Hiệp định Paris, nhìn từ người
Mỹ phản chiến
09:50 | 26/01/2013
|
Jerry Elmer, người Mỹ phản chiến nổi tiếng thế giới và
là tác giả cuốn "Tội phạm vì hòa bình" kể vể bầu không khí cực kỳ
căng thẳng ở Mỹ những ngày trước khi Hiệp định Paris được ký kết.
> Ảnh chấn động về chiến tranh ở Việt Nam
> Ảnh chấn động về chiến tranh ở Việt Nam
Elmer là nghiên cứu viên thuộc Quỹ Hòa
giải của Mỹ, thành lập từ năm 1915 với mục tiêu hành động vì hòa bình, công
lý và phi bạo lực. Cuốn sách "Tội phạm vì hòa bình" của ông được
nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2005, và tái bản lần thứ ba vào tháng
1/2013, nhân kỷ niệm 40 năm ngày Hiệp định Paris được ký kết
|
Cuộc chạy
đua vào chiếc ghế tổng thống năm 1972 diễn ra giữa ứng cử viên chủ trương hoà
bình, thượng nghị sĩ George McGovern, và đương kim tổng thống Richard Nixon,
người đã duy trì và leo thang cuộc chiến tại Việt Nam trong 4 năm tại nhiệm.
Ngày
30/4/1970, Mỹ xâm lược Campuchia. Tháng 2/1971, Mỹ tấn công Lào. Cuộc đàm phán
nhằm kết thúc chiến tranh ở bán đảo Đông Dương, bắt đầu từ tháng 5/1968, đã qua
hàng trăm phiên kín và công khai, vẫn tiếp tục tại Paris nhưng có vẻ chưa đi
đến đâu.
Chiều ngày thứ năm 26/10, 11 ngày trước cuộc bầu cử,
Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ khi đó, (sau là Ngoại trưởng Mỹ) tổ
chức cuộc họp báo tại Nhà Trắng tuyên bố một tin chấn động về cuộc đàm phán hòa
bình. "Hòa bình trong tầm tay", Kissinger tuyên bố. Ngày
hôm sau, những từ này thành tiêu đề cho mọi trang nhất của các tờ báo của Mỹ:
"Hòa bình trong tầm tay".
Tuyên bố
đầy bất ngờ của Kissinger sau đó trở thành cảm hứng cho một "thành
ngữ", vẫn được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay ở Mỹ - "bất
ngờ tháng 10". Bất ngờ tháng 10 là tuyên bố đột ngột về một tin tức hết
sức tốt lành, xuất hiện ngay trước cuộc bầu cử. Tin này không sai, chỉ có điều
nó bao hàm dụng ý khi được công bố vào thời điểm chiến lược ngay trước cuộc bầu
cử.
Thực tế,
Kissinger không nói dối. Một tuần trước đó, ngày 20/10, Kissinger và người đàm
phán của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ đã hoàn tất thỏa thuận
về việc chấm dứt sự tham gia trực tiếp của quân đội Mỹ tại Việt Nam, thực hiện
lệnh ngừng bắn và trao trả tất cả tù nhân chiến tranh của cả hai bên.
Trong
những tháng trước cuộc bầu cử, để đáp lại những cuộc biểu tình đòi hỏi hòa bình
từ bên trong Mỹ, ít nhất 35 dự án luật về nội dung chống chiến tranh được đệ
trình lên quốc hội Mỹ. Một số chỉ là những nghị quyết không ràng buộc, nhưng
một số khác mang tính quyết định khi cắt kinh phí cho chiến tranh. Ví dụ ngày
24/7, Thượng nghị viện đã phê chuẩn Phụ lục Cooper-Brooke thi hành việc rút
hoàn toàn quân khỏi Việt Nam để đổi lấy việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phóng
thích các tù binh chiến tranh.
Trong cuộc
họp với Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ vào mùa thu, Nixon xem xét đến tinh
thần phản đối chiến tranh đang dâng cao trong Thượng viện, và nói: "Mỹ đã
đi trước một bước, chỉ còn thiếu việc cắt giảm ngân sách".
|
Ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger tại Paris năm
1973. Ảnh: AFP
|
Bận rộn
với tình hình chính trị trong nước, Nixon và Kissinger đã không thông báo cho
đồng minh của mình ở Việt Nam - chính quyền Sài Gòn và tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu, về thỏa thuận đạt được giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Vì vậy, cấp phó của
Kissinger, tướng Alexander Haig, được phái đi Sài Gòn để xoa dịu Thiệu và
thuyết phục Thiệu ủng hộ thỏa thuận này. Nhưng hẳn nhiên là Thiệu nhận ra chính
quyền của ông ta, vốn đã không được lòng dân nay lại không được sự hỗ trợ quân
sự của Mỹ, thì sẽ sụp đổ. Thiệu không đồng tình với thỏa thuận ngày 20/10 và
đưa cho Haig một danh sách dài những phản đối cụ thể của mình.
Kết quả là
đến ngày 20/11, lần gặp tiếp theo của Kissinger và ông Lê Đức Thọ tại Paris,
Kissinger yêu cầu thay đổi 69 điểm trong văn bản ngày 20/10, nhằm xoa dịu
Thiệu. Lập trường của Mỹ là hoàn toàn không hợp lý, chính Kissinger thừa nhận
việc này trong cuốn hồi ký "Những năm tháng ở Nhà Trắng", trang
1459.
Đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tất nhiên
là tức giận với hành động của chính quyền Nixon: thống nhất về một hiệp ước hòa
bình hoàn chỉnh vào ngày 20/10 để rồi thất hứa chỉ trong một tháng sau đó. Ngày
24/11, tại Paris, Kissinger và Haig đe dọa đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về
một cuộc leo thang chiến tranh nếu đoàn không đồng ý với những thay đổi.
Đến ngày
16/12, đàm phán hoàn toàn thất bại và ngày 18/12, Mỹ bắt đầu chiến dịch ném bom
hai thành phố đông dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thủ đô Hà Nội và thành
phố cảng Hải Phòng.
Trong 12
ngày đêm ném bom, 200 máy bay B-52 đã bay hơn 700 chuyến và các máy bay chiến
đấu, máy bay ném bom nhỏ hơn đã bay hơn 1.200 chuyến bổ sung. Những máy bay này
thả xuống 20.000 tấn bom. B-52 rải thảm hai thành phố, san bằng mọi thứ trên
mặt đất. Xét trên cả ba khía cạnh pháp luật, đạo đức và thực tiến, việc ném bom
hai thành phố kể trên đều là bất hợp pháp. Đánh bom dân thường là vi phạm luật
quốc tế và là tội ác chống lại loài người.
Ngoài ra,
phong trào vì hòa bình nổi lên mạnh mẽ sau vụ ném bom Giáng sinh và các cuộc
biểu tình nổ ra khắp đất nước Mỹ cũng như tại các nước khác.
Quốc hội
Mỹ nhanh chóng có những hồi đáp với phong trào hòa bình. Ngày 2/1/1973, Hạ viện
quyết định cắt kinh phí cho cuộc chiến và ngày 4/1, Thượng viện cũng ra quyết
định tương tự. Nixon và Kissinger lâm vào tình cảnh không mong muốn.
Tuy nhiên,
các quan chức Mỹ lập luận rằng cần phải có những hành động mạnh mẽ mới có hòa
bình, rằng chính cuộc đánh bom đã xúc tiến sự ký kết Hiệp định Paris. Cuối
tháng 1/1973, trong bản ghi nhớ bí mật của tổng thống Nixon cho tổng tham mưu
trưởng liên quân khi đó là Bob Haldeman, Nixon viết: "Chỉ có hành động
cứng rắn mà chúng ta đã thực hiện hồi tháng 12 mới có thể thuyết phục đối
phương, và chúng ta không lâm vào cảnh phải nhượng bộ Quốc hội hơn nữa"
Nhưng quan
điểm này thực ra không đúng với sự thật. Trên thực tế, các điều khoản và quy
định định trong Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 là hoàn toàn trùng khớp với
bản thỏa thuận 20/10/1972.
|
Người dân Mỹ tổ chức nhiều cuộc biểu tình trong
những năm 1970 để phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Biểu ngữ của người biểu
tình viết: "Chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và Đông Dương ngay bây
giờ". Ảnh: Linzik
|
Cụ thể,
trong biên bản tháng 10, nguyên văn Điều 1, Chương I, như sau: "Mỹ tôn
trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được
công nhận trong Hiệp định Geneva năm 1954". Các từ ngữ trong phiên bản
tháng 1 không sai một chữ.
Một điểm
gây chú ý nữa trong Hiệp định Paris là Điều II, Mục 3, Phần b, yêu cầu lệnh
ngừng bắn trên thực địa tại miền nam Việt Nam, không giống như Hiệp định Geneva
năm 1954, cho phép tái vũ trang ở miền bắc và nam lấy vĩ tuyến 17 làm căn cứ.
Trong biên bản tháng 10 có viết: "Các lực lượng vũ trang của hai đảng ở
miền nam Việt Nam được duy trì tại chỗ". Phiên bản tháng 1 cũng giống hệt
như vậy. Từng phần, từng phần của hai biên bản cũng giống nhau như đúc.
Thật đáng
buồn! Vụ ném bom Giáng sinh không hề "cần thiết" và không có một chút
tác động nào đến Hiệp định. Mục đích duy nhất của cuộc ném bom chỉ là tàn phá
nền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đó tìm cách kéo dài thời gian tồn
tại cho chính phủ mà Mỹ hậu thuẫn ở Sài Gòn mà thôi.
Tôi hy
vọng những nỗi buồn sẽ nguôi ngoai, như trong một bài thơ của Hồ Chí Minh viết
trong tập Nhật ký trong tù:
Sự vật vần xoay đà định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi!
... Người cùng vạn vật đều phơi phới
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.
Hết mưa là nắng hửng lên thôi!
... Người cùng vạn vật đều phơi phới
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét