào sĩ phu, quan lại
c. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn:
-Năm 1900, PT Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở  Sơn Đông, nghĩa quân tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
- Liên quân 8 nước can thiệp và đàn áp dã man phong trào.
- Năm 1901, nhà Thanh ký hiệp ước Tân Sửu, TQ trở thành nước nửa thuộc địa nửa PK.
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
a. Tôn Trung Sơn và TQ Đồng minh hội.
- Cuối TK XIX đầu TK XX, giai cấp tư sản ra đời và thành lập các tổ chức chính trị, tiêu biểu là Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng Dân chủ tư sản.
- Năm 1905, TTS thành lập TQ Đồng minh hội nhằm: 
+ Đánh đổ Mãn Thanh, 
+ khôi phục Trung Hoa, 
+ thành lập Dân quốc, 
+ thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
b. Cách mạng Tân Hợi.
- Ngày 9-5-1911, Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc → bùng nổ cuộc đấu tranh.
- 10-10-1911, khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương và nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam và Trung TQ.
-29-12-1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại tổng thống Trung Hoa Dân Quốc và thông qua Hiến pháp lâm thời.
- 6-3-1912, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc. 
- Tính chất: Đây là cuộc cách mạng TS, lật đổ PK, mở đường cho CNTB phát triển.
- Ý nghĩa: Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh ở các nước châu Á.
- Hạn chế: + Không thực sự thủ tiêu giai cấp PK 
     + Không đụng chạm đến các nước đế quốc
     + Không giải quyết ruộng đất cho nông dân
=> Đây là CMTS không triệt để.
                                                                            
Bài 4:CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
1. Quá trình xâm lược của chủ  nghĩa thực dân vào các nước ĐNA.
-Nguyên nhân:
+ Các nước đế quốc đang đẩy mạnh bành trướng thuộc địa sang châu Á.
+ Các nước ĐNA giàu tài nguyên, vị trí thuận lợi lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu → thực dân xâm lược ĐNA.
- Quá trình xâm lược. SGK
- Kết quả: hầu hết các nước đều trở thành thuộc địa của đế quốc (trừ Xiêm).
2. Phong trào chống thực dân của Hà Lan (SGK)
3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin (SGK)

4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia và Lào.
- Nguyên nhân: 
+ Năm 1863, Pháp xâm lược CPC.
+ Năm 1893, Pháp xâm lược Lào.
+ Do sự xâm lược và thống trị tàn bạo, hà khắc của Pháp => nhân dân đứng lên đấu tranh.
- Diễn biến (SGK)
- Kết quả: đều thất bại do mang tính tự phát, thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức lãnh đạo.
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần bất khuất và tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương. 
6. Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu TK XX.
- Giữa TK XIX, trước nguy cơ xâm lược của thực dân Anh và Pháp, vua Ra-ma IV và Ra-ma V tiến hành cải cách mở cửa.
- Nội dung cuộc cải cách năm 1868 ở Xiêm
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, chế độ lao dịch.
+ Giải phóng sức lao động.
+ Giảm nhẹ thuế ruộng đất.
+ Khuyến khích tư nhân kinh doanh công thương nghiệp, ngân hàng.
+ Cải cách theo phương Tây về hành chính, quân đội, ngoại giao…
=> Xiêm phát triển theo con đường TBCN và dựa vào vị trí nước đệm nên giữ được độc lập tương đối về chính trị.


Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH
(Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
1. Châu Phi
a. Các nước đế quốc xâm lược châu Phi.
- Nguyên nhân:
+ Châu Phi là nơi: Giàu tài nguyên; Vị trí quan trọng; Có nền văn hóa lâu đời.
+ Tuy nhiên, trình độ phát triển còn thấp, đa số nhân dân còn sống trong tình trạng bộ lạc, thị tộc.
=> Các nước đế quốc phương Tây xâm lược Châu Phi.
- Quá trình xâm lược của đế quốc: SGK
- Kết quả: Đầu TK XX, các nước hoàn thành phân chia châu Phi. Tuy nhiên, sự phân chia này không đều nhau → mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
b. Phong trào đấu tranh của nhân dân:
- Nguyên nhân: Thực dân áp bức, bóc lột và cai trị hà khắc với nhân dân làm cho nhân dân đói khổ, đứng trước nguy cơ diệt vong => Họ nổi dậy đấu tranh.
- Diễn biến: SGK
- Kết quả: hầu hết các cuộc đấu tranh đều thất bại do:
+ Trình độ tổ chức chiến đấu còn thấp.
+ Lực lượng còn quá chênh lệch.
2. Khu vực Mĩ Latinh.
a. Thực dân xâm lược Mĩ Latinh:
- Mĩ Latinh bao gồm Trung và Nam Mĩ. Nền văn hóa lâu đời như: Văn hóa May-a, In-ca...
- Thế kỉ XV, các nước TBN, BĐN, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt xâm chiếm toàn bộ khu vực này.
b. Phong trào đấu tranh
- Nguyên nhân: do thực dân cai trị dã man, tàn khốc, làm cho nhân dân vô cùng cơ cực , nguy cơ bị diệt chủng => Nhân dân nổi dậy đấu tranh.
- Diễn biến: SGK
- Kết quả: Thắng lợi, hàng loạt quốc gia độc lập ra đời như Hai-i-ti (1804), Braxin (1822)....
c. Mĩ Latinh sau khi độc lập:
- Nhiều nước có nhiều tiến bộ về kinh tế, xã hội. tuy nhiên, phải đấu tranh chống âm mưu bành trướng của Mĩ. 
- Chính sách của Mĩ:
+ Đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823)
+ Thành lập tổ chức Liên Mĩ (1889).
+  Áp dụng chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”.

=> Nhằm can thiệp, biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

23/8/16

GÓC NHÌN CUỘC SỐNG - QUAN TRỌNG NHƯ CUỘC ĐỜI

Đừng mang đá đặt trong tâm, lời của cổ nhân giúp ta dứt đi phiền muộn


1. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn 
Suy nghĩ luôn có tác động rất lớn đến mỗi chúng ta. Bản thân nghĩ như thế nào thì dần dần con người mình cũng thành thế ấy.
Bạn nghĩ bạn không làm được, chắn chắn bạn sẽ không làm được. Còn nếu nghĩ mình sẽ thành công thì bạn sẽ có được thành công vì tự bản thân bạn sẽ biết cách tạo nên điều đó.
Tương tự như thế, chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp, cuộc sống cũng ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng sẽ có khả năng biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.

2. Hãy ngưỡng mộ thay vì ghen tị 
Đố kỵ sẽ khiến cho tâm hồn bạn mệt mỏi, ưu phiền. Sao không thử đối đãi thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ chân thành?
Đố kỵ chỉ làm cho bạn thêm nặng lòng, tâm không lúc nào yên bình, thậm chí vì đố kỵ con người có thể trở thành xấu xa, làm ra việc ác mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.
3. Tức giận là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
Trong cuộc sống, sẽ có nhiều thời điểm bạn tức giận, cáu gắt với người khác, nhưng sự tức giận đó có thể làm hại chính bản thân mình. Vì thế, đừng bao giờ nói bất cứ điều gì khi bạn tức giận, cũng đừng thốt ra bất kỳ lời cay nghiệt nào.

Người xưa thường nói: “Giận quá mất khôn” thực rất chính xác. Bạn có thể thốt ra những lời tệ hại khi bạn tức giận. Lúc đó, bạn có thể làm tổn thương người khác mà không hề hay biết. 

4. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm 
Bạn luôn tìm kiếm sự thanh tịnh từ những yếu tố bên ngoài. Một nơi vắng vẻ, một cuốn sách hay, một bản nhạc nhẹ nhàng… nhưng thực sự thanh tịnh chỉ xuất phát từ chính bản thân bạn mà thôi.
Nếu tâm của bạn bớt nóng giận, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng biết mấy.

5. Nhân từ với mọi người 
Hãy nhân từ với người khác vì biết đâu một ngày nào đó, bạn cũng sẽ rơi vào những hoàn cảnh giống như họ. Đừng chỉ trích người khác, người giàu cũng như người nghèo ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.
Nhìn người bằng con mắt nhân từ thì cuộc đời bạn sẽ luôn đẹp. Tâm can bạn sẽ được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.

6. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ 
Một điều thật hiển nhiên là chiến thắng bản thân còn khó khăn hơn chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục mình chính là cửa ải khó khăn nhất mà con người phải trải qua.

7. Mọi việc tuỳ duyên 
Cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì sẽ mãi mãi không thuộc về mình. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.

Theo Langnhincuocsong 

4/4/16

NỘI DUNG ÔN THI HK II - MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 - NĂM HỌC 2015-2016

THÔNG BÁO!
Lớp 11 - Cơ sở Trần Nhật Duật ÔN THEO KẾ HOẠCH SAU:
Thứ 5 (7/4) và thứ 6 (8/4) sẽ kiểm tra câu 6, 7, 8, 9
Thứ 5 (14/4) và Thứ 6 (15/4) sẽ kiểm tra câu 1, 2, 3, 4, 5
Vì thời gian không còn nhiều, đề nghị các Bạn cố gắng nghiêm túc thực hiện theo Kế hoạch trên nhé.
Lớp 11 - Cơ sở Cộng Hòa làm việc theo Kế hoạch sau:
Thứ Hai (11/4), Kiểm tra câu 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Vì thời gian không còn nhiều, đề nghị các Bạn cố gắng nghiêm túc thực hiện theo Kế hoạch trên nhé.

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II
Môn: LỊCH SỬ 11
Năm học 2015 – 2016

Câu 1. Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược 1931 – 1937.
Từ những năm 30, Các nước phát xít Đức, Italy, Nhật liên kết thành phe Trục và đẩy mạnh xâm lược như: Đức thôn tính Tiệp Khắc, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, Italy can thiệp vào Bắc Phi.
Thái độ của các nước đối với phát xít:
- Liên Xô muốn liên kết với Anh, Pháp để cùng chống PX nhưng bị từ chối.
- A, P muốn “mượn tay” PX tiêu diệt LX nên dung dưỡng, thỏa hiệp với PX.
- Mĩ thực hiện “đạo luật trung lập”, không can thiệp ngoài châu Mĩ
2. Từ hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới.
- Năm 1938, Hit-le (Hiller) gây ra vụ Xuy-đet để thôn tính Tiệp Khắc.
- Ngày 29-9-1938, Hiệp ước Muy-nich được ký kết, A,P trao Xuy-đet cho Đức, đổi lại, Đức hứa tấn công LX -> Đỉnh cao sự nhân nhượng, thoả hiệp của A, P đối với PX.
 - Ngày 23-8-1939, Xô – Đức ký bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau.
- Ngày 01-9-1939, Đức tấn công Ba Lan.
- Ngày 03-9-1939, A, P tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Câu 2. Sự thất bại của phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản
Phát xít Đức đầu hàng
- Tháng 6-1944, LX được giải phóng. Hồng Quân LX giải phóng các nước Đông Âu.
-  Ngày 6-6-1944, Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng Pháp và một số nước Tây Âu, chuẩn bị tấng công Đức.
- Tháng 1-1945, Liên Xô tấn công Đức từ phía Đông.
- Tháng 2.1945, các nước đồng minh tấn công Đức từ phía Tây.
- Ngày 30.04.1945, LX chiếm tòa nhà Quốc hội Đức, Hit-le tự sát.
- Ngày 9.5.1945, Đức đầu hàng không đều kiện, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
Chủ nghĩa quân phiệt Nhật đầu hàng
- Đầu năm 1945, liên quân Anh – Mỹ tấn công Nhật ở châu Á.
- Từ ngày 9 – 14.8.1945, Hồng Quân Liên Xô tiêu diệt 1 triệu quân Quan Đông của Nhật ở Trung Quốc.
- Ngày 6 & 9. 8 1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki.
- Ngày 15.8.1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai kêt thúc.

Câu 3. Kết cục chiến tranh thế giới thứ hai
- CNPX bị tiêu diệt tận gốc, thắng lợi thuộc về phe các nước đồng minh. LX, Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định đánh bại phát xít.
- Chiến tranh gây ra hậu quả nặng nề: 70 nước tham gia; 60 tr người chết, 90tr người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị thiêu hủy, thiệt hại gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ I.
-Tính chất: lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa để phân chia thuộc địa. Từ năm 1941, Đức tấn công Liên Xô, chiến tranh trở thành chính nghĩa của toàn nhân loại chống phát xít, chống chiến tranh vì hòa bình, an ninh thế giới.

4. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), nhân dân ĐNK anh dũng chống Pháp. Phong trào ‘tị địa” diễn ra sôi nổi, gây cho P nhiều khó khăn.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1859-1864)
- Nguyên nhân: Nhà Nguyễn Ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), nhường 3 tình miền Đông Nam Kì cho Pháp và buộc Trương Định đi lãnh binh ở miền Tây. Trương Định không đi, ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
- Diễn biến:
+ Nhân dân suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái để lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Nghĩa quân xây dựng căn cứ Tân Hòa (Gò Công) và anh dũng chiến đấu, gây cho Pháp “thất điên bát đảo”. Pháp tấn công nghĩa quân rút về căn cứ Tân Phước.
+ Ngày 20.8.1864, Pháp bất ngờ tấn công căn cứ Tân Phước, Trương Định bị thương và tự sát để bảo toàn khí tiết.
- Kết quả: khởi nghĩa thất bại.

5. Pháp chiếm  Tây Nam Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, từ ngày 20 – 24/6/ 1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
- Nhân dân tiếp tục kháng Pháp, một số văn thân, sĩ phu bất hợp tác với Pháp. Những người khác bám đất, bám dân đánh Pháp như Trương Quyền (Tây Ninh), Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực…
Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp, thất bại do vũ khí thô sơ, lực lượng chênh lệch, thiếu tổ chưa lãnh đạo và đường lối đúng đắn.
Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu nước nồng nàng, ý chí bất khuất của nhân dân ta.

Câu 6. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Pháp đang rất cần thị trường, nguyên liệu và nguồn nhân công nên chuẩn bị xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Cuối 1872, Pháp chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì, Pháp cử Đuy-puy ra Hà Nội để gây rối.
Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-ê đem quân ra Bắc Kì.
Ngày 19-11-1873, Pháp gửi “tối hậu thư” buộc Nguyễn Tri Phương giao thành.
Ngày 20-11-1873, không đợi trả lời, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội.
Kết quả: thành mất, Pháp chiếm luôn các tỉnh đồng bằng Bắc Kì như Nam Định, Hài Dương, Hưng Yên...

Câu 7. Nhân dân Bắc Kì chống Pháp từ 1873-1874
Trong thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương anh dũng chiến đấu, bị thương và tự sát để không rơi vào tay giặc.
Các sĩ phu, văn thân yêu nước bí mật lập Nghĩa hội chống Pháp.
Nhân dân Bắc Kì chống Pháp dưới mọi hình thức như tự tay đốt các dãy phố để tạo thành bức tường lửa chống Pháp.
Ngày 21-12-1873, Gac-ni-ê bị giết tại Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang. Nhân dân phấn khởi nhưng triều đình muốn thương lượng với Pháp.
Ngày 15-3-1874, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận sáu tỉnh Nam kì thuộc Pháp.

Câu 8. Phong trào Cần Vương
Sau thất bại ở Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước.
=>  Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
Giai đoạn 1885-1888
- Dưới sự lãnh đạo của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, phong trào lan rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì, lôi kéo đông đảo văn thân, sĩ phu, tướng lãnh tham gia.
- Tháng 11.1988, Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri.
Giai đoạn 1888-1896: Phong trào được duy trì dưới sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật…và gây nhiều thiệt hại cho Pháp. Tuy nhiên, phong trào kéo dài đến năm 1896 thì thất bại.
Đặc điểm của phong trào Cần vương
Đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì. Một số cuộc khởi nghĩa giành được những thắng lợi bước đầu và gây nhiều thiệt hại cho Pháp như khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê. Tuy nhiên, do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp…nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Do đó, PTCV cũng kết thúc cùng với tiếng súng núi rừng Vụ Quang năm 1896.

Câu 9. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Nguyên nhân: để hưởng ứng PTCV, giúp vua cứu nước, Phan Đình Phùng và Cao Thắng xây dựng căn cứ ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để chống Pháp.
- Từ 1885 – 1887, là giai đoạn xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng và rèn đúc vũ khí, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
- Từ 1888 – 1896 là giai đoạn chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp.
- Tháng 5-1890, Cao Thắng bị thương và hi sinh
- Tháng 10-1894, nghĩa quân giành thắng lợi tại Vụ Quang.
- Ngày 28-12-1895, Phan Đình Phùng hi sinh => khởi nghĩa thất bại (1896)
-Ý nghĩa: đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong PTCV vì thời gian lâu dài nhất (hơn 10 năm), địa bàn rộng lớn nhất (4 tỉnh), chế tạo được súng trường kiểu Pháp, gây nhiều thiệt hại cho Pháp và có chỉ huy tài giỏi như PĐP, Cao Thắng,
- Nguyên nhân thất bại: thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức lãnh đạo.