Tình
hình chính trị xã hội thời Yamato từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII
- Vào cuối thế kỷ thứ III, ở Nhật đã
hình thành một vương quốc hùng mạnh - Vương quốc Yamato.
- Từ cuối thế kỷ thứ III, những ảnh hưởng
về hình thức mai táng của lục địa đã được thủ lĩnh và vua của các tiểu quốc áp
dụng.
- Người Nhật thời Yamato bắt đầu xây mồ
lớn bằng đất để chôn các tộc trưởng, đánh dấu bước đầu của thời kỳ văn hoá
Kofun (cổ phần; mộ cổ), kéo dài cho đến đầu thế kỷ thứ VIII.
- Kofun có nhiều hình dáng như tròn,
vuông, trên tròn dưới vuông, trước vuông sau tròn.
- Trong đó, loại trước vuông sau tròn
có quy mô lớn nhất và được coi là loại mộ cổ điển hình của Nhật Bản.
- Dựa vào đặc điểm về hình dáng, quy
mô, cấu trúc của mộ cổ và các đồ tùy táng mà người ta chia văn hóa Kofun làm ba
thời kỳ chính là tiền kỳ, trung kỳ và hậu kỳ.
- Kofun lúc đó có quy mô cực kỳ to lớn
(mộ hay lăng) lớn nhất có chiều dài là 800 mét.
- Quanh lăng thường có các hàng tượng đất
sét (haniwa) mang hình người mặc áo
giáp, nhà cửa, ngựa hay các động vật khác rất có giá trị mỹ thuật cũng như khảo
cổ.
- Vùng Yamato thuộc khu vực Kinki là một
trong hai trung tâm phát triển của văn hóa Yayoi.
- Như vậy, có thể từ cuối thế kỷ III đến
đầu thế kỷ IV, ở khu vực này đã xuất hiện một thế lực chính trị - tôn giáo hùng
mạnh nhờ liên kết các thủ lĩnh bộ lạc dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh mạnh nhất.
- Trong các thế kỷ IV, V, thế lực chính
trị này đã mở rộng cần ảnh hưởng bằng cách vừa chinh phục vừa liên kết với các
vùng lân cận, tiến tới hình thành một nhà nước cổ đại thống nhất torng một phạm
vi rộng lớn từ miền Bắc đảo Kyushu đến trung tâm đảo Honshu, gọi là nước Yamato
(Đại Hòa).
- Vị thủ lĩnh hùng mạnh đứng đầu nhà nước
này chính là tổ tiên của dòng họ Thiên Hoàng ngày nay.
- Từ giữa thế kỷ thứ IV, sau khi đã cơ
bản ổn định tình hình trong nước, triều đình Yamato càng chú ý mở rộng thế lực
sang bán đảo Triều Tiên.
- Xã hội Nhật Bản vào thời kỳ Yamato là
xã hội thị tộc (uji : thị).
- Trong nước có nhiều thị tộc, và mỗi
thị tộc được cai quản bởi tộc trưởng (uji no kami) và thờ một vị thần riêng của
thị tộc đó, gọi là ujigami.
- Tộc trưởng có vai trò điều hành các
nghi lễ tế thần, thống lãnh các thành viên thị tộc và đại diện cho thị tộc
trong các cuộc thương thuyết.
- Cơ sở căn bản của xã hội lúc này vẫn
là các thị tộc gồm nhiều gia đình sống quây quần trong một địa vực nhất định và
thường có nghề nghiệp chung.
- Các thị tộc lớn sở hữu một số nông
dân và thợ thủ công phụ thuộc không cùng dòng họ gọi là Bemin (bộ dân) hay
Kakibe (bộ cung).
- Những người này sống thành gia đình
và có nghĩa vụ lao động phục vụ cho thị tộc.
- Dòng
dõi của Thiên Hoàng Nhật Bản cũng bắt nguồn từ một trong những thị tộc này, và
sau khi thống nhất được lãnh thổ, thị tộc của Thiên Hoàng bắt đầu ban chức tước
quý tộc (kabane) cho những thị tộc lớn khác để củng cố và khẳng định quyền uy của
mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét