17/9/15

PHƯƠNG PHÁP MIÊU TẢ

I. Nhóm PP thông tin tái hiện LS
1.1. Phương pháp miêu tả
Khái niệm
Miêu tả là dùng lời văn có thanh sắc có hình ảnh để làm hiện lên trước học sinh về hình dáng, đặc điểm của một sự vật, hiện tượng lịch sử.
Miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần trình bày.
Vai trò
Miêu tả nhằm trình bày những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng.
Miêu tả nhằm làm sáng tỏ những nét bản chất, những đặc trưng trong mối liên hệ bên trong của các sự kiện lịch sử.
Miêu tả góp phần hình thành biểu tượng lịch sử
Phân loại PP Miêu tả
+ Miêu tả giản đơn: chỉ rõ một vài đặc điểm chủ yếu để qua đó đi sâu vào phân tích cơ cấu bên trong của sự vật.
VD: Khi giảng về một cơ sở kinh tế, giáo viên chỉ cần nhấn mạnh vào một hoặc một vài chi tiết cụ thể nào đó giúp học sinh nhận rõ bản chất của cơ sở kinh tế. Khi giảng hình thái kinh tế tư bản, giáo viên cần nhấn mạnh và miêu tả một số chi tiết cụ thể: người chủ tư sản ăn mặc bảnh bao với rất nhiều công nhân ngồi dệt vải xung quanh. Đây là hình thức chuyên môn hóa trong sản xuất, cơ sở của kinh tế tư bản.
+ Miêu tả tỉ mỉ: khắc họa bức tranh trọn vẹn về đối tượng miêu tả.
VD: Khi miêu tả Trống Đồng - Trống Đồng vừa là công cụ sản xuất, vừa là công trình văn hóa và là đồ dùng trong đời sống nhân dân, giáo viên cần miêu tả tỉ mỉ hình dáng, kích thước của trống, những hoa văn có trên mặt trống: hình ngôi sao ở giữa, xung quanh là hình chim lạc bay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, và đặc biệt là hình ảnh các hoạt động sản xuất, giã gạo, các hoạt động lễ hội nhảy múa... đều thể hiện trên mặt trống. Giáo viên cần miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết để cho học sinh thấy được nét độc đáo của Trống Đồng và để học sinh hiểu được tại sao Trống Đồng được xem là biểu tượng văn hóa lịch sử của dân tộc ta.
Phương pháp miêu tả
+ Miêu tả từ xa đến gần.
VD: Khi dạy bài văn hóa cổ đại. Kim Tự tháp là một công trình kiến trúc cổ đại vĩ đại. Để học sinh có được khái niệm trên thì giáo viên nên miêu tả Tim Tự Tháp tử xa đến gần để thấy được sự vĩ đại của công trình trên. Kim Tự Tháp ở Ai Cập dược xây dựng thành một hệ thống ở thung lũng có dạng hình chóp, đáy hình vuông được xây dựng bằng gạch hay đá. Kim Tự Tháp Kheops được xây dựng năm 2570.TCN, cao 146,6m.... Qua những chi tiết giáo viên miêu tả, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra sự vĩ đại của Kim Tự Tháp - công trình kiến trúc vĩ đại thời cổ đại.
+ Từ ngoài vào trong.
VD: Khi giảng về cuộc chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, giáo viên có thể dùng bản đồ miêu tả điều kiện địa lí, vị trí địa lý nơi xảy ra sự kiện đó là Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới vời Lào, cách Hà Nội và Luông Pha Băng không xa. Bên trong thung lũng là nơi tập trung hầu hết các cứ điểm quan trọng của địch gồm 49 cứ điểm, được chia thành 3 phân khu. Từ đó có thể khắc họa cho học sinh nắm vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ và nơi đây trở thành chiến trường chính trong những năm 1953 - 1954.
+ Từ khái quát đến cụ thể.
VD: Khi giảng bài Cách mạng tư sản Pháp, để nói đến tình cảnh người nông dân trước cách mạng, giáo viên thường dùng hình ảnh một người nông dân gánh trên lưng hai người trông thật mệt mỏi. Người nông dân phải chịu sức ép đè nặng trên lưng của 2 người đại diện cho hai tầng lớp trong xã hội đương thời là quí tộc và tăng lữ với rất nhiều khế ước, văn tự trên tay của hai tầng lớp thống trị. Bên cạnh đó là hoàn cảnh mất mùa đã khiến cho hoàn cảnh nông dân trước cách mạng tư sản Pháp rơi vào cảnh bế tắc và bị áp bức bóc lột nặng nề
Yêu cầu của PP Miêu tả
+ Phải dựa vào những chi tiết chân thật nhất, cơ bản, điển hình nhất để miêu tả.
+ Miêu tả phải cụ thể gợi cảm, có hình ảnh để kích thích trí tưởng tượng của học sinh.
+ Miêu tả không có chủ đề nhưng người giáo viên phải tỏ thái độ dứt khoát đối với sự vật được miêu tả.
Ý nghĩa
Miêu tả là một trong những bước quan trọng nhất giúp học sinh nắm được, hiểu được những chi tiết, yếu tố bên ngoài của các sự vật, hiện tượng lịch sử. Từ đó giúp học sinh hình thành khái niệm, hiểu được những bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng lịch sử, làm cho bài giảng thêm phong phú sinh động, thu hút sự qun tâm học tập của học sinh vào các bài giảng lịch sử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét