III. Giáo dục tình cảm, đạo đức cho HS trong dạy-học Lịch sử ở trường
THPT.
3.1. Nguyên nhân phải coi trọng việc
giáo dục tư tưởng, tình cảm và đạo đức cho học sinh
+ Vì
mục tiêu giáo dục
+ Vì
ưu thế của môn Sử trong việc giáo dục
Giáo dục bằng truyền thống
Giáo dục bằng sự nêu gương
Giáo dục bằng sự chứng minh của
Lịch sử
3.2. Những nội dung tư tưởng, tình
cảm, đạo đức cơ bản có thể và cần giáo dục cho học sinh qua môn
lịch sử.
Bồi dưỡng lòng tự hào, lòng tin tưởng ở dân tộc,
ở nhân dân lao động : tự
hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc (về văn minh
Văn Lang – Au Lạc, Văn minh Đại Việt, Chiến thắng giặc ngoại xâm...)
Bồi dưỡng lòng yêu nước, căm thù bọn xâm lược, bọn bán nước.
Nêu cao tinh thần chiến đấu kiên cường, tinh thần
khắc phục khó khăn, quý trọng lao động.
Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, biết ơn các anh hùng dân tộc, các liệt sĩ, các
chiến sĩ từ trước tới nay.
Khơi dậy ý muốn cống hiến hết sức mình cho đất nước, cho dân tộc. Bồi dưỡng, xây dựng cho
ọhc sinh ý chí, tinh thần vượt khó qua các bài học lịch sử.
Góp phần giáo dục tinh thần quốc tế vô sản.
3.3. Cách thức tiến hành
Thầy
cô giáo phải có tư tưởng tình cảm, đạo đức tốt trước.
Phải
có chủ định : dự định sẽ giáo dục những tư tưởng tình cảm gì
cho học sinh trong mỗi bài dạy.
Tùy
theo nội dung của từng bài mà xác định nội dung tư tưởng, tình cảm,
đạo đức cho phù hợp.
Trình
bày sự kiện sao cho toát lên được chủ đề tư tưởng tình cảm cần giáo
dục. Mặt khác cũng có thể liên hệ so sánh để giáo dục.
Cần
lưu ý :
+ Về
tài liệu sử dụng : phải phân biệt tài liệu sử, dã sử, không
phải tài liệu sử...
+ Kiên
quyết vứt bỏ những chi tiết dù rằng nó thú vị nhưng không đảm bảo
tính giáo dục.
IV. Một số biện pháp phát triển tư duy cho HS
a. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp
trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể
tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung
bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại
phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả
lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện là biện pháp được
dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần
lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ
nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện
nghe – nhìn.
- Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh
từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang
tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến
– kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải
quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổ
chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới.
Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá
trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Trong một
xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì
phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một
năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy,
tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải
trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có
ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và
đào tạo.
Cấu trúc
một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
thường như sau
- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
Tạo
tình huống có vấn đề;
Phát hiện,
nhận dạng vấn đề nảy sinh;
Phát hiện
vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra
Đề xuất
cách giải quyết;
Lập kế
hoạch giải quyết;
Thực hiện
kế hoạch giải quyết.
- Kết luận:
Thảo luận
kết quả và đánh giá;
Khẳng định
hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
Phát biểu
kết luận;
Đề xuất
vấn đề mới.
Phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học
sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên
đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải
quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo
viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học
sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn
giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh
cùng đánh giá.
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh
của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề,
tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Trong dạy
học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới,
vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng
tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp
thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
c. Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học
được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề
học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định
hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những
nhiệm vụ khác nhau.
Nhóm tự
bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc.
Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào
một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau
tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm
việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình
bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc
phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá
phức tạp.
Phương
pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành :
Làm việc
chung cả lớp :
- Nêu vấn
đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức
các nhóm, giao nhiệm vụ
- Hướng
dẫn cách làm việc trong nhóm
Làm việc
theo nhóm
- Phân
công trong nhóm
- Cá
nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại
diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Tổng kết
trước lớp
- Các
nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo
luận chung
- Giáo
viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
Phương
pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh
nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những
điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề
nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi
lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Thành
công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy
phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp
này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của
tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với
phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy
tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp
này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần
tránh khuynh hướng hình thưc và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động
nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều
thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.
d. Phương pháp đóng vai
Đóng
vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó
trong một tình huống giả định.
Phương
pháp đóng vai có những ưu điểm sau :
- Học
sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi
trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng
thú và chú ý cho học sinh
- Tạo
điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
- Khích
lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và
chính trị – xã hội
- Có thể
thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Những
điều cần lưu ý khi sử dụng :
Tình
huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại
Phải
dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai
Người
đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề
Nên
khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia
Nên
hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai
e. Phương pháp động não
Động
não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý
tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Thực
hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền
đề cho buổi thảo luận.
Cách tiến hành
o Giáo
viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
o
Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
o Liệt
kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một
ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
o
Phân loại ý kiến
o Làm sáng tỏ những ý
kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét