Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia đều có chủ quyền. Mỗi quốc gia đều có quyền quyết định tối cao và tự do. Các quốc gia không ở dưới một uy quyền nào và đối nghịch với nhau, sử dụng quyền lực để thực hiện các mục tiêu và thoả mãn các quyền lợi của quốc gia mình. Quan hệ quốc tế có thể bao gồm nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
- Quan hệ quốc tế là tổng thể những mối quan
hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự…giữa những
quốc gia & hệ thống quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng
tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế
(QHQT sau CTTG II. Nxb CTQG, 1962, tr.26).
- Quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội, song
là loại quan hệ xã hội có đặc điểm riêng nảy sinh trong quá trình hoạt động của
con người liên quan đến môi trường quốc tế. Quan hệ quốc tế này vượt khỏi biên
giới quốc gia, có những thay đổi và trở nên vô cùng phức tạp, bởi trong môi trường
quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi hoàn toàn khác với cơ chế trong nội
bộ quốc gia (Vũ Dương Huân, Bản chất và đặc thù của quan hệ quốc tế, Nghiên cứu
quốc tế, số 3, 9/2010).
- Quan hệ quốc tế là tất cả các loại hình
trao đổi hoạt động, là đối tượng quan hệ giữa các quốc gia và giữa các trao đổi
của cá nhân (Krapchenko, Liên Xô).
Chính trị quốc
tế là một khía cạnh trong mối quan
hệ giữa các quốc gia, trong đó quyền lực được sử dụng để kiểm soát, ảnh hưởng đến
hành động của những quốc gia khác và những quốc gia này có quyền lợi đối nghịch
nhau nên cũng phải sử dụng quyền lực để chống lại.
Những đặc điểm
của Quan hệ quốc tế:
+ Sự tranh giành quyền lực, can thiệp, dính
líu vào nước khác
+ Sự duy trì hiện trạng thế giới theo hướng
có lợi cho mình.
Những động lực
xâm lược của các quốc gia[1]:
+ Địa
lý: nới rộng diện tích quốc gia với những lí do như nhu cầu đất sinh sống
hoặc mở rộng theo ranh giới tự nhiên.
+ Kinh
tế: tìm kiếm lợi ích về tài nguyên, thị trường và cơ hội đầu tư.
+ Chiến
lược: xâm lược để đặt quyền kiểm soát ở các địa điểm chiến lược để
phòng thủ hay xây dựng các căn cứ tấn công vào các quốc gia lân cận
+ Ý
thức hệ: dùng một chính kiến thượng đẳng để biện giải việc bành trướng
quyền lực của mình ở các quốc gia nhược tiểu hoặc đối lập.
+ Quyền
lực: là nhân tố thúc đẩy các quốc gia kết hợp lại với nhau bởi nhiều
nhóm người rộng lớn.
+ Ý
tưởng dựa vào những cuộc xâm lược để củng cố an ninh quốc gia. Đó có thể
là cách để củng cố vị trí và đảm bảo sinh tồn của quốc gia.
+ Sự
hiện diện của giới thượng lưu hiếu động: một số cá nhân hay một nhóm
người có thể vì lí do riêng mà chủ trương bành trướng. ngoài ra, họ còn dùng ảnh
hưởng của mình để khuyến khích hành động xâm lược.
+ Tìm
kiếm sự ủng hộ của dân chúng: chiến thắng ngoại bang gây được tình cảm
dân chúng, củng cố lòng tự hào quốc gia và tăng thêm sức ủng hộ cho người lãnh
đạo chính phủ.
Trên đây là 8 nguyên nhân để các nước đẩy mạnh
quá trình xâm lược, bành trướng lãnh thổ cũng như khẳng định vị thế của quốc
gia trên trường quốc tế.
Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, chúng ta chú trọng
vào nội dung chính trị quốc tế. Sự can thiệp, dính líu hay duy trì hiện trạng…là
những biểu hiện chính sách tham vọng của tất cả các quốc gia trên thế giới – mà
đứng đầu là hai siêu cường: Liên Xô và Hoa Kì từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến nay.
[1] Andrew Gyorgy, Hubert S.Gibbs (1964), Trọng
đề trong Bang giao quốc tế,
Nghiên cứu Việt Nam, tr 9-10.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét